Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa
Về một phương diện nàođó, có thểnói, ảnh hưởngcủa nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, ẤnĐộ giáo... cùng với những điều kiện xãhội, tự nhiên (sinh thái)khác biệtđã tạo ra những “ràocản" về mặt văn hoá- xã hộiđối với các dân tộc Châu Á, trongđó có Việt Nam, khi hội nhập với thế giới. Với những"rào cản" này,các dântộc Châu Á khôngdễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá.Do vậy, để có thể vượt qua những"rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộcChâu Á không chỉ cần phải tự tin, vữngbước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biếtđiều chỉnhcả tháiđộ lẫn đườnglối, chính sáchđể khaithác tốt những cơ hội mớido toàn cầu hoá hiện nay mang lại.
Toàncầu hoá hiện nay đang thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các học giả trên phạm vi khu vực và thế giới, mà còn của các học giả Việt
Người phương Tây luôn cho mình là văn minh, là tiến bộ nhất. Trong quá khứ, họ đã nhân danh nền văn minh ấy để chinh phục và áp đặt nền thống trị của mình trên nhiều quốc gia ở Châu Á, châu Phi. Nay, người phương Tây vẫn muốn áp đặt lối suy nghĩ, phong cách tư duy, phương thức thực hành của họ trên toàn thế giới. Theo đó, có thể nói, tính chất thực dân và xâm lược không phải bằng vũ trang mà bằng kinh tế, văn hoá của xu thế toàn cầu hoá hiện nay vẫn là một sự lo lắng có cơ sở. Do vậy, việc phải đấu tranh với những mục đích đó cũng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa cấp bách.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng, người Châu Á, đặc biệt là người Việt Nam chúng ta, luôn được coi là những dân tộc có lối sống dung hợp, tức là bất cứ lý thuyết nào, tôn giáo nào nếu giúp con người thoả mãn nhu cầu tâm linh, tri thức và đạt được mục đích sinh tồn, phát triển thì đều được chấp nhận cả. Lối sống dung hợp đó được vận hành với một thái độ biện chứng, tức là khi đã dung hợp rồi, đã Việt hoá những yếu tố ngoại lai rồi thì người Việt thường "đóng khung" nó và coi đó là những mẫu mực, ít quan tâm đến những tinh hoa văn hoá bên ngoài và thường khó chịu trước xu hướng ngoại lai. Với người Việt nói riêng, người Châu Á nói chung, sự đung hợp đó thường chỉ diễn ra khi các yếu tố ngoại lai không đe doạ đến nền văn hoá và độc lập dân tộc. Nói khác đi, với các dân tộc này, mọi tư tưởng, tôn giáo nước ngoài muốn cắm rễ và trở thành những yếu tố của văn hoá bản địa thì đều phải khúc xạ, thay đổi và hoà nhập được với các tôn giáo và tư tưởng bản địa. Nếu không, chúng chỉ như một vật thể xa lạ, đứng bên ngoài mà thôi. Và, người ta thường chống lại chúng như chống lại những đối tượng có nguy cơ làm vong bản nền văn hoá dân tộc và dẫn đến mất nước. Một ví dụ điển hình là sự bấtdung văn hoáđi ngược lại truyền thống đã diễn ra đối với đạo Công giáo ở Việt Nam, khi đạo này đem lại nguy cơ mất nước và vong bản.
Việt
Nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo...cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra cho con người Châu Á nói chung, người Việt nói riêng chất sống hài hoà, an vi tự tại, tư duy đơn giản và lối sống không tách biệt giữa cá nhân và xã hội, sống có tôn ti trật tự từ trên xuống, trung thành, sùng bái thần linh. Những tập quán, tôn giáo, tư tưởng, ước vọng và cách ứng xử đó khiến cho người Châu Á nói chung, người Việt nói riêng có khả năng tự tìm ra phương thức riêng để tạo dựng sự thịnh vượng về kinh tế, tiến bộ về xã hội, phong phú và đa dạng về văn hoá. Nói một cách cụ thể hơn, người Châu Á nói chung, người Việt nôi riêng do chịu ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo, nên họ luôn có quan niệm cho rằng, người có quyền thế trong thiên hạ trước tiên phải lấy Tu thânlàm đầu, có tu thân mới tề gia, trị quốc và bình thiên hạ, phải thực hiện đường lối Đức trị, Nhân trịvà con người đối xử với nhau phải có nhân, có nghĩa, cái gì mình muốn thì làm cho người, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người... Chính vì vậy mà tính chất tư bản, sự bóc lột tàn nhẫn, sự cạnh tranh ghẻ lạnh, không tình không nghĩa, "cá lớn nuốt cá bé" và chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, vô hạn độ theo kiểu phương Tây dường như không phù hợp và càng không thể có được sự phát triển thuận lợi ở Châu Á, ở Việt Nam.
Nhật Bản ngày nay được đánh giá là quốc gia có nhiều khả năng để không chỉ đuổi kịp, mà còn có thể vượt phương Tây về kinh tế trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sự phát triển một cách vượt trội đó đã được khẳng định là do Nhật Bản biết kết hợp giữa lợithế về kinh tế và lợithế về truyền thống, về bản sắc dân tộc. Với truyền thống văn hoá Nhật, kết hợp với nền tảng Khổng giáo Nhật Bản còn đề cao thêm chữ Trungtrong năm phẩm chất Ngũ thường của Nho giáo (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín).Do đó, từ Chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đến người lao động ở đất nước này đều hết lòng trung thành với mục tiêu phát triển, thịnh vượng của dân tộc mình. Sự phát triển thịnh vượng của Singapo hiện nay cũng được viện dẫn là nhờ có văn hoá Khổng giáo. Nội dung giáo dục con người của họ là phát huy những quy phạm đạo đức, luân lý của Khổng giáo, coi trọng Ngũ luân: Vua quan thì có nghĩa, Cha con - có tình thân, Chồng vợ - có khác biệt, Anh em có thứ tự, Bạn bè - có đức tín. Do đó, xã hội hoà hợp, kinh tế phát triển, đất nước bình yên…
Những vấn đề nêu trên tuy chưa phải là đầy đủ, nhưng đó không chỉ là lợi thế, mà còn là những "rào cản" về mặt văn hoá trong sự hội nhập với thế giới của người Châu Á. Do vậy, để người Châu Á nhiệt tình đón nhận toàn cầu hoá là điều không dễ dàng gì. Hơn nữa, lòng tự tôn dân tộc của người Châu Á còn khiến họ luôn đề cao, bảo vệ cái đặc thù, cái riêng, cái khác biệt, cái bản sắc, xem nó gần như là cái bất biến trong quá trình phát triển lịch sử. Điều đó đồng nghĩa với việc chống lại sự "đồng nhất hoá" hay "toàn cầu hoá".
Mặc dù vậy, chúng ta cũng đừng quá lo ngại về những thách thức do toàn cầu hoá mang lại, mà cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá. Để làm được điều này, chúng ta cần phải biết điều chỉnh cả tháiđộ lẫn đườnglối, chính sáchđể khai thác tất những cơ hội mới do toàn cầu hoá mang lại. Đó chính là vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Điều cần nhìn nhận trước tiên là, mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc nói chung và Châu Á nói riêng, giống như một cá thể người, không thể tự tách mình ra khỏi xã hội, khỏi thế giới này để tự tồn tại hay phát triển được. Mặt khác, nhân loại cũng như các nước Châu Á chúng ta lại đang phải đối điện với rất nhiều vấn đề nan giải liên quan đến sự sinh tồn của mình, mà không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được một cách tối ưu và triệt để bằng nội lực. Thêm vào đó, để phát triển, chúng ta còn cần phải dựa vào những tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, vào nguồn vốn của các nước phương Tây giàu có. Và, trong mối quan hệ "nhờ vả" này, tất yếu có lợi cho mặt này, khía cạnh này, nhưng lại có hại, tiêu cực cho mặt khác, khía cạnh khác. Song, về nguyên tắc, trong mối quan hệ tương tác, "nhờ vả" đó, chúng ta cần phải tính đến sự hài hoà cả ba lợi ích: giai cấp, dântộc, nhânloại. Nếu chỉ tính đến lợi ích giai cấp, dân tộc trong tiến trình toàn cầu hoá, tức là chỉ tính đến những quyền lợi mang tính bộ phận, dân tộc nhiều hơn tính đến lợi ích chung của toàn nhân loại và do vậy, rất có thể dẫn đến sự hình thành một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Lo sợ hay phản đối toàn cầu hoá thì những nước "đứng ngoài", "đóng cửa" đều dễ rơi vào tình trạng tụt hậu hay tăng trưởng chậm, bị loại bỏ, cô lập hoặc chỉ còn thấy toàn cầu hoá là cơ hội dành riêng cho những kẻ xâm lược, muốn làm bá chủ của một số nước giàu có trên thế giới. Nếu chỉ tính đến lợiích chung nhân loại thì tính cộng đồng bền vững, tính đa dạng, phong phú và cá biệt vốn có rất có thể đứng trước nguy cơ bị phá vỡ, hoà tan trong quá trình toàn cầu hoá.
Một điểm nữa mà chúng tôi muốn đề cập đến là, những đặc tính của người Châu Á, như đã phân tích ở trên, có thể coi là những thách thức ngược trở lại đối với toàn cầu hoá. Do đó, chúng ta cần phải tự tin, hứng khởi đón nhận toàn cầu hoá như một cơ hội để thăng tiến về trí thức, phát triển và hiện đại về xã hội. Bài học lịch sử mà dân tộc Việt
Điểm tiếp theo nữa mà chúng tôi muốn đề cập đến là, để tham gia vào toàn cầu hoá, để liên đới, để hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc xa lạ, khác biệt đó, tự bản thân chúng ta cũng phải thay đổi những gì đã thành quen thuộc trong đời sống xã hội và cuộc sống nội tâm để thích ứng với thế giới. Con người vừa làmột cá thể, vừa là một tương giao xã hội. .Tương tự như vậy, văn hoá nhân loại không thể chỉ là của riêng cá nhân, bộ tộc, dân tộc, mà nó luôn có một mẫu số chung để nhờ đó chúng ta có thể hiểu biết về nhau. Chẳng hạn, Việt Nam, Nhật Bản hay Trung Quốc, dù muốn tôn vinh ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng vẫn thấy cần thiết phải học thêm một ngôn ngữ chung nữa là tiếng Anh để nhờ đó, có được những hiểu biết về thế giới bên ngoài chứ không để làm mất đi ngôn ngữ dân tộc. Chúng ta cũng phải điều chỉnh bộ luật quốc gia để dần thích hợp với hệ thống luật pháp quốc tế phải sử đụng đồng tiền chung, phải chấp nhận những thay đổi trong các chuẩn mực, quan niệm về tình yêu, gia đình, hạnh phúc...
Dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã từng dối diện với các vấn đề tương tự như vậy và đã không vượt .qua được thử thách do rụt rè, lo sợ, không chịu thay đổi, cải cách để phù hợp với thế giới và đưa dân tộc Việt Nam gia nhập vào lịch sử hiện đại của nhân loại ở thế kỷ XIX. Bài học đó vẫn còn có ý nghĩa với chúng ta khi phải đối diện với vấn đề toàn cầu hoá hiện nay. Để không bị "thất bại", chúng ta cần phải tiếp nhận xu thế toàn cầu hoá một cách chủ động, với sự chuẩn bị sẵn sàng các chính sách thay thế, chứ không tiếp nhận một cách đè đặt, bị động theo sức ép bên ngoài hoặc tiếp nhận nó theo kiểu không đắn đo, vồ vập tất cả những gì là "đồ ngoại".
Một sự chuẩn bị tất để chủ động tham gia tiến trình toàn cầu hoá sẽ mang lại hiệu quả hơn khi bị động hay phải đối phó. Để có được điều đó, theo chúng tôi, chúng ta cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hành động sau:
Thứ nhất,không ngừng đổi mới chính mình, vì ngay trong truyền thống văn hoá của cùng một dân tộc, chúng ta đã thấy những khác biệt về văn hoá giữa các thời đại, các thế hệ kế tiếp nhau, mà nhân loại càng tiến bộ thì sự khác biệt đó càng lớn. Hội nhập đã bao hàm sự chuyển nhượng văn hoá, đòi hỏi phải thích ứng, phải có sự tương hợp giữa các nền văn hoá, song ở đó, có hoàmà không đồng.
Thứ hai,chủ động tiếp thu, mặc dù còn máy móc, cực đoan hoặc sai lệch, nhưng sẽ được bản sắc văn hoá điều chỉnh theo thời gian. Chẳng hạn, trước đây, khi tiếp thu văn hoá Hán đã có thời kỳ chúng ta sa vào cực đoan, lấy chữ Hán làm văn tự chính thức, nhưng rồi người biết chữ Hán vẫn không nhiều và bên cạnh đó còn có chữ Nôm thay thế. Mặc dù các triều đại phong kiến Việt Nam lấy chế độ thi cử của Nho giáo làm thước đo duy nhất để đánh giá nhân tài, nhưng người học chữ Hán vẫn không nhiều ngay cả trong thời kỳ Nho học thịnh trị... Những năm đầu giải phóng (1975), thế hệ thanh niên thời đó chịu ảnh hưởng của lối sống thực đụng Mỹ, thích mặc quần ống loe và để tóc dài hippy, nhưng rồi xu thế đó cũng tự mất đi mà không cần phải có những biện pháp cực đoan là rạch quần hay cắt tóe. Hiện nay, âm nhạc hip hop, phim bạo lực, tình dục, lối sống thác loạn, tội phạm xã hội có thể đang là mối lo ngại của toàn xã hội về sự thay đổi giá trị. Song, với tính bền vững vốn có và sự chọn lựa dung hợp đặc biệt của văn hoá Việt, chúng ta tin tưởng rằng, đời sống tinh thần lành mạnh, như lối sống giản dị, thanh lịch, tình nghĩa, vị tha vẫn sẽ được duy trì và chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên, để giúp cho văn hoá "chuyển" và "mở" theo hướng tất đẹp đó, cần có sự hướng dẫn của giáo dục và sự đóng góp của kinh tế.
Toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược, bởi đơn giản, đó không chỉ là xu hướng chịu sức ép từ bên ngoài, mà còn là xu hướng thực sự từ chính nhu cầu, lợi ích bên trong của các quốc gia. Tuy nhiên, nếu toàn cầu hoá làm mất đi tính đa dạng, tính phổ cập thì kết quả lại không phải là củng cố tính duy nhất mà ngược lại, còn làm chia rẽ, phân tán, chống đối. Nghĩa là, nếu nó không tôn trọng cái cá biệt, tước đi đặc tính phong phú, đa dạng của mỗi dân tộc thì toàn cầu hoá không xâm nhập vào được tất cả các quốc gia hoặc sẽ gặp phải những trở ngại (đặc biệt là ở các quốc gia Châu Á). Do vậy, các dân tộc Châu Á cần phải biếtvượt qua những "rào cản", biến bản sắc văn hoá của mình thành động lực, tự tin đón nhận những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại, biết tận dụng những thời cơ mới, hạn chế tối đa những thách thức. Chỉ có như vậy, chúng ta mới hy vọng thành công. Nếu không như vậy, hội nhập hay tham gia vào toàn cầu hoá vẫn chỉ là viễn cảnh,cho dù cột mốc đang ở trước mắt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt