Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

06:47 CH @ Chủ Nhật - 17 Tháng Sáu, 2018

Có lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...

Trên sân cỏ, những người cầm cân nẩy mực trong khi phải có "bộ mặt sắt đen sì" của Bao Công vẫn cần có cái lương tâm trong sáng của Bao Công. Tiếng còi của trọng tài không vô cảm, mây móc mà vẫn có chỗ cho sự phán xét của con người. Như trường hợp phạt việt vị, phạt đền, lỗi thủ môn bắt bóng khi được trả về, không rút thẻ hay rút thẻ vàng, thẻ đỏ, cái khoảng dành cho sự sáng suốt và lương tâm của trọng tãi là rất lớn.

Luật pháp cũng gần như vậy. "Vô thân", thấu lý nhưng phải đạt tình. Trên sân cỏ ngay cả sẵn World cup cũng như trong pháp đường, các vụ oan sai không hiếm. Vì trình độ trọng tài và quan toà cũng có. Nhiều nhất vẫn do thiếu lương tâm. Hai hàm răng của con lương tâm trong những trường hợp này đã bị cà mòn không biết cắn rứt nữa. Tiếng còi vua sân cỏ cũng như lời phán quyết của quan toà rất dễ có mùi tanh của đồng tiền . Giàn xếp tỷ số hay chạy án cũng là dùng tiền tấn công vào cái khoảng trống mà luật bóng đá cũng như luật pháp dành cho sự thông minh và đúng đắn của trái tim trọng tài hay quan toà.

Và một điều thú vỉ nữa trong bóng đá. Có lẽ qua các trận vòng bảng, mấy hôm nay không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy tận mắt và cũng khá bực mình khi phải xem một đội Pháp già nua, một số danh thủ Brazil không còn múa samba diệu nghệ được như trước vì nhiều tuổi và béo quá. Béo không có tội tình gì nhưng nó luôn đồng hành với tuổi già, với sự trì trệ. Có quá ít cầu thủ làm mê lòng người được cả ba World cúp trừ Pêlê, Maradona hay Beckenbauer. Cái thời hạn 2 World cup, tám năm, có vẻ hợp lý cho những người muốn thi thố tài năng, không chỉ trong bóng đá.

Nếu đã quá già thì không nên ra sân nữa. Đó là thông điệp rất nhân bản của bóng đá và cuộc sống hiện đại.

Bài hát "The cup of life":

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?

    17/06/2018Nguyễn Tất ThịnhTrong những ngày cả thế giới cùng hướng về nước Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ...
  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006Trà ĐoáBóng đá ra đời ở Anh hay ở Trung Quốc, chắc chẳng quan trọng gì. Ngày nay, nó đã trở thành môn thể thao có đông người hâm mộ nhất, và vì thế được các chính phủ “quan tâm” nhiều nhất. Một nơi bóng đá chẳng được bao nhiêu người ưa thích như Mỹ mà trước World Cup 2006, tổng thống G. Bush còn gọi điện động viên tinh thần cho huấn luyện viên Bruce Arena...
  • Thư của ông cá độ bóng đá 1,8 triệu USD gửi Văn Quyến, Quốc Vượng

    15/06/2014Lê HoàngCác chú thân mến!
    Nhận được tin các chú “dính”, anh rất đau lòng. Vừa thương vừa giận. Thương vì các chú còn trẻ quá, tuy mấy năm nay có tập tễnh ăn chơi nhưng suy cho cùng chưa hưởng thụ gì nhiều, có lẽ từ giờ chả còn cơ hội...
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • xem toàn bộ