Minh bạch và công khai

04:36 CH @ Thứ Bảy - 14 Tháng Giêng, 2006

Minh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin.

Vai trò của minh bạch

Đối với xã hội, minh bạch sẽ giúp phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Khi minh bạch, về nguyên tắc, tài sản và nguồn lực của xã hội sẽ có cơ hội tìm đến người sử dụng nó hiệu quả nhất. Chắc chắn rằng, việc đấu giá đất công khai sẽ chọn ra được ông chủ sử dụng một cách hiệu quả hơn nhiều so với cơ chế giao đất, phân đất “trong bóng tối”.

Đối với nhà đầu tư, sự minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro cho DN và nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận thông tin, nhanh chóng trong thực hiện các thủ tục hành chính, tiên liệu được các thay đổi về chính sách thì rõ ràng có động lực để quyết định đầu tư lớn và lâu dài.

Đối với bộ máy nhà nước, như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng, minh bạch có vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu tham nhũng. Đòi hỏi về minh bạch còn tạo ra được sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn. Như ý kiến của giáo sư Stiglitz (người đoạt giải Nobel về kinh tế), việc quan chức muốn che giấu thông tin không chỉ là che giấu chuyện tham nhũng mà cả sự bất lực của mình.

Không như cơ sở hạ tầng “cứng” (đường sá, cảng biển, chất lượng nhân lực...) khó cải thiện trong một sớm một chiều, tính minh bạch chính là một trong những cơ sở hạ tầng "mềm" mà địa phương có thể tập trung cải thiện trong thời gian ngắn để cạnh tranh hơn trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. đây có thể được xem là lựa chọn khôn ngoan trong điều kiện nguồn lực có hạn.

Minh bạch ở VN

Một thực tế đáng phải suy nghĩ mà các DN VN đề cập đến nhiều lần, đó là thông tin đàm phán của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. Với nhiều nước, những yêu cầu, đòi hỏi của DN nhanh chóng chuyển thành yêu cầu của quốc gia đó trên bàn đàm phán, thì đối với VN những cam kết mở cửa thị trường, những thông tin trong quá trình đàm phán khác của VN dường như là những thông tin không thể tiếp cận đối với DN.

Công khai mà không minh bạch là nhận định của nhiều DN, chuyên gia về cách thức lấy ý kiến văn bản pháp luật của nhiều cơ quan nhà nước hiện nay. Nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi về văn bản, chính sách từ DN, hiệp hội DN đối với cơ quan nhà nước như rơi vào khoảng không thinh lặng. Không phản hồi, không giải trình, không lập luận, không phản biện tại sao không tiếp thu từ chính cơ quan lấy ý kiến. Đây thường là cách thức lấy ý kiến cho đủ thủ tục, tỏ ra cầu thị mà không đạt mục tiêu như mong muốn là văn bản pháp luật cần phản ánh được, cân nhắc đầy đủ các quan điểm khác nhau trong xã hội.

Một thực tế khác, những thông tin cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng, tình hình kinh doanh của các ngành hàng, diện tích, sản lượng canh tác nguyên liệu… DN thường không biết tìm đâu ra. Các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành, cơ quan chuyên về thống kê cũng chỉ có thói quen báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Thái độ không thiện chí trong cung cấp thông tin cũng phần nào từ tình trạng thông tin gì cũng có thể dễ dàng quy là thông tin mật. Cung cấp được các thông tin cơ bản, tin cậy để mọi DN, nhà đầu tư khi đang tìm cơ hội làm ăn có thể sử dụng thực ra mang lại rất nhiều lợi ích đối với nền kinh tế nói chung. Lợi ích mang lại ở đây cho nhà đầu tư nhiều khi còn lớn hơn nhiều so với những ưu đãi đầu tư.

Minh bạch và câu chuyện thu hút đầu tư

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư rất ngán ngẩm khi không biết, không dự đoán được sự thay đổi bất ngờ trong cách hành xử của nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy địa phương. Thường, DN rất khó để tiếp cận những thông tin cần thiết. Kém minh bạch luôn đi kèm với nhũng nhiễu. Nhiều địa phương đua nhau đưa ra các chính sách ưu đãi riêng biệt, trong khi điều mà nhiều nhà đầu tư cần thực ra là sự đơn giản và minh bạch về thủ tục, sự ổn định, nhất quán trong áp dụng và thực hiện chính sách…

Theo một điều tra vừa được công bố gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh VN (VNCI), tính minh bạch được các DN tư nhân đánh giá là cản trở nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay. Kém minh bạch dường như là vấn đề chung của tất cả các địa phương. Để nâng cao tính minh bạch, công khai thông tin thôi chưa đủ. Cần thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin cho các DN, công bằng trong việc tiếp cận thông tin đối với mọi đối tượng, nhất quán trong cung cấp thông tin và thực hiện, mọi chính sách đưa ra có khả năng dự đoán trước và có thái độ cởi mở.

Công khai tất cả các thông tin về chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, các thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các thủ tục hành chính cụ thể… là yêu cầu quan trọng. Để mọi DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa có thể tiếp cận, những thông tin này cần được niêm yết công khai, thuận tiện cho người cần sử dụng như đưa lên Internet qua trang web của tỉnh, cung cấp các thông tin có liên quan bằng CD room, đĩa mềm, phát hành các bản tin định kỳ miễn phí, thành lập các bộ phận hỗ trợ cung cấp thông tin tại các cơ quan xúc tiến đầu tư và liên quan đến hoạt động đầu tư…

Việc tiếp cận thông tin cần phải bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các DN. Các quy hoạch đều được công khai cho tất cả mọi người. Thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư cần được công bố công khai và được thực hiện một cách nhất quán. Để bảo đảm quy trình này cần thành lập bộ máy để tiếp nhận nhanh chóng các phản hồi từ nhà đầu tư và DN.

Bên cạnh đó, chính quyền cần thường xuyên hay định kỳ, cần tổ chức đối thoại công khai, cởi mở, cầu thị và thực chất giữa cơ quan Nhà nước có liên quan và các DN.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác