Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

09:00 SA @ Thứ Năm - 09 Tháng Mười, 2014

Ở đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn (Nhà quản lý số 5, tháng 11/2003). Muốn vậy, cần đưa cuộc sống vào luật và đưa luật vào cuộc sống, pháp luật khơi dòng lợi ích, pháp luật là cuộn dây diều chứ không phải là cây sào tre, có pháp luật cho công quyền, cuối cùng pháp luật cần gây được niềm tin nơi công lý.

Đưa cuộc sống vào luật để quản cuộc sống

Chúng ta hay kêu gọi đưa pháp luật vào cuộc sống, hay than phiền là luật chưa vào được cuộc sống. Nhưng điều không kém phần quan trọng là luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, hỏi xem, người dân, xã hội có cần đến luật đó hay không? có nghĩa là đưa cuộc sống vào luật.

Muốn vậy, sự tham gia của nhân dân góp phần rất lớn trong việc nhận ra các vấn đề trong xã hội, tạo cơ sỏ để phân tích chính sách trước khi xây dựng văn bản pháp luật. Những người chịu tác động của một quyết sách sáp ban hành cần có co hội khả thi tối đa để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia của công chúng cũng chứng tỏ quyền được nghe và quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải công khai và có trách nhiệm. Công chúng hiểu rõ họ cần cái gì nên có thể mách bảo nhiều giải pháp tốt mà các chuyên gia cũng không ngờ tới, khi được tham gia công chúng thấy mình thực sự là một thành viên trong quá trình đó, có vai trò tích cực trong đó nên các quyết định sẽ được tiếp nhận và ủng hộ nhiều hơn, tránh được những mối bất hoà sau này.

Trong thực tiễn, Luật Doanh nghiệp là một minh chứng rõ ràng rằng, muốn luật vào cuộc sống thì trước hết cản đưa cuộc sống vào luật. Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được đưa ra lấy ý kiến một cách thực chất. Song giới doanh nhân, các ý kiến đóng góp được tiếp thu khá nghiêm túc. Bởi vậy Luật đã và đang phát huy tác dụng thực tế rất lớn.

Quản nghĩa là khơi dòng lợi ích

Nếu luật bắt nguồn từ cuộc sống, biết cuộc sống cần gì, thì luật cũng sẽ đáp ứng được các lại ích điển hình của cuộc sống. Theo lẽ đời, chỉ khi chi phí giao dịch gắn với cá nhân, từng cá nhân đó mới năng động tìm cách giảm chi phí để tối đa hoá lợi ích. Vì vậy, một phi pháp luật bảo hộ tà sản tư có nghĩa là pháp luật đã góp phần bảo hộ một động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội phát triển. Thế nhưng, thực trạng pháp luật tài sản ở Việt Nam khá rắc rối: Đất đai, doanh nghiệp Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân. Vậy ai là người kiểm soát đích thực các quyền tài sản đó; người đang chiếm giữ hoặc sử dụng những giá trị đó có những quyền tài sản thực tế gì, làm thế nào để tài sản công cộng bị sử dụng lãng phí... Nhìn sang nước láng giềng, về mặt lý luận hình thức, Trung Quốc vấn duy trì trật tự sở hữu cũ, song trên thực tế người ta liên tục phi tập trung hóa, chia sẻ quyền quản lý tài sản, làm cho từng người dân, cán bộ, công chức đến nhà tư bản đều có lợi khi khai thác sử dụng nguồn tài sản đó. Vì thế kích thích họ sáng tạo sử dụng mọi nguồn lực. Gánh nặng quản lý công sản và rủi ro của Nhà nước giảm xuống, tăng trách nhiệm và kích thích sáng tạo cá nhân, khơi dòng cho mọi lọi ích.

Quản bằng các nguồn của pháp luật

Quản bằng pháp luật nhưng pháp luật nào, có phải chỉ là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành? Hay còn có các nguồn khác?

Ở nước ta nguồn duy nhất của pháp luật là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Nó có ưu điểm là bảo đảm được cái sự “nói có sách mách có chứng”. Tuy nhiên nó cũng có thể dấn đến tình trạng thẩm phán “không biết xử kiểu gì hoặc xử kiểu gì cũng được” khi pháp luật thành văn mắc phải những khiếm khuyết dấn đến cái nhìn hẹp hòi, cứng nhắc khi thực thi và áp dụng pháp luật. Hơn thế, chỉ nhìn thấy ở pháp luật những gì có lợi cho Nhà nước, ít nhìn thấy cái lọi của công dân do đó dễ dẫn đến sự áp đặt.

Pháp luật, theo cách hiểu của tuyệt đại đa số các nước trên thế giới, không chỉ giới hạn trong văn bản mà bao gồm cả những nguồn khác rộng hơn, không chỉ là cây sào tre ngắn và cứng nhắc, mà cả cuộn dây diều dài và mềm mại. Ở nhiều nước trong những trường hợp cần thiết, thẩm phán không do dự áp dụng những nguyên tắc về trật tự đạo lý không ghi trong luật. Luật ở các nước Châu Âu lục địa còn trang bị cho các luật gia khái niệm công lý, chỉ dấn họ đến các tập quán, luật tự nhiên (Pháp điển dân sự Áo, Điều 7) hoặc đặt sự áp dụng luật phụ thuộc vào các tiêu chuẩn về nếp sống tốt lành và trật tự công cộng. Bên cạnh đó “lý trí”một khái niệm phổ biến trong pháp luật Anh quốc, cũng là một nguồn mà các tòa án nhờ cậy đến để lấp các chỗ sống trong hệ thống luật pháp. Vậy thế nào là lý trí? Đó là quyết định hợp lý về một tranh chấp, khi không có án lệ không có quy phạm của pháp luật, không có cả tập quán bát buộc.

“Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đòi mãi mãi xanh tươi”. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, bội phần phức tạp đòi hỏi pháp luật phải luôn được đổi món mà nhiều lúc pháp luật thành văn hiện hành khó có thể giải đáp hết được mọi câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Bởi vậy, một cách tiếp cận rộng mở hơn, linh hoạt hơn là rất cần thiết. Không nên xem xét luật pháp một cách bó hẹp và theo từng câu chữ.

Bảo vệ dân và ràng buộc công quyền

Có hai dạng quản lý bằng pháp luật: đối với dân, pháp luật phải hướng tới người dân, bảo vệ các quyền công dân, dân được làm những gì pháp luật không cấm; nhưng đối với công quyên thì lại khác, công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Hay nói cách khác, đối với xã hội dân sự, pháp luật là sợi dây diều, còn đối với công quyền, pháp luật là ngọn sào tre..

Chẳng hạn, trong kinh doanh, người dân được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm trong giao dịch dân sự, việc dân sự cốt ở nơi dân, người dân tự định đoạt, thỏa thuận với nhau là chủ yếu, chỉ khi người dân có yêu cầu, hoặc khi lợi ích công cộng bị ảnh hưởng, lúc đó công quyền mới can thiệp. Ngược lại, nếu không có điều luật nào cấm Công an giam xe nhưng cũng không có điều luật nào cho phép Công an làm điều đó thì không một CSGT nào có quyền giam xe cả. Hoặc vào một ngày đẹp trời nào đó nếu UBND một tỉnh nào đó cấm xe máy mang biển số Hà Nội lưu thông thường xuyên trên địa bàn tỉnh thì chẳng những bất hợp pháp, vì pháp luật không cho phép mà còn vi phạm Hiến pháp, vì Hiến pháp trao cho người dân quyền đi lại tự do trong cả nước.

Mặt khác, pháp luật cần “quản chặt” công quyền. Trên thực tế, cần tiếp tục củng cố những thiết chế hữu hiệu để ràng buộc công quyền vì các thiết chế hiện tại còn yếu, tòa án dường như chưa đảm đương được chức phận canh chừng sự lạm quyền của hành chính để bảo vệ dân quyên. Tòa hành chính là nơi dân có thể kiện công quyền, nhưng quá mới mẻ thẩm phán non tay nghề lại phụ thuộc mọi bề, hơn nữa còn mang tư duy mình chỉ là đại diện cho Nhà nước, chứ chưa nhận thức được tòa án đại diện cho công lý, nên ít khi dám tuyên bất lại cho công quyền.

Quản lý bằng niềm tin

Muốn quản bằng pháp luật thì pháp luật cản gây được niềm tin vào công lý. Mà muốn vậy/ pháp luật phải bình đẳng. Tinh thần bình đẳng là một yêu cầu đối với pháp luật. Bình đẳng trong các quy định thành văn và cả khi áp dụng luật Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp Nhà nước vần được ưu đãi hơn rất nhiều so với doanh nghiệp tư nhân, điều đó không chỉ kìm hãm nền kinh tế, cản trở môi trường đầu tư mà còn đánh mất niềm tin vào pháp luật. Hoặc một người đàn bà, vì không biết mà sử dụng 250.000 đồng tiền giả, nên tòa án đã “nghiêm minh” tuyên 2 năm tù giam; trong khi đó một trạm cảnh sát giao thông ăn tiền mãi lộ, bị “bắt tận tay, day tận mặt” mà chỉ bị xử lý nội bộ. Vậy thì sự bình đẳng trước pháp luật ở đâu? Trong trường hợp thứ nhất, điều cần làm là rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật tương ứng để xoá bỏ sự phân biệt bất bình đẳng đó. Còn trong trường hợp thứ hai rõ ràng là những viên cảnh sát giao thông kia phải chịu trách nhiệm hình sự, chứ không thể vì “con ông nọ, ông kia" mà “nâng lên đặt xuống” rồi cho chìm vào quên lãng.

Muốn giành được niềm tin, tòa án áp dụng pháp luật phải công minh không thiên lệch, việc xử kiện không được kéo dài “chờ được vạ thì má đã sưng", việc thi hành án, nhất là án dân sự phải được thực hiện dứt điểm, thẩm phán thể hiện danh hiệu cao quý chứng tỏ sự vô tư, công bằng, chỉ phục vụ pháp luật thì mới gây được niềm tin vào chốn pháp đình.

Nếu cầu viện công lý là một quyền cơ bản của người dân thì tòa án có nghĩa vụ phục vụ quyền co bản đó đảm bảo công lý là một dịch vụ công mà Nhà nước cung cấp cho người dân. Chỉ khi toàn bộ tinh thần của hệ thống tư pháp phụng sự tự do sở hữu và tự do khế ước thì hệ thống đó mới có thể đáng tin cậy với người dân. Khi đã có niềm tin, người dân sẽ chủ động tìm đến các công cụ pháp lý để “quản” các cơ quan công quyền, tự tuân thủ pháp luật và tự bảo vệ mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Không thể bó chặt cơ thể con mình

    17/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chiếc áo đã trở nên quá chật so với cơ thể đang lớn lên của đứa con thì bạn sẽ làm gì? Nới rộng chiếc áo, hay bó chặt cơ thể của con mình lại? Phương án mà lãnh đạo Hà Nội đã từng chọn là bó chặt cơ thể đứa con lại...
  • Đời và Đạo

    05/12/2005Phương TâmChuyện Chơi Trực tuyến (Game Online) gần đây được báo chí xúm vào hùa nhau râm ran một hồi. Đám nói Đông, một vài kẻ bảo Tây. Ở đây không nói chuyện Đông hay Tây mà nói chuyện quan hệ của cái Đông với cái Tây ấy...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • xem toàn bộ