Không thể ngủ quên trên kho báu

Trích tham luận tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 2 tại tp. HCM
09:48 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Hai, 2010

Dân Việt Nam nói chung chưa giàu, còn những tiêu chuẩn công bằng, dân chủ, văn minh, hạnh phúc thì đang trong quá trình xác lập có khi còn rất dài lâu. Với thể chế của Việt Nam, khả năng giữa nước mạnh với dân giàu không đối chọi. Không đối chọi với điều kiện đất nước đang được quản lý đúng theo những gì mà tổ chức lãnh đạo kỳ vọng.

Cái khó khăn không của riêng Việt Nam là cái làm ra được phân phối như thế nào. Nói cho cùng, loài người phải xử lý mệnh đề tăng trưởng nhanh nhất của cải làm ra với mệnh đề thực hiện sự hưởng thụ trên của cải ấy một cách mà ai cũng có thể chấp nhận - dù chấp nhận tạm thời. Bao nhiêu biến động, thậm chí đẫm máu, xét tận gốc, chính là ở chỗ này. Tôi có thể khẳng định rằng đó là mục tiêu cao nhất mà Nhà nước Việt Nam nhắc đến. Người Việt Nam hiểu CNXH mà mình theo đuổi trên mối điều hòa ấy. Rất thời sự khi chúng tôi nghiên cứu lại di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khá sớm khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và cuộc kháng chiến bắt đầu, cách đây gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nỗi lo ngại của Người khi chính quyền do Đảng Cộng sản nắm vững. Lúc đó, Người đã nhắc tệ quan liêu, tham nhũng dẫn đến những bất công và nếu không diệt trừ thì đất nước khó giành được độc lập tự do, càng khó thoát khỏi đói nghèo, khó trở nên cường thịnh và người dân khó được hạnh phúc. Ngày nay, những gì mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở vẫn khiến những người Việt Nam trăn trở.

Xét trên bình diện lịch sử và xã hội học, không một quốc gia, dân tộc nào không có sức mạnh tiềm tàng. Vấn đề hạn chế những tiêu cực, phát huy những tích cực đế giải quyết thách thức - ta gọi là thách thức của loài người - xoay quanh hai chữ "công bằng". Việt Nam nhận thức được điều đó và đang phấn đấu. Cái thuận lợi của Việt Nam là quá khứ chi viện rất lớn cho xu thế này, đồng thời chế độ chính trị luôn cố gắng để bảo đảm cho dòng chảy của lịch sử không đứt quãng.

Thật không dễ dàng. Song nó lại không nằm ngoài tầm khống chế của một chế độ chính trị tự giác hành trình của mình cùng mục tiêu mà mình phải đạt ít nhất, Việt Nam có những điều răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - rất hiếm lãnh tụ nào của thế giới cách mạng nhìn thấu suốt những trở lực và chọn cuộc đấu tranh khắc phục trở lực ấy làm động cơ đi tới. Chúng tôi tôn trọng truyền thống của dân tộc cũng như hiểu rằng Việt Nam có một tiềm năng về con người, về tài nguyên không đến nỗi nghèo. Tuy nhiên, như dân gian chúng tôi từng mỉa mai: "Ăn truyền thống, sống tiềm năng"- không thể lấy truyền thống thay cho hiện tại, tương lai và không thề ngủ quên trên những kho báu khi mà những kho báu ấy vẫn còn im lìm trong lòng đất, trong lòng biển, nhất là trong con người. Cách nào đó chúng tôi sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm và trạng thái bảo thủ thường đồng hành với sự trì trệ. Cả Việt Nam và thế giới đang dạy cho người Việt Nam những bài học vô giá. Khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới là hàm nghĩa chấp nhận một đột phá, không chỉ trên lĩnh vực tư duy về kinh tế quản lý và quản lý kinh tế mà cả cách nhìn lịch sử với tất cả sự sống động của nó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Khoa học với văn hóa

    18/04/2006Phan KhôiÝ nghĩa của văn hóa, xưa nay các nhà học vấn vì cuộc biến thiên của thời đại và nghệ thuật, dụng công giải thích rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà thuật lại cho hết. Những lời giải thích trọng yếu về gần nay phần nhiều cho là: "phàm chủ nghĩa nào có thể trừ được sự chướng ngại cho loài người và tăng tiến được nền hạnh phúc của loài người, tức là văn hóa"...
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • xem toàn bộ