Để lợi ích không triệt tiêu nhau

06:31 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Bảy, 2006

Nóivề tình trạngđón đầuđầu cơ đất ở đảoPhú Quốc, TS. NguyễnSĩ Dũng nhận xétvề một nghịch lý ở nướcta là: nhiềukhi những nguồn lực to lớntrong xãhội như tiền,sự nhanh nhạy trongkinh doanh lại vận hành như một sứcmạnh tànphá, triệttiêu những nguồn lực khác.Và lợiích là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên: độnglực lợi ích của những ngườiđầu cơ đấtmãnh liệt và thườngtrực hơnrất nhiều động lựctrách nhiệm của cácquan chức liên quan đến đất công. Haynói cáchkhác sự triệttiêu lẫn nhau nhưthế còndo độ vênh nhau giữalợi ích chung và lợiích riêng, không tìm được mộtđiểm trùng hợpnhau.

Sức tàn phá của lợi ích đặt sai luồng

Trong trường hợp ở đảo Phú Quốc và ở nhiều nơi khác, món lợi mà đầu cơ đất có thể mang đến là vô cùng lớn, nên lớp người đầu cơ đất sẵn sàng chi ra một khoản béo bở cho các "quan tham" để được chia đất. Còn các "quan", vì miếng ăn quá béo bở, lại "tham" nên cũng sẵn sàng nhắm mắt cho qua. Hai dạng người này chỉ quan tâm làm sao cho tiền ních đầy túi, còn các dự án đầu tư thực sự và người đầu tư thực sự có sống được trên đất đó hay không và vùng đảo có phát triển lên được hay không thì mặc kệ. Nghĩa là cứ được lợi riêng cái đã, ích chung thì không cần biết. Nhưng thử hỏi, giá đất mà đội lên quá cao, đến mức đầu tư vào là lỗ thì đất vẫn chỉ là đất, không sinh lợi không lành nên chim khôngđậu lúc đó phỏng còn có ích gì? Nhìn rộng ra, dạng người như thế có thể khiến đất nước này lâm vào tình trạng chỉ được mỗi giá đất là cao, mà không có gì đáng giá, lúc đó lấy đâu ra nguồn lực mà phát triển? Bởi lẽ, một nguồn lực là tiền thì đã bị nằmim trong đất, một nguồn lực khác là con người với tri thức của họ thì “không có đất" để dụng võ trên thứ đất nằm không kia. Công nghệ, vốn của bên ngoài cũng không muốn đổ vào mảnh đất đắt đỏ này.

Đấy là mới chỉ nóiđến sự ứng xử đối với đất đã thấy quyền lợiriêng tư át mất lợi ích chung như thế. Trong nhiều địa phận khác cũng có thể quan sát thấy tình trạng tương tự, chẳng hạn như nhìn vào cái mặt phố cứ thấy nhô ra thụt vào, cao thấp đủ kiểu đáng khác nhau, đi đường mạnh ai nấy phóng, không để tâm đến luật lệ chung, trong du lịch, kinh doanh, buôn bán mỗi người một mảnh, thường là mạnh ai nấy làm, không có sự liên kết với nhau, trong quản lý Nhà nước thì nhiều vị cứ lo túi riêng cái đã chẳng đoái hoài gì đến việc chung...

Nhiều khi sức tàn phá của những hành động đó gây ra, dù vô tình hay hữu ý, lại lớn hơn, thậm chí gấp bao nhiêu lần sức xây của cả xã hội.

Tìm một điểm trùng cho các lợi ích

Nói về lợi ích, triết gia người PhápJ.J.Rousseau phân biệt ý chí chung (volonté générale) và ý chí của tất cả (volonté de tous). Theo ông, ý chí của tất cả chỉ là sự tập hợp thuần tuý cơ học những quyền lợi riêng rẽ, trong khi đó ý chí chung được hình thành bằng cách loại bỏ trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau. Đằng sau những suy luận toán học này là một vấn đề quan trọng: hoà hợp những quyền lợi mâu thuẫn với nhau giữa các cá nhân, tằng lớp và toàn xã hội. Còn các nhà kinh tế học A.Smith và Taylor cho rằng, động cơ làm việc của con người là theo đuổi lợi ích kinh tế cá nhân. Mong muốn của chủ xí nghiệp là có được lợi nhuận tối đa, mong muốn của công nhân là có mức lương cao nhất. Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là cân bằng lợi ích, tìm được một điểm mà ở đó lợi ích chung và quyền lợi riêng tiến dần đến với nhau có thể trùng hợp nhau.

Muốn vậy, trước hết, từng người trong chúng ta phải thấy, nếu lợi ích chung mà không được, thì lợi riêng cho mình cũng không còn. Điều này nghe có vẻ to tát, lý tưởng và đối với nhiều người hầu như không tưởng. Nhưng thử hỏi, nếu người đầu cơ đất và các “quan tham" có quyền về đất mà thấy được rằng khi đẩy giá đất lên cao ngất, họ đang chặt chính cái cây mà họ đang ngồi, thì chắc rằng họ sẽ không còn muốn làm như thế nữa. Đơn giản vì không phải lúc nào họ cũng trở nên tốt hơn, mà vì họ phải ngừng làmnhư thế vì chính lợi ích của mình. Hoặc nếu các "quan tham" ở ta mà ý thức được như đội ngũ công chức, quan chức ở Singapore! Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, một quan chức nước này nói đại ý: tất cả chúng tôi đều ý thức được rằng, nếu chúng tôi không tham nhũng thìđất nước sẽ giàu mạnh lên hơn nhiều, phát triển hơn nhiều, từ đó mỗi người chúng tôi cũng sẽ được lợitừ sự giàu mạnh đó. Vị quan chức này ít nhất vài lần nhắc đi nhắc lại cụm từ “lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia". Nhớ lạilịch sử cha ông ta. từ thời xa xưa cho đến thời chống Pháp, chống Mỹ, lúc nào cũng đầy những tấm gương luôn đặt "ích nước" lên trên “lợi nhà", thậm chí còn quên cả “lợi nhà" vì việc nước. Thời nay người như thế cũng không phải là hiếm.

Mặt khác,theo chiều ngược lại, chủ nghĩa lý tưởng cũng cần có một cái nền. Nếu mọi người công chức, quan chức không được hưởng những điều kiện cần nhất để sống thì cũng phần nào hiểu được sựsao nhãng lợi íchchung. Ví dụ, lấy chuyện công chức ở ta làm việc uể oải vì lương thấp. Không ai không thấy là lương của người Nhà nước hiện nay chỉ đủ sống khoảng một tuần, ít có động lực mà làm việc, đầu óc còn mải nghĩ cách kiếm đủ tiền mà lo ăn, lo mặc, lo trăm thứ bà dằn, kết quả là "tiền nào của nấy”, lợi ích riêng không được đáp ứng nên chuyện chung cũng tà tà đến đâu hay đó, được chăng hay chớ. Trong khi đó, cũng trong bài trả lời phỏng vấn nói trên, vị quan chức Singapore kia nói, họ được hưởng những phúc lợi xã hội đầy đủ để không phải lo lắng cho cuộc sống thường nhật nữa, nên toàn tâm toàn ý cho việc chung.

Lý tưởng và thực tế riêng và chung là hai vế của một câu đối, nếu thiếu đi một vế thì không còn là câu đối nữa, vế còn lại cũng không nói lên được điều gì sâu sắc. Động lực sâu xa của sự phát triển xã hội là liên kết lợi ích, tạo ra được sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tế: chỉ khi mọi thành viên nhận thức được rằng trong sự phát triển của toàn xã hội có lợi ích của mình, hướng đến lợi ích của xã hội tức là làmlợi cho mình, lúc đó mới thực sự có sự phát triển. Ngược lại quan tâm đến lợi ích tư của từng cá nhân, coi lợi ích tư là động lực thúc đẩy - đấy chính là chìa khoá để phát triển lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội. Nói riêng và nói chung luôn tồn tại cùng nhau, nếu thiếu riêng thì chung không được đặt ra, và ngược lại nếu thiếu chung cũng vô nghĩa chính là như thế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Không thể ngủ quên trên kho báu

    15/12/2010Trần Bạch ĐằngDân Việt Nam nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của Việt Nam, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Những mặc cả trong việc lựa chọn mô hình

    04/07/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNhớ lại thời kỳ bao cấp, mặc dù chưa phải đã hết khó khăn, nhưng chúng ta ít khi phải thấy cảnh thất nghiệp, ăn xin. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều tương đối nghèo…
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Về khái niệm tiến bộ xã hội

    04/04/2006Phó TS, GS. Hồ Sĩ QuýXung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, xưa nay trong thảo luận, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hội là gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xã hộ, được biểu hiện như thế nào? Nó (cần phải) bao gồm những phẩm chất gì?
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Những lực cản vô lối

    26/01/2006Hà Văn ThịnhGần Tết, nhà hàng đầy chật quan chức các ngành, các cấp đi ăn tất niên. Nhiều đến mức ngồi sát bên nhau mà nói còn nghe không rõ. Thức ăn thức uống thì quả là âu thâu rầu (ôi thôi rồi). Xem ra ít ai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí!
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Đồng bộ

    17/01/2006Hà Văn ThịnhChuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Không thể bó chặt cơ thể con mình

    17/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chiếc áo đã trở nên quá chật so với cơ thể đang lớn lên của đứa con thì bạn sẽ làm gì? Nới rộng chiếc áo, hay bó chặt cơ thể của con mình lại? Phương án mà lãnh đạo Hà Nội đã từng chọn là bó chặt cơ thể đứa con lại...
  • Hữu hạn và vô hạn

    15/12/2005Gia Cát"Quyền của Nhà nước là quyền hữu hạn, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, người dân mới có quyền vô hạn - được làm tất cả những gì pháp luật không cấm"...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Sách "Bàn về khế ước xã hội"

    06/07/2005Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ