Thế hệ cải cách thứ hai?

09:32 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Hai, 2006

Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng.

Giám đốc WB tại Việt Nam Klaus Rohland nhận định như vậy tại cuộc họp báo tổ chức trước thềm hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra tại Hà Nội ngày 6-7/12.


Bản báo cáo Phát triển 2006 của WB đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện nay trên 8%. Điều quan trọng hơn là tỉ lệ nghèo tiếp tục giảm. Chính sách của Chính phủ không tạo ra yếu tố mất cân bằng ở cấp độ vĩ mô.

Sự kiện được các chuyên gia WB đánh giá cao đó là Việt Nam đã phát hành thành công trái phiếu quốc tế chính phủ. Thâm hụt tài khoá tăng nhẹ nhưng vẫn dưới mức chính phủ đặt ra.

Song WB cũng lưu ý là ngay cả khi có tăng một chút so với năm ngoái nhưng vẫn ở mức quản lý được vì nợ của Việt Nam hiện nay khoảng 41% bao gồm cả nợ ngân sách cũng như nợ ngoài ngân sách. Phần lớn vốn vay của Việt Nam đang là vay ưu đãi nên không có gánh nặng về lãi suất cao do đó dễ quản lý.

Các chuyên gia của WB đã đặc biệt "nhấn" vào yếu tố lạm phát. Chính phủ có đưa ra chỉ tiêu 6,5% nhưng hiện nay đã vượt quá con số này. Lý do chủ yếu lại nằm ngoài kiểm soát của Chính phủ, liên quan đến những "cú sốc" về cung như hạn hán, lũ lụt, cúm gia cầm, giá thép, xi măng tăng. Báo cáo chỉ ra trong 10 tháng đầu năm, lạm phát mặt hàng lương thực có giảm nhưng mặt hàng phi lương thực tăng.

Tuy nhiên, các chuyên gia WB cũng nhận định trong những tháng sắp tới, lạm phát lương thực sẽ tăng vì sát Tết, nhu cầu sử dụng thực phẩm cao hơn. Và giá cả của mặt hàng phi lương thực cũng tăng, nhất là trong bối cảnh giá điện dự trù tăng.

Một lĩnh vực nữa của Việt Nam cũng đang gây quan ngại đó chính là tăng trưởng về tín dụng. Tốc độ này của Việt Nam cũng bắt đầu giảm, trước đây là 42% còn bây giờ là 37%. Mức giảm này chủ yếu là do việc cho vay các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm trong khi khu vực tư nhân đã cao lên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của WB, vấn đề lớn ở đây không phải là tốc độ tăng trưởng mà là chất lượng của nó. Dựa theo phương pháp kế toán quốc tế, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức khá nghiêm trọng là 13-18%. Trong khi đó, theo chuẩn kế toán của Việt Nam do các ngân hàng báo cáo lại chỉ có khoảng 4%. Còn theo ước tính chính thức với phương pháp luận mới mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng để so chuẩn kết quả thực hiện của các ngân hàng thì con số là trên dưới 9%.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng tình hình này vẫn có thể xử lý được chưa gây sụp đổ ngân hàng nhưng ông cũng khuyến cáo phải xử lý sớm, không nên trì hoãn.

Ngoài vấn đề chất lượng của tín dụng, tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này cũng đã chỉ ra 3 rủi ro liên quan đến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam.

Thứ nhất là các ngân hàng ngày càng có xu hướng cho vay bằng ngoại tệ. Đây là rủi ro tiềm năng nếu như không có nguồn thu bằng ngoại tệ.

Thứ hai là tình trạng cho vay trong thị trường bất động sản, rất có thể gây vấn đề cho ngân hàng khi cho vay, nhất là khi các nhà phát triển không có khả năng trả nợ.

Thứ ba liên quan đến lãi suất tăng cao. Vì lạm phát tăng cao nên các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất để thu hút người gửi tiền, gây bất lợi cho nền kinh tế. Một vấn đề được đặt ra là với tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam như hiện nay, các nhà tài trợ có xem xét lại những cam kết của mình hay không?

Giải đáp những băn khoăn này của các nhà báo, ông Klaus Rohland khẳng định: "Chắc chắn tại một thời điểm nào đó nhưng không phải bây giờ hay trong tương lai gần". Bởi vì theo ông Giám đốc WB, nói chung nền kinh tế Việt Nam có thu nhập bình quân chưa đầy 600USD/năm, có nghĩa Việt Nam còn hoàn toàn nằm trong ngưỡng các nước có thu nhập thấp so với nhiều nước khác. Như vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được xem như đối tượng được hưởng viện trợ.

Tuy nhiên, ông Klaus Rohland cũng cho rằng không thể chối bỏ 10 năm sau rất có thể Việt Nam sẽ ra khỏi tình trạng của một nước có thu nhập trung bình thấp. Và lúc đó Chính phủ cần tập trung xem vào thời điểm đó sẽ tìm nguồn tài trợ ở đâu. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam cũng đã nghĩ đến việc dùng nguồn khác để tài trợ cho sự phát triển như phát hành trái phiếu.

Ông Klaus Rohland đưa ra kết luận: Việt Nam cần tiếp tục cải cách trong khuôn khổ đổi mới. Bởi vì mặc dù có rất nhiều tiến bộ đạt được nhưng chương trình nghị sự đổi mới của Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh như vấn đề ngân hàng, hội nhập và không chỉ có quản trị mà còn có vấn đề chống tham nhũng, phát triển khuôn khổ pháp lý. "Đã đến lúc Việt Nam bắt đầu nghĩ về thế hệ cải cách thứ hai. Tức là những cải cách không chỉ để Việt Nam thoát nghèo mà quan trọng là làm sao để trở thành nước có thu nhập trung bình", ông Klaus Rohland nói.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ

    03/02/2006Thái DuyThành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công...
  • Kỳ vọng cho năm Bính Tuất

    19/01/2006TS. Lê Đăng Doanh“Trên con đường hướng tới tương lai, những thách thức cũng rất to lớn và đa dạng, song thách thức lớn nhất lại chính là thách thức không vượt qua được chính mình, không trút bỏ được những trói buộc tự mình tạo ra”...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước

    09/12/2005Luật gia Vũ Xuân Tiến (Giám đốc Công ty tư vấn VFAM Việt Nam)Đã từ lâu, khi nền kinh tế nước ta chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tình trạng thua lỗ trong các DNNN đã xẩy ra nghiêm trọng. Vì thua lỗ trong kinh doanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp ấy, lẽ ra phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thật hy hữu trong quản lý kinh tế, đó là: khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho những doanh nghiệp này.
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • xem toàn bộ