Về khái niệm tiến bộ xã hội

07:15 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Tư, 2006

Xung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, trước hết cần lưu ý rằng xưa nay trong thảo luận, không giống với tình trạng của nhiều khái niệm khoa học khác, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hộilà gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xãhộ, được biểu hiện như thế nào?Nó (cần phải) baogồm nhữngphẩm chất gì?

Có lẽ với bản thân khái niệm tiến bộxã hội thì nội hàm của nó đã khá rõ và gần như luôn xác định. Trong nhiều ngôn ngữ tiến bộđều có gốchoặc đều được đối chiếu với gốc tư tiếng Latinh: Progressusnghĩa là vận động tiến về phía trước, là một kiểu, một khuynh hướng phát triển được đặc trưng bởi bước chuyển từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Về những biểu hiện cụ thể của khái niệm này, người ta còn nói đến sự phù hợp của đối tượng nào đó với một khách thể đang phát triển. Sự phù hợp này của đối tượng có thể là với cấu trúc toàn bộ của khách thể nói chung, hoặc với các thành phần riêng biệt của khách thể đó, với các thông số khác của khách thể.... Trong các ngôn ngữ, tiến bộ xãhội đều được sử dụng như là khái niệm đối lập với thoái bộ (Regressus,nghĩa là vận động ngược - khuynh hướng đặc trưng cho các quá trình phân rã, huỷ hoại, thoái hoá khỏi cấu trúc đã có của khách thể).

Nói đến tiến bộ người ta thường hiểu là tiến bộ trong xã hội, của xã hội,thuộc về xã hội. Rất ít khi khái niệm tiến bộđược dùng để chỉ các quá trình thuần tuý tự nhiên. Với các quá trình tự nhiên, sự vận động tiến về phía trước từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... được biểu thị trong khái niệm phát triển.

Cố nhiên, khái niệm phát triểnkhông chỉ đặc trưng cho các quá trình tự nhiên. Nó còn được đùng khá phổ biến trong nhận thức các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội. Trong những trường hợp như vậy, thông thường phát triểnđược hiểu như là tiến bộ. Tuy thế, điều đáng lưu ý là ở chỗ, với tính cách là một khái niệm triết học thì tiến bộlại hẹn hơn so với phát triển: Không nhải mọi sự phát triển trong xã hội ều là tiến bộ. Cũng không phải mọi tập hợp các tiêu chí của sự phát triển đều có thể được thừa nhận là tiến bộ.Trong hầu hết các quan niệm khác nhau, tiến bộ chỉ là một trình độ - trình độ cao của sự phát triển.

Như vậy, vấn đề không đặt ra đối với bản thân khái niệm tiến bộ xã hội: Nó được đặt ra chỉ đối với việc xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Nói cách khác, đối với triết học, cái cần được thảo luận không phải là tiến bộlà gì? Mà là tiến bộđược biểu hiệnnhư thế nào?

Do được sử dụng một cách phổ biến không những trong nhiều khoa học xã hội mà còn cả trong ý thức thông thường cho nên đến nay, việc phân định phạm vi ứng dụng và mức độ khái quát của các khoa học khi sử dụng khái niệm tiến bộxã hội cũng là vấn đề gây tranh cãi. Không ít khoa học xã hội tự coi tiếnbộ xãhội là khái niệm thuộc bộ máy phạm trù của mình. Tuy vậy, cũng có những tác giả xem tiếnbộ xã hội lại chỉ là khái niệm của triết học. Theo các tác giả này thì ở các khoa học chuyên ngành hoặc liên ngành, tiến bộ xãhội là khái niệm có tính chất vay mượn, nó chỉ phản ánh những mật, những khía cạnh đặc thù của tiến bộ.

Vậy tiến bộxã hộithuộc hệ thống phạm trùcủa khoa học nào?

Theo chúng tôi, khó có thể phủ nhận quan niệm cho rằng tiến bộ xã hội là khái niệm thuộc các khoa học như xã hội học, kinh tế học, chính trị học... hoặc thuộc những khoa học liên ngành nào đó. Do chỗ bản thân khái niệm tiến bộkhông bị vướng mắc trong việc định nghĩa, cho nên khi các khoa học khác nhau xác định tiêu chuẩn của tiến bộ, người ta có thể chấp nhận được những khác biệt đặc thù do tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu quy định. Sẽ là bất hợp lý nếu đòi hỏi sự tiến bộ trong các phương diện khác nhau của đờisống xã hội đều phải được đo bằng một thước đo duy nhất. Cần phải thừa nhận rằng mỗi khoa học chuyên biệt, thậm chí mỗi quan điểm nghiên cứu đều có thể và có quyền đưa ra báng tiêu chuẩn riêng của mình về tiến bộ xã hội. Vấn đề tất nhiên sẽ là ở chỗ, bảng tiêu chuẩn riêng ấy khách quan đến mức nào, hợp lý đến mức nào trong mối tương quan với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.

Thực tế xác nhận rằng, thời gian gần đây, nhiều cộng đồng khác nhau trên thế giới, mặc dù sống trong những điêu kiện chính trị - xã hội hết sức đặc thù nhưng cũng đã chấp nhận và sử dụng các bảng tiêu chuẩn chung do các tổ chức quốc tế nêu ra để đánh giá mức độ phát triển của cộng đồng mình. Trong những bảng tiêu chuẩn này, không phải không còn những tiêu chuẩn chưa thoả đáng, song để kiểm tra trình độ tiến bộ so với mặt bằng chung của tiến bộ nhân loại thì việc đưa ra những bảng tiêu chuẩn này, về cơ bản là có ý nghĩa. Tiến bộ về kinh tế, tiến bộ về giáo dục và khoa học, tiến bộ về y tế và mức sống... có thể chưa phải là những mục tiêu tối thượng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, đó cũng là những tiêu chuẩn có giá trị phổ biến mà việc thừa nhận nó nói lên rằng, dù có bị quy định bởinhững điều kiện đặc thù đến mức nào đi nữa thì các dân tộc khác nhau, các cộng đồng khác nhau cũng đều có những cái chung, cái phổ quát đặc trưng cho sự tiến bộ của xã hội.

Đây chính là điểm mà triết học cần phải bàn cãi.

Do vậy, cũng có đủ cơ sở để xác định rằng, tiến bộ xã hội, trong khí có thể chưa được coi là khái niệm của một số khoa học xã hội và nhân văn nào đó thì trước hết nó đã là một khái niệm triết học. Với triết học mácxít, tiến bộ xãhội thuộc hệ thống phạm trù của CNDV lịch sử. Đây là điều mà giới lý luận mácxít đã thảo luận nhiều và đã khẳng định trong những năm 70 - 80.

Khi thừa nhận điều nói trên, không nên quên rằng, trong các tác phẩm kinh điển của triết học mácxít, khái niệm tiên bộ xã hộikhông được các tác gia kinh điển trình bày như là một trong những phạm trù cấu thành những nguyên lý cơ bản của CNDVlịch sử. C.Mác và F.Engen có bàn đến tiến bộ xã hội, thậm chí bàn nhiều đến tiến bộ xã hội, nếu tính đến cả những chỗ các ông lý giải không trực tiếp. Thế nhưng, trên thực tế, các ông không coi tiến bộ xã hội là khái niệm giữ vị trí tương đương với các khái niệm như phương thức sản xuất, tồn tại xã hội, ý thức xã hội…Chính các nhà lý luận mácxít hậu thế là những người có công làm phong phú và soi sáng thêm một số phạm trù của CNDV lịch sử, trong đó có phạm trù tiến bộxã hội.

Hoàn toàn có thể lý giải được tại sao C.Mác và F.Engen lại không bàn tới tư cách triết học của khái niệm tiến bộ xã hộivà chức năng của nó trong hệ thống các phạm trù triết học. Tuy nhiên, đây không phải là trọng tâm của sự tranh cãi. Vấn đề cần thiết phải tháo luận là: Nếu tiến bộ xã hội là khái niệmtriết học thuộc hệ thống phạm trù của CNDV lịch sử thì điều đó thể hiện như thế nào?

Có thể lý giải điều này như sau:

Mặc dù tiến bộ xã hội là đối tượng hoặc khách thể khảo cứu của nhiều khoa học, song nếu xuất phát một cách trung thành từ khía cạnh nghiên cửu chuyên biệt của mình, thìkhông một khoa học chuyên ngành nào có chức năng đưa ra những tiêu chuẩn phổ quát nhất đề định hướng cho sự vận động của xã hội nói chung hay của tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội. Những tiêu chuẩn hợp lý nhất của kinh tế học, chính tri học hay xã hội học...trong hiện thực vẫn chưa phải là những tiêu chuẩn đảm bảo cho xã hội tiến bộ thực sự. Không có một khoa học chuyên ngành nào, thậm chí ngay cả với khoa học liên ngành thìtới nay cũng chưa có một liên ngành khoa học nào đủ sức đưa ra được những tiêu chuẩn tổng thể, cân bằng - những tiêu chuẩn có ý nghĩa bao trùm đối với sự tiến bộ nói chung. Bởithế, triết học, do bị quy định bởinhững đặc trưng hiển nhiên của mình nên buộc phải có thái độ trước những đòi hỏi của sự tiến bộ, buộc phải nêu ra (chí ít là) những tiêu chuẩn chung nhất những quan điểm tổng quan có tính chất định hướng đối với những quan niệm ngoài triết học về tiến bộ. Các khoa học chuyên ngành, các chương trình xã hội cụ thể, khi đưa ra những tiêu chuẩn của riêng mình, dù kín đáo hay trực diện, dù có thừa nhận hay không thừa nhận, bao giờ cũng phải dựa vào một hoặc một vài quan điểm triết học nào đó. Do vậy, có thể nhận xétmột cách khái quát rằng, không giống như trong các khoa học chuyên biệt, trong triết học, tiến bộlà hộilà khái niệm có chức năng, định hướng về mặt thế giới quan. Thảo luận triết học về tiến bộ xã hội, trong bản chất của nó, là thảo luận về những quan điểm, những tiêu chuẩn hướng tới sự tiến bộ chung, có ý nghĩa quy định làm cơ sở cho việc chọn lựa những phương án khác nhau trong sự vận động của mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, điều.vừa nói trên không thể đảm bảo cho các quan niệm triết học về tiến bộ xã hội khỏi bị rơi vào sai lầm. Trái lại, tính hợp lý hay không hợp lý, khả năng đạt tới đúng đắn hay mắc phải sai lầm của các quan niệm triệt học khác nhau, về cơ bản không do chức năngtriết học của các quan mệm ấy quy định, mà chính là do trình độ khai quật và sức mạnh ứng dụng của chúng chi phối.Có thể thấy trong lịch sử tư tưởng nhân loại từng xuất hiện không ít những quan điểm ở tầm triết học hoặc mang tính triết học song lại rơi vào ấu trĩ, sai lầm hay các đoàn khi kiến giải về tiến bộ xã hội. Và, hâu quả của việc ứng dụng những quan điểm ấy, tất nhiên, sẽ là mang tính tiêu cực - chẳng những chúng không thúc đẩy xã hội vận động theo chiều tiến bộ mà ngược lại chúng còn cản trở kìm hãm hoặc làm đổ vờ các quá trình xã hội tích cực. Trường hợp những quan niệm phi triết học, ngoài triết học... nhưng do vô tình hoặc cố ý được sử dụng như những quan niệm triết học, tức là được mở rộng phạm vi ứng dụng và trình độ khái quát tới các lĩnh vực ngoài khả năng bao quát của chúng, cũng thuộc về loại này.

Trong tương quan với những phạm trù cấu thành nội dung các nguyên lý cơ bản của CNDV (chẳng hạn, tồn tại xã hội - ý thức xã hội, phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng...)có thể thấy rằng, tiến bộ xã hội là sự thể hiện nội dung của các nguyên lý đó trong khía cạnh giá trị của vấn đề. Nói một cách khác, nếu nội dung các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được xem xét từ lăng kính giá trị học thì giá trị của các quan hệ xã hội được phản ánh trong các nội dung đó chính là nội dung của khái niệm tiến bộ xã hội.

Như chúng tôi đã có dịp trình bày, tiến bộ xã hội dù xét ở góc độ nào, dù có mang tính khách quan đến mấy thì cũng không thể là cái gì khác ngoài sản phẩm của sự đánh giá của con người đối với các hiện tượng và quá trình mang tính xã hội đã, đang hoặc sẽ diễn ra cùng với sự tồn tại của con người. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý thêm là, trong so sánh với những giá trị khác của các quan hệ đánh giá, những giá trị của sự tiến bộ, phần nhiều là các giá trị thứ sinh, phái sinh, tức là những giá trị được xác định trên cơ sở đã tồn tại các giá trị vật chất hoặc tinh thần khác. Điều này nói lên tính khái quát của các giá trị Của sự tiến bộ : Sự đánh giá về trình độ tiến bộ của một hiện tượng hoặc một quá trình nào đó, thông thường không đơn thuần chỉ là đánh giá dựa vào các giá trị nội tại, ban đầu của các hiện tượng và các quá trình đã diễn ra trong đời sống xã hội, mà là sự đánh giá ở cấp độ cao hơn - những hiện tượng và quá trình cụ thể đó cô ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nói chung của cộng đồng và của xã hội loài người. Thông thường, mỗi hiện tượng và quá trình trong đờisống xã' hội, ngay từ khi xuất hiện đều đã có những giá trị nội tại, ban đầu nào đó. Nói chính xác hơn, bất kỳ một hiện tượng hoặc một quá trình nào, một khi đã xuất hiện trước con người, bao giờ cũng được con người đánh giá bằng những nấc thang giá trị theo các quan hệ chủ - khách thể khác nhau. Những giá trị nội tại, ban đầu đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, nếu những giá trị nội tại ấy được đặt trong những quan hệ tổng thể của sự tồn tạ người, thì chúng có bị thay đổi hoặc biến dạng hay không? chúng sẽ đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển nói chung trong đời sống xã hội? Trong hiện thực xã hội đã có không ít những sự kiện để chứng tỏ rằng, đôi khi những giá trị tích cực ban đầu của sự sáng tạo của con người lại bị tha hoá đi và biến thành kẻ phản bội hạnh phúc của con người. Làm thế nào để mọi sự phát triển đều đi theo một "quán tính chung" là tiến hộ xã hội? Hay nói một cách khác, mọi sự vận động trong xã hội phải được diễn ra theo một định hướng như thế nào để xã hội luôn luôn đạt tớitiến bộ? Đây chính là vấn đề của mọi vấn đề, là cái mà các lý thuyết triết học xã hội đều phải bằng cách này hay bằng cách khác quan tâm giải quyết.

Khi đặt vấn đề tiến bộ xã hội cần phải trở thành "quán tính chung" cho mọi sự vận động và phát triển trong đời sống xã hội, cần thiết phải thừa nhận rằng, theo lập trường của CNDVlịch sử thì tiến bộ xã hội, xét cho cùng, là sự vận động của xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này tới hình thái kình tế xã hội khác cao hơn. Sự vận động ấy diễn ra trong một quá trình lịch sử - tự nhiên. Vớikhuynh hướng của sự phủ định có kế thừa giữa các xã hội theo chiều xoáy ốc đi lên.

Như vậy, theo quan điểm của CNDV lịch sử thì tiến bộ xã hội là một tiến trình mang tính quy luật, là một hiện tượng khách quan và tất yếu - nó vốn có đối với mọi xã hội.

Vấn đề là ở chỗ, trong điều kiện của thời đại ngày nay, một quan điềm như vậy có ý nghĩa gì đối với việc định hướng các quan niệm về tiến bộ xã hội.

Theo chúng tôi, nêu đã thừa nhận CNDV lịch sử thì không nên quên rằng, tiến bộ xã hội trong quan điểm của CNDV lịch sử là sự đánh giá ở tầm phổ quát nhất, là sự khái quát ở mức độ trừu tượng nhất đối với quá trình vận động của lịch sử xã hội loài người nói chung. Một sự khái quát như vậy, dĩ nhiên, buộc phải trừu tượng đi những hiện tượng ngẫu nhiên, những sự kiện không bản chất, buộc phải tạm thời không tính đến những quá trình nằm ngoài quỹ đạo chung... để tìm ra "dòng chảy" của lịch sử. Tuy nhiên, cũng không nên quên rằng, một khi đã tìm ra "dòng chảy" của lịch sử nói chung, đã phát hiện ra quy luật chung của sự tiến bộ thì đó chính là cơ sở để giải thích những hiện tượng ngẫu nhiên, những sự kiện không bản chất, những quá trình nằm ngoài quỹ đạo chung...

Do vậy, việc kiến giải về tiến bộ xã hội theo quan điểm của CNDV lịch sử cho phép khẳng định rằng, dù lịch sử xã hội loài người có quanh co đến mấy, dù bộ mặt của tiến bộ trong xã hội hiện đại có đa dạng đến mấy thì cái có ý nghĩa sâu xa, quyết định mọi tiến bộ vẫn là sự phát triển của lực lượng sản xuất, vẫn là sự lớn mạnh của nền sản xuất xã hội.

Điều này sẽ trở nên đặc biệt có ý nghĩa, khi lưu ý rằng, vai trò to lớn của những nhân tố "phi vật chất", của những quá trình nằm "ngoài sản xuất"... mà gần đây người ta thường nói tới, trên thực tế, cũng chỉ có ý nghĩa khi chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới xã hội thông qua việc chúng kìm hãm hay thúc đẩy nền sản xuất xã hội ("Văn hoá góp phần vào sự cứu rỗi song không hứa hẹn sự cứu rỗi" - Lới F.Mayor diễn đạt lại tu tưởng của F.Dostoievski). Không tác động được tới nền sản xuất xã hội, không bằng cách nào đó gây được sức ép tới con người (con người với tính cách là yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội) thì mọi nhân tố tâm linh, truyền thống, chỉ là những nhân tố có ý nghĩa hết sức hạn chế.

Cố nhiên, xác nhận điều này không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của những nhân tố tinh thần, cái hiền đang được coi trọng và rất xứng đáng được coi trọng. Với sự xác nhận điều này, cái mà chúng tôi cảm thấy cần phải một lần nữa nhắc lại khi đề cập tới quan niệm của CNDV lịch sử về tiến bộ xã hội là.Mặc dù tiến bộ xã hội là một giá trị gắn rất chặt với các nhân tố tinh thần, chịu sự chi phối của các nhân tố tinh thần, tuy nhiên, cái quyết định tiến bộ xã hội, xét cho cùng vẫn là các nhân tố vật chất, thuộc về nền sản xuất xã hội. Việc bàn luận tới vai trò to lớn của đờisống tinh thần, tính quy định của các nhân tố văn hoá tinh thần... trên thực tế, đều phải dựa vào một tiền đề là thừa nhận tính quyết định của đời sống vật chất. Sự tác động trở lại của tác nhân tố tinh thần đối với đời sống vật chất xã hội, về thực chất, cũng là tác động để các nhân tố vật chất tăng thêm sức mạnh vốn có của nó. Trong nghiên cứu về tiến bộ xã hội, đôi khi ta có thể cố tình nhấn mạnh và đề cao vai trò của các nhân tố "phi vật chất" sự đề cao có lúc tưởng như thái quá, cực đoan. Trong những trường hợp như vậy, không phải lúc nào sự đề cao đó cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của các nhân tố vật chất. Ở đây cần phân biệt độ tinh tế của các lập trường nghiên cứu. Có thể người ta coi sức mạnh của các nhân tố vật chất đối với tiến bộ xã hội là một cái gì đó hiển nhiên. Vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất, của sự tăng trưởng kinh tế đối vớitiến bộ xã hội là cái không cần phải bàn .cãi. Người ta chú ý hơn đến vai trò của phong tục, tập quán, nếp tư duy hoặc thế giới tâm linh... của mỗi cộng đồng. Và quả thật khi hướng sự quan tâm vào những lĩnh vực này, bộ mặt của tiến bộ xã hội lại được cắt nghĩa bằng những nguyên nhân không kém phần ý nghĩa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • xem toàn bộ