Cải cách phân quyền chi tiêu

12:40 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Năm, 2006

Thượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về.

Những cải cách to lớn và sâu sắc nhiều khi chỉ bắt đầu bằng những "sửa đổi nho nhỏ". Kiến nghị sửa đổi quy định của Hiến pháp năm l992 về quyền phân bổ ngân sách là một ví dụ điên hình. Khoản 4 Điều 84 của Hiến pháp năm l992 được Ủy ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp đề nghị sủa duy nhất chỉ hai chữ thay việc Quốc Hội quyết định"phân bổ ngân sách Nhà nước" bằng "phân bổ ngân sách TW?

Đằng sau sự "sửa đổi nho nhỏ" này thật sự là một cuộc cách mạng với nhũng hệ quả hết sức to lớn. Trước hết, nội dung thực tế của sửa đổi này là gì? Là việc Quốc hội sẽ chỉ phân bổ ngân sách cho các cơ quan TW và các khoản bổ trợ cả gói từ ngân sách TWcho các địa phương, cơ quan dân củ ớ các địa phương sẽ tự phân bổ ngân sách cho địa phương mình và các khoản bổ trọ cả gói cho cấp dưới. Đây thực chất là một sự phân chia quyền lực tài chính cho các địa phương.

Cách làm này có vé như hạn chế quyền phân bổ ngân sách của Quốc hội. Tuy nhiên, tù trước đến nay, Quốc hội chưa bao giờ thực thi một cách thục chất quyền phân bổ ngân sách của mình. Với đa số các đại biếu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, sụ hạn chế về thòi gian, đội ngũ chuyên gia và công nghệ quyết định, Quốc hội đang phải uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ này. Đến lượt mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng mới chỉ làm được việc phê chuẩn dự kiến phân bổngân sách do Chính phú trình là hính. Đây là cách quyết định đưa vào lòng tin đối với BộTài chính và với sự băn khoăn trong lòng. Lênin đã dạy rằng: "Thà ít mà tốt". Quốc hội chỉ cần phân bổ ngân sách TW thôi mà phân bổ cho thực chất thì vẫn hơn.

Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp bị chúng ta lên án đã tù lâu. Thế nhưng, nội dung cốt lõi của cơ chế này - sự tập trung quyền lực tài chính vào TW, vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp về việc Quốc hội chỉ phân bổ ngân sách TW sẽ là bước đột phá có ý nghĩa nhất trong quá trình khắc phục cơ chế nói trên. Thực chất, chúng ta có thể so sánh bước đột phá này với "Khoán 10" hoặc sụ xoá bỏ độc quyền về kinh doanh lương thực. Những biến đổi mang tính chất hệ quả sẽ vô cùng lớn lao. Dưới đây là nhũng biến đổi tích cực dễ nhận thấy nhất:

1) Hiệu quả chi tiêu ngân sách sẽ được nâng cao

Tiền cũng giống như nước hễ cứ chuyển từ nơi này qua nơi khác là nó đọng lại mỗi noi một ít và rò rỉ ra bên ngoài. Nước chảy qua kẽ tay, tiền rơi rụng qua cơ chế xin - cho. Thượng sách mà không ít địaphương sử dụng trong quá trình chạy dụ án xin tiền TW là "lấy mỡ nó, rán nó". Hậu quả là một tỉ lệ lớn "mỡ" của TWbị "rán" ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về. Đây là một sự lãng phí rất lớncả về tiền bạc lẫn thòi gian, công sức.

Thế nhưng, sự lãng phí do đầu tư không đúng nhu cầu, có lẽ, còn lớn hơn. Theo tục ngữ Nga, "Người no không hiểu được lòng kẻ đói". Một thực tế hiển nhiên là TW không thể hiểu thấu đáo các nhu cầu của địa phương bằng bản thân các địa phương. Vì vậy "chuyện thường ngày (xảy ra) ở huyện" là: cái cần thiết đầu tư nhất chưa chắc đã thuyết phục được TW, cái TW quan tâm đầu tư chưa chắc đã là cái cần thiết nhất. Một địa phương cần xây nhà trạm xá có khi chỉ xin được tiền để xây nhà văn hoá. Và cái nhà văn hoá không thật cần thiết đó nhất định sẽ được xây dựng. Đơn giản chỉ là vì TW cho tiền. Cho dù khi xây dựng xong, phần lớn thời gian nhà văn hoá sẽ bị bỏ không. Nếu địa phương được quyền quyết định việc phân bổ ngân sách, nhà trạm xá rất cần cho dân kia nhất định sẽ được xây dựng. Việc chi tiêu ngân sách vì thế sẽ rất thiết thực và đúng thứ tự ưu tiên.

2) Tạo tiền đề để khắc phục tính hình thức trong hoạt động của hệ thống HĐND, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Trong mọi thứ quyền lực"quyền lực của túi tiền (power of purse)" thường to lớn và thục chất hơn cá. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Không có "quyền lực của túi tiền", hệ thống HĐND khó lòng trở thành các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương thật sự.Việc TW phân bổ ngân sách cho địa phương (thực chất là áp đặt cho địa phương phải thu, chi nhu thế nào) đã làm cho hoạt động của HĐNDtrong lĩnh vục ngân sách trỏ nên hình thức. Bằng việc không phân bổ ngân sách cho các địa phương, Quốc hội sẽ không "lấn sân" cửa HĐND nữa. HĐND sẽ phải vươn lên đề quyết định việc phân bổ ngân sách địa phương một cách thực chất.

3) Tính chủ động, sáng tạo của các địa phương sẽ được phát huy

Người xưa thường nói: "Thời thế tạo ra anh hùng". Khi mọi thứ đều do cấp trên quyết định, kỹ năng thuyết phục, xử lý quan hệ, có lẽ mớithật sự là thứ có giá. Tính chủ động, sáng tạo dễ trở thành những phẩm chất lỗi mùa. Đơn giản là co chế tập trung, bao cấp về tài chính không đề lại khoảng trống đáng kể nào cho việc phát huy các phẩm chất nói trên. Sự phân quyền về ngân sách mà Uỷ ban dự thảo sửa đổi một số điều của Hiến pháp đưa ra thực sụ sẽ tạo ra "thời thế" mới cho chính quyền địa phương. Tính chủ động, sáng tạo sẽ được phát huy như một hệ quả tất yếu của quyền tự quyết.

4) Tham nhũng và tiêu cực sẽ được hạn chế

Cơ chế xin - cho trong quá trình phân bổ ngân sách hiện nay là miếng đất màu mõ làm phát sinh tiêu cực và tham nhũng. Để được phân bổ ngân sách, phê duyệt các dự án, không ít các địa phương đã tìm cách "bôi trơn" bộ máy công quyền ở TW bằng phong bì và quà cáp (thường vì bộ máy này vận hành khá uể oải trước các yêu cầu của địa phương). Việc "bôi trơn" này đe dọa làm băng hoại hệ thống các cơ quan công quyền.

Trong thói quen hối lộ và nhận hối lộ tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường cho đất nước. Xoá bỏ cơ chế xin - cho đồng nghĩa với xoá bỏ nhu cầu "bôi trơn".

Tóm lại, những lợi ích mà sự phân cấp về ngân sách đưa lại sẽ rất to lớn. Tuy nhiên, mọi tấm Huân chương đều có mặt trái của nó. Sự phân cấp về ngân sách cũng không phải là trường họp ngoại lệ.Dưới đây là một số thách thức dễ nhận thấy nhất của cải cách Hiến pháp này.

Một là, hệ thống HĐND các cấp có thể chưa đủ nặng lực để quyết định việc phân bổ ngân sách và giám sát việc thực hiện ngân sách. Có quyền phân bổ ngân sách là một việc, có năng lực phân bổ ngân sách lại là một việc hoàn toàn khác Chúng ta ai cũng có quyền trở thành giáo su, nhưng không phải ai cũng có năng lực đề làm việc đó. Do năng lực chua được phát triển, những quyết định của các HĐND trong việc phân bố ngân sách có thể sẽ còn hình thức và kém hiệu quả hơn so với cách làm hiện nay. Rõ ràng, phân quyền phải luôn luôn đi đôi với việc nâng cao năng lụccua chính quyền địa phương. Xuống nước trước, tập bơi sau là một việc làm nguy hiểm.

Hai là , tham nhũng và lạm quyền có thể được khắc phục ở TWnhưng bùng phát ở địa phương. Việc phân chia quyền lực tài chính cho các địa phương trong khi hệ thống cơ quan quyết định và giám sát (HĐND) chưa được củng cố, cơ chế dân chủ chưa được phát huy, sẽ để lại những khoảng trống quyền lực khổng lồ. Quyền lực này có thể bị một nhóm quan chức, thậm chí một dòng họ thao túng. Sự tham nhũng và lạm quyền trong trường hợp nói trên có thể còn ghê gớm hơn.

Tóm lại, những thách thúc mà việc phân cấp tài chính đặt ra là hết sức to lớn. Tuy nhiên, mỗi chính sách bao giò cũng có hai mặt của nó. Sự anh minh của chúng ta nằm ở khả năng lựa chọn phương án tối ưu. Để khẳng định điều này, xin được kết thúc bài viết này bằng lời của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp Nguyễn Văn An: " Mọi phương án đều có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, ta chọn cái ít xấu hơn".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Nghịch lý tiền lương

    11/05/2006Nguyễn Vạn PhúNếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước. Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng...
  • Khi người giàu nhất thế giới đến Việt Nam

    20/04/2006TS. Đặng Đức LongSự kiện Bill Gates - người giàu nhất thế giới - sang thăm VN (tối 21-4 tới) đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Sự thành công đáng ngưỡng mộ của Bill Gates đã tạo nên khát vọng cho biết bao con tim của giới trẻ trên khắp thế giới cũng như ở VN...
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • xem toàn bộ