Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

08:19 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Mười Hai, 2005

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1- Có thể nói rằng, nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam cùng với chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến và văn hóa làng xã đã góp phần tạo nên đặc điểm tâm lý đa dạng, phong phú và phức tạp của người nông dân.

Thứ nhất,yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một trong những đặc điểm nổi bật của người nông dân Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người nông dân vừa phải cày cấy, vừa phải chống chọi với thiên nhiên và chống giặc ngoại xuân dù hoàn cảnh nào họ vẫn bám trụ quê cha đất tổ với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời". Đối với nông dân, quê cha đất tổ là "thánh địa linh thiêng", vì vậy hàng năm cứ đến ngày mồng mười tháng ba là tất cả mọi người đều thắp nén nhang hướng về Châu Phong để giỗ tổ vua Hùng.

Thứ hai,đoàn kết gắn bó cộng đồng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung đã trở thành lẽ sống của người nông dân. Chính công việc cày cấy hàng ngày và sinh hoạt trong họ hàng, làng xã đã làm cho cuộc sống của người nông dân. "Tối lửa tất đèn có nhau", cùng nhau chia sẻ ngọt bùi đắng cay... Điều đó, được thể hiện không chỉ trong hoạt động hàng ngày, mà còn được khái quát trong ca dao tục ngữ: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng", "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Lá lành đùm lá rách”…

Thứ ba,Việt Nam nằm ở giữa đầu mốigiao lưu văn hóa "Bắc - Nam" và "Đông - Tây", nên người Việt Nam xưa nay có điều kiện giao lưu học hỏi, tiếp thu và cải biến cái hay cái đẹp của người để biến chúng thành cái của riêng mình. Chính điều đó góp phần làm nên cái thông minh, sáng tạo và lạc quan yêu đời. Chính những câu chuyện về những ông Trạng Việt Nam (Trạng Quỳnh, Trạng Lợn...) và những câu tục ngữ ca dao như: "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"... đã là những minh chứng sinh động cho điều đó.

Thứ tư, tư duy manh mún, tản mạn là một biểu hiện tâm lý nổi bật của nông dânsống khép kín sau lũy tre làng, canh tác trên mảnh đất bạc màu, những thửa ruộng nhỏ, lẻ với công cụ thô sơ "Con trâu đi trước cái cày theo sau" dựa trên những thói quen, tập quán nhiều đời...Chính hoàn cảnh đó đã làm nảy sinh và nuôi dưỡng tư duy manh mún, tản mạn (thiếu khả năng khái quát tổng hợp) của người nông dân. Chính vì vậy mà họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể..."(l).

Thứ năm,thói "lười biếng" suy nghĩ và tính toán, tính ỷ lại và bảo thủ, sự sùng bái kinh nghiệm và "coi thường" lớp trẻ là sản phẩm lâu dài của nền kinh tế tiểu nông mà dù muốn hay không người nông dân vẫn tiêm nhiễm. Trong nền kinh tế tiểu nông, "Lão nông tri điền", “sống lâu lên lão làng", “đất lề quê thói", “phép vua thua lệ làng" đã trở thành thói quen ứng xử phổ biến. Hơn nữa, sống trong chế độ phong kiến dưới sự thống trị của chế độ đẳng cấp, tôn ti, trật tự Nho giáo, người nông dân coi lớp trẻ như là loại "trứng khôn hơn vịt", “khôn ba năm dại một giờ"... Trong khi nói về những điều cần khắc phục trong tâm lý nông dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "... nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu..."(2)

Thứ sáu,thiếu ý thức kỷ luật lao động và "thừa " tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ, bản vị địa phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của nông dân. Người nông dân (tư hữu nhỏ) sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên "nắng mưa bất thường" và "tùy hứng" cá nhân đã trở thành thói quen phổ biến ở làng xã Việt Nam. Bị quy định bởi tư hữu nhỏ, bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế - xã hội, người nông dân tuy cần cù, thông minh nhưng thiếu tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bộc lộ tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ "Đèn nhà ai nấy rạng", “ta về ta tắm ao ta", “trâu buộc ghét trâu ăn"...

Thứ bảy,sống dựa trên nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn lạc hậu, dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến hà khắc, người nông dân còn phải hứng chịu những tệ nạn xã hội: mê tính dị đoan, cờ bạc, rượu chè, lãng phí... Nhận rõ những thói hư, tật xấu đó, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “...Đồng bào và cán bộ phải đánh lui tư tưởng bảo thủ".

1. Thực hành tiết kiệm phải đi đôi với tăng gia sản xuất. Chúng ta phải chống lãng phí sức của, sức người. Không nên vì được mùa mà ăn xài bừa bãi, lãng phí sức của. Không nên chơi bời lêu lổng, như đi chơi một phiên chợ mất 3 ngày, lãng phí sức người"(3). Và nhất là "... phải chấm dứt những tệ nạn xấu xa do xã hội cũ để lại, như lười biếng, cờ bạc, tệ nấu rượu lậu, buôn bán gian lận, tiêu xài xa xỉ, gả bán cưỡng ép.:. "(4). Những điều trình bày ở trên chưa phải là tất cả, nhưng đó là những đặc điểm tâm lý rất quan trọng của người nông dân sống trong nền kinh tế tiểu nông (nghèo nàn, lạc hậu), dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến hà khắc.

2. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với cơ chế hành chính bao cấp, dựa trên hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể đã làm nảy sinh và phát triển tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người nông dân, nhưng cũng chính nó đã tạo điều kiện phát triển tâm lý: "bình quân", “cá mè một lứa ", thụ động, dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên... Trong điều kiện hợp tác xã nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đời sống thấp thì ở người nông dân nảy sinh tâm lý chán chường và "thờ ơ " với công việc.

3. Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên sự đa dạng về sở hữu và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Nông nghiệp từ tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa. Nhờ có chính sách tích cực này đã tạo được niềm tin, kích thích tính tích cực sáng tạo của người lao động nên nền kinh tế nước ta (trong đó có nông nghiệp) đã bước vào thời kỳ phát triển mới và đạt được những thành tựu to lớn (trong nhiều năm nền kinh tế luôn tăng trưởng các đứng hàng thứ hai trong khu vực, xếp thứhai về xuất khẩu gạo, nằm trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất(5). Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, việc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những thành tựu khả quan (tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 57% năm 1992 xuống còn dưới 30% và năm 2004 (tính theo tiêu chuẩn quốc tế). Theo Báo cáo phát triển con người năm2003 của LHQ, Việt Nam xếp thứ 39 trong số 94 nước đang phát triển về chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI), xếp thứ 109 trong số 175 nước về chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ 98 trong số 144 nước về chỉ số phát triển giới(6), đời sống của nhân dân ngày một nâng cao.

Có thể nói rằng, chính sách đổi mới toàn diện đất nước đã làm cho xã hội ta phát triển ổn định và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giao lưu văn hóa. Chính hiện thực sống động đó đã làm biến đổi tâm lý của người nông dân theo chiều hướng tích cực. Ở đây, niềm tin vào chế độ, tính tích cực lao động, ý thức về trách nhiệm công dân ngày càng tăng rõ rệt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn được thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường và với "áp lực”, ngày càng gia tăng của toát cầu hóa. Hơn nữa, có một thực tế là hiện nay nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp nghèo (dưới 30% dân số nghèo, trong đó đa số là nông dân, 26% trẻ em suy dinh dưỡng mới có 16% dân số được bảo hiểm y tế 53% dân số được dùng nước sạch và hơn 15% lao động được đào tạo lành nghề(7). Ở nông thôn thì ruộng đất manh mún, mô trường sinh thái ngày càng suy giảm, giá nông sản không ổn định, thu nhập và đời sống nông dân thấp và tăng rất chậm so với thành thị, tình trạng thiếu đất, thiếu việc làm ngày càng nhiều... Chính hiện tượng này đã và đang là "áp lực", thách thức lớn "đè nặng" lên tâm lý người nông dân.

- Thứ nhất,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng thu hẹp tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, người nông dân lại thiếu đất, thiếu vốn, trình độ học van thấp, không có ngành nghề... Vì vậy, nhiều nơi người nông dân phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống, hiện tượng di dân tự do từ nông thôn "ồ ạt" ra thành phố trong những năm qua chứng minh cho điều đó (Hiện nay, Hà Nội có khoảng 500 ngàn và thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1,5 triệu dân tự do, không có hộ khẩu). Ra thành phố, nhiều người không kiếm được việc làm, một số phải đi làm thuê bằng đủ các nghề, thậm chí có số trở thành tội phạm và sa vào tệ nạn xã hội. Chính trong bối cảnh này ở người nông dân dễ nảy sinh tâm lý làm thuê, tâm lý chán chường, bất mãn...

Thứhai, đa số sinh viên xuất thân từ nông dân, tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng không muốn về quê công tác. Họ "bám trụ" ở thành phố để kiếm tiền với bất cứ nghề gì (dọn phòng, bưng bê ở nhà hàng, bốc vác ở kho bãi...). Ở đây, tâm lý "kiếm tiền", đua đòi, thích cuộc sống xa hoa đã lộ ra khá rõ.

- Thứ ba,do "áp lực" lớn của công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ở vùng ven đô (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Năng, Cần Thơ...), trong một thời gian rất ngắn một bộ phận lớn nông dân "nghiễm nhiên" trở thành thị dân, mặc dù họ không được chuẩn bị về mặt tâm lý, học vấn, văn hóa. Họ có một số tiền lớn (do được đền bù giải tỏa, do bán đất...) nhưng không biết làm gì. Một số sử dụng tiền và kinh doanh, một số dùng tiền mua sắm xe cộ, ăn chơi (cờ bạc, đánh đề, cá cược...). Ở đây, đã hình thành lối sống "xài sang' "hợm hĩnh" và cuối cùng lại “trắng tay" rơi vào thất nghiệp.

Thứ tư,nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi do hoàn cảnh sống khó khăn, ít được hưởng phúc lợi xã hội, làm ăn thua lỗ, chán chường với cuộc sống và tìm đến với các "trò" mê tín dị đoan, tín ngưỡng tôn giáo mới (trường hợp ở Tây Nguyên, nhiều người bỏ tín ngưỡng, tôn giáo cũ gia nhập vào đạo Tin Lành là ví dụ điển hình, đĩ nhiên là ở đây có sự xúi giục của một số kẻ xấu).

- Thứ năm,trong điều kiện tác động mạnh của các quy luật kinh tế thị trường (cạnh tranh, cung cầu, lợi nhuận, lợi nhuận tối đa), trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa (nhiều hàng hóa chất lượng tết, giá rẻ, nhiều văn hóa phẩm phương Tây tràn vào) thì một bộ phận dân cư trong đó có nông dân có tâm lý "sùng ngoại", có lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống cũng là điều dễ hiểu.

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (xét theo một nghĩa nhất định) là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (mà ở nước ta là nền kinh tế tiểu nông) lên nền kinh tế công nghiệp. Dưới góc độ tâm lý, đó cũng là quá trình chuyển từ “tâm lý tiểu nông" lên "tâm lý công nghiệp" - Đó là cuộc cải biến mang tính khoa học và cách mạng trong đời sống tâm lý của người nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa nông thôn, con người nông dân, việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực nông dân đòi hỏi phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm của bước chuyển tâm lý này mà có chính sách, kế hoạch, biện pháp, bước đi thích hợp đối vớ nông nghiệp và nông thôn. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.


(1) Hồ Chí Minh,Toàn tập, tập 9, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.16.

(2) Hồ Chí Minh,Sđd, t.7, tr.231.

(3) Hồ Chí Minh,Sđd, t.10, tr.73.

(4) Hồ Chí Minh,Sđd, t.11, tr.151.

(5) Xem: tuổi trẻ Chủ nhật, số 33 - 03 (1041), tr. 4.

(6) Xem: Báo Tuổi trẻ, ngày 18/8/2003, tr.3.

(7) Xem: tuổi trẻ Chủ nhật, số 33 - 03 (1041), tr. 4.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ