Đồng bộ
Chuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
Có nhiều quy định của ta bị vô hiệu hoá. Lý do cơ bản: Thiếu đồng bộ. Ngày 6.1, Chính phủ ban hành Nghị định chống lãng phí, nhưng ngay sau đó, hàng trăm xe công lũ lượt kéo nhau đi chợ Tân Thanh sắm Tết. Mấy năm trước, Tân Thanh nhức mãi nỗi đau buôn lậu. Năm nay, người ta đến để mua đồ rẻ nhiều như thế, hẳn buôn lậu vẫn mặc sức tung hoành! Không ít người "quá nhờn phép nước" vì nếu có "lỡ ra" thì cũng có vô số cách để biện bạch, cùng lắm là kiểm điểm! 30 năm trước, mọi người rất sợ bị kiểm điểm, bây giờ thì không.
Muốn ngăn chặn nạn kẹt xe ở TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội..., nhưng đi vé tháng thì bị hành, xe buýt thì thất thường, các điểm dừng thì có quá nhiều điều phải ngần ngại, giờ giấc thì lung tung... Thử hỏi làm sao khuyến khích người dân đi xe buýt?
Sự kém phát triển của nước ta, suy cho tới cùng là do thiếu đồng bộ. Không ai có thể dùng những câu hò của văn hoá sông Hương để chèo thuyền trên sông Mã. Một cái vỏ quả chuối ném xuống đồng ruộng sẽ hoá thành phân bón cho cây cối tốt tươi. Nhưng nếu nó nằm trên đường phố sẽ vừa mất mỹ quan, vừa dễ trở thành cái bẫy trượt hiểm nguy.
Đã đến lúc cần phải thực thi nếp sống văn hoá mới của nền văn minh công nghiệp hiện đại. Đồng bộ hoá, tiêu chuẩn hoá, tập trung hoá, chuyên môn hoá là những điều mà học sinh lớp 12 nào cũng biết. Nhưng từ cái biết đến ngộ, khoảng cách dài đến ngút ngàn. Vấn đề không phải chỉ là bảo tồn hay phát huy, mà cái chính là phải thổi hồn cho nó, ngay cả từ một luồng gió, một dự định.
Một nước văn minh như Thụy Điển, nhưng làm gì người ta cũng thí điểm. Tại sao ở nước ta ít có thí điểm một cái mới nào đó? Một CSGT tâm sự thực rằng, nếu quy định chạy 50km/h, thực tế có nhiều xe đời mới chạy chưa hết số! Vậy mà nếu chạy quá, là sai và vẫn phải phạt như thường. Tất cả các đường quốc lộ của Trung Quốc đều có rào chắn để không cho bò, dê đi qua. Còn ta, vẫn cứ thế những câu chuyện thường ngày, trâu bò ngang nhiên theo kiểu: Xe tránh người chứ đời nào người tránh xe.
Sự đồng bộ phải được hiểu và thực hiện như là một nguyên tắc. Có như thế mới không thái quá hoặc bất cập. Mỗi dự định hay quy định mới cần phải được cho "trôi qua" sự kiểm định chân xác của cuộc sống. Liệu có người nông dân nào nộp phạt 50.000đ vì tội phơi rơm trên đường cho một gánh rơm có giá trị 3.000đ? Chẳng lẽ phải xây nhà kho để "tịch thu tang vật"?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu