Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

12:37 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Giêng, 2006

Trước hết, sự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Lâu nay, lời khen “Chị ấy là người nhạy cảm" hay "Anh ấy là tay siêu nhạy” thường chỉ hướng về những người có ứng xử đặc biệt trong đời sống, hoặc cao hơn, hướng về những người làm nghệ thuật. Nhưng sự nhạy cảm không chỉ là ưu điểm trong ứng xử, không chỉ là ưu quyền của người làm nghệ thuật nó còn có và cần ở mọi người và cho mọi ngành nghề khác nhau.

Nếu không có sự nhạy cảm được phát triển tới "quá độ” thì chẳng bao giờ Mendeleev tìm ra được bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học mang tên ông, chẳng bao giờ Thomas Edison có được hàng trăm phát minh, và "quả táo nhỏ bé" của lực trọng trường sẽ tuột khỏi tay Newton vĩ đại mà chẳng để lại chút dấu vết gì. Đơn giản hơn, ta thấy trong thương trường có những người "buôn đâu lời đấy", và cũng có những người “càng buôn càng lỗ" tuy cùng kinh doanh một mặt hàng. Bí quyết của sự khác biệt ấy chính là sự nhạy cảm. Bây giờ, nhiều nhà di truyền học đang cố tìm gen xác định tính cách, gen thông minh của con người, nhưng nếu họ có tìm được gen nhạy cảm? Con người là sản phẩm kỳ diệu của tự nhiên, của vũ trụ. Mà đã là "kỳdiệu” thì đừng nói chuyện tìm ra khoá mã, đừng mong "lập chương trình". Chưa ai dám đảm bảo rằng ADN là cấu trúc vi mô cuối cùng cấu tạo nên con người. Người xưa nói “khí thiêng sông núi" làm nên con người là có những cơ sở bí ẩn của nó và cũng phù hợp với định nghĩa: con người là sản phẩm kỳ diệu của tự nhiên.

Có một thực tế: học sinh Việt Nam, khi có điều kiện học tập tốt, thì học trong nước, và nhất là du học, đã cho những kết quả rất đáng tự hào, tỉ lệ học sinh giỏi khá cao. Cũng có một thực tế nữa: nhìn trên bản đồ, đất nước ta có vẻ khá "mảnh mai" nhưng lại uốn cong ra biển, bộc lộ mình với đại dương, như để thu hết những âm ba của trái đất, của vũ trụ thông qua môi trường dẫn là nước. Đúng là một dải đất cực kỳ nhạy cảm, là nơi giao hoà, nơi tụ hội của nhiều luồng,nhiều khí,phải gánh chịu nhiều thảm hoạ nhưng cũng được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều, mà có lẽ, một trong những món quà quí là sự nhạy cảm ở con người Việt Nam:

“Cho hiểu vì sao dân tộc tôi giữ lại chữ cười
Sinhtrên dải đất dài mảnh như lưỡi cưa
Cưa mãi vào biển cả
Sinhtrên cây đàn đá
Rungtrên miệng núi lửa”

(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Chính cuộc vật lộn trường kỳ để sinh tồn và phát triển trong điều kiện tự nhiênvừa đầy nguy cơ vừa lắm ân huệ như thế đã khiến người Việt Nam nuôi dưỡng được sự nhạy cảm của mình, và biết sử dụng nó trong cuộc sống. NgườiViệt Nam có khả năng chiến đấu cao, trước hết là nhờ họ cảm nhận được dối thủ, cả chỗ mạnh và chỗ yếu, và biết dùng phương sách thích hợp trong những thời điểm thích hợp để chiến đấu và giành chiến thắng. Đó là khả năng đối kháng, khả năng hướng ngoại. Khả năng ấy còn giúp người Việt Nam tiếp thu rất nhanh những ý tưởng, những kỹ thuật của người ngoài, bắt chước rất nhanh những chế tác của người ngoài nhằm mang lại lợi ích cho mình.

Thêm nữa, người Việt Nam học ngoại ngữ rất nhanh. Họ cũng học được nhanh những mẹo thương trường. Tất cả những điều đó bắt nguồn từ khả năng nhạy cảm - hướng ngoại của người Việt. Họ có thể không phát minh ra những công nghệ mời, nhưng tiếp thu công nghệ mới với tốc độ khá nhanh. Họ biết người.Nhưng còn biết mình,còn khả năng nhạy cảm - hướng nội? Có lẽ, đó là điều chúng ta cần giải quyết khi bước vào thế kỷ XXI.Bởi vì phải "biết người, biết mình" thì mới "trăm trận trăm thắng", dĩ nhiên đây là thắng trên lĩnh vực sáng tạo, giáo dục, công nghệ hay thương trường. Mỗi người, sinh ra ở một dải nhạy cảm như Việt Nam, có thể nói đã nhận được một khả năng nhạy cảm “tiên thiên” nào đó, tuy mức độ có khác nhau.

Nhưng để có thể phát triển, làm tăng "độ nhạy" của những tổng hợp cảm giác, để có trực giác, thì phải biết "lắng nghe mình", phải tự tại để tự biết những chỗ mạnh chỗ yếu, những cái hay cái dở của mình. Nhạy cảm về những chỗ nhược của mình, là bước cơ bản đầu tiên của sự tự hoàn thiện. Người nhạy cảm là người biết nghe và biết tự điều chỉnh. Là người biết luyện cho mình một khả năng ngạc nhiên trước những điều mới lạ, trước những hiện tượng. Càng có khả năng ngạc nhiên cao, càng có khả năng phát hiện cao. Những người như thế sẽ không có thói quen tự khen mình, hay thoả mãn với những lời khen của người khác về mình mà không tự điều chỉnh. Nhạy cảm về bản thân mình là để tự hiểu mình. Và càng tự hiểu mình thì càng khát khao hiểu thế giới.

Văn hoá người Việt đã tiếp thu được tính hướng nội cao của văn hoá Chàm, đồng thời phát huy được khả năng mở, hướng ngoại và hội nhập vốn thuộc về bản chất của mình. Vì thế, người Việt, văn hoá Việt, ngôn ngữ Việt đều đang phát triển, và trong quá khứ, nó đã từng vượt qua bao nhiêu lớp rào "bế quan toả cảng" để không bị tàn lụi trong sự cô lập. Nhưng trong làn sóng toàn cầu hoá hiện nay, và trong tương lai, thì người Việt, văn hoá Việt lại phải phát huy khả năng nhạy cảm - hướng nội để có những sáng tạo độc đáo của mình. Thế kỷ hai mốt sẽ là thế kỷ chú ý đặc biệt đến khả năng nhạy cảm của con người, trong tất cả các lĩnh vực. Những giác quan mới (thứ sáu? thứ bảy?) sẽ được khẳng định. Khả năng trực giác sẽ được sử dụng như một công nghệ đặc biệt. Nếu ở cuối thế kỷ XX là cuộc cách mạng thông tin thì ở thế kỷ XXI, có thể sẽ diễn ra cuộc cách mạng siêu thông tin, và những điều- được coi là huyền bí ở thế kỷ này sẽ được thế kỷ sau giải mã.

Con người sẽ không chỉ khát khao hoà nhập toàn cầu mà còn khát khao hoà nhập vũ trụ. Nhưng đồng thời, con ngườicũng khát khao tìm về chính mình, khát khao khẳng định mình như một nhân cách hoàn thiện và độc đáo. Có khi, cái khát khao thứ hai lại mạnh hơn cái khát khao thứ nhất. Vàcon người lại tiếp tục cái hành trình dằng dặc để tự phát hiện mình, tự hiểu mình. Nghĩa là đi con đường mà những nhà minh triết cổ cả Phương Đông và Phương Tây đã tiên đoán. Có điều, những lối đi sẽ khác, cách đi cũng không ai giống ai, nhưng mục đích thì vẫn vậy.

Đất nước phát triển từ sự phát triển của mỗi con người, của cả cộng đồng. Và để nâng cao dân trí, ngoài việc họcvà hànhcòn phải quan tâm đến sự phát triển khả năng tự ý thức ở mỗi con người, và nhấn mạnh khả năng nhạy cảm ở mỗi người có tác dụng lớn lao thế nào đến đời sống và sự nghiệp của họ. Sự nhạy cảm, cả hướng nội và hướng ngoại, sẽ là một vốn quí của con người, của người Việt Nam chúng ta ở thế kỷ XXI.Hiểu được nó phát huy nó không chỉ nhằm hoàn thiện nhân cách mà còn giúp con người ở thế kỷ XXI khám phá, phát minh những điều mới mẻ đến kỳ lạ ở cả "tiểu vũ trụ” và "đại vũ trụ”. Ngay ở đầu thế kỷ XX, G.Apollinaire đã viết:

“Tôi viết chỉ để ngọi ca các người
Ôi những cảm giác những cảm giác thânyêu”

Khi những cảm giác được làm cho tươi mới, tinh tế, nó là sự nhạy cảm. Và khi sự nhạy cảm đạt tới cao độ, nó là trực giác. Không phải vô cớ mà Henri Bergson đã chỉ tin vào trực giác, ông coi lý hội trực giác (intuition) là phương pháp đúng đắn duy nhất để nhận thức thời gian và sự sống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Xây dựng kế hoạch cho tương lai - Bảo bối thành công

    05/12/2005Phạm Quang Thiều"Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai tức là cuộc sống của chúng ta là có mục đích. Cuộc đời bạn 'sẽ' là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Toàn cầu hoá – Cơ hội và thách thức

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKhông ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá đem đến cho nhân loại, cả những nước phát triển lẫn những nước chậm phát triển, những cơ hội phát triển to lớn. Những nhà lãnh đạo sáng suốt đang ra sức lựa chọn những chiến lược phát triển vừa khôn khéo vừa kiên quyết để đưa đất nước mình tiến lên phía trước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nghe thấy nhiều giọng nói từ khắp các châu lục đang gióng lên những lời cảnh báo về mối đe doạ của lối sống phương Tây...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • xem toàn bộ