Cải cách là xoá bỏ các rào cản

09:03 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Giêng, 2006

Cải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Trước hết, về thời đại, thời đại mà chúng ta đang sống là thờiđại của toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa nghĩa là các quá trình của đời sống xã hội loài người gắn kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Một chiếc ô tô có thể được lắp ráp từ những linh kiện do các Công ty hàng trăm nước sản xuất. Và một nước có thể trở nên giàu có không hẳn vì biết sản xuất cả chiếc ôtô, mà chỉ nhờ biết sản xuất rẻ nhất và tốt nhất một bộ phận nào đó của chiếc ôtô.

Cải cách vì vậy chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới. Đối với nước ta, đó là khâu nào? Khó có thể trả lời ngay được. Chỉ có điều duy ý chí chắc chắn sẽ không phải là câu trả lời. Và lắp ráp cũng chắc chắn không phải là khâu chúng ta cần lựa chọn. Để trở thành một khâu quan trọng của quy định sản xuất toàn cầu, chúng ta sẽ phải đầu tư một lượng tư bản tri thức khổng lồ. Nếu chúng ta không biết đầu tư tập trung và đúng hướng cho nghiên cứu và phát triển, trở thành một khâu như vậy trong nền kinh tế toàn cầu hoá là hết sức khó khăn. Dù sao thì nền kinh tế đó cũng đang được gọi là nền kinh tế tri thức.

Toàn cầu hoá nghĩa là các dòng tư bản tài chính, tư bản tri thức và tư bản xã hội tuôn chảy trên phạm vi toàn cầu. Chúng chảy về đâu thì mang đến đó cơ hội về việc làm, về tăng trưởng và thịnh vượng. Tuy nhiên, vì "bềmặt" của trái đất gồ ghề, cao thấp khác nhau, nên những dòng nói trên cũng chảy rất khác nhau qua mọi miền quê. Đối với những nước đóng cửa, các dòng tư bản ngừng chảy ở vên ngoài biên giới quốc gia. Đói kém và ngột ngạt được thay thế cho tự do và thịnh vượng. Mặc dù, thực ra những nước như vậy còn lại không nhiều trong thế giới hôm nay. Những nước có lúc đóng, lúc mở thì các dòng tư bản lúc vào, lúc ngưng. Kinh tế vì vậy phát triển không bền vững, sự thịnh vượng đến bấp bênh như làm xiếc trên đây.

Các nước còn lại, bất luận nước nào, thì đều tìm cách để làm sao các dòng tư bản tài chính, tri thức và xã hội đổ vào mình ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, ở đây, các dòng này cũng chảy vào các nước khác nhau rất khác nhau. Về cơ bản, chúng chảy nhiều hơn vàn những nước nào có “độ trũng” lớn hơn và "kênh rạch”thông thoáng hơn. Như vậy, nhiệm vụ cơ bản nhất của cải cách trong thời gian sắp tới là phải làm thế nào để cả ba dòng tư bản tài chính, tri thức và xã hội đổ vào nước ta ngày càng một nhiều hơn. Tất cả những gì cản trở những dòng chảy này cần được nhanh chóng tháo dỡ. Tất cả những gì cần thiết để chúng ta có thể chảy vào cần phải nhanh chóng được tạo ra.

Về tiềm năng của con người, tiềm năng này chỉ được khơi dậy khi con người được bảo đảm đầy đủ các quyền đặc biệt là quyền tài sản. Chúng ta đều biết, tờ giấy khai sinh không đẻ ra con người. Cuốn sổ đỏ không đẻ ra quyền tài sản đối với nhà đất. Các quyền nhân thân và quyền tài sản bao giờ cũng có trước sự xác nhận về chúng. Thế nhưng, các thủ tục xác nhận phức tạp, nhiêu khê, các điều kiện thực thi khó khăn, phức tạp đang cản trở người dân thực thi nhiều quyền “tạo hóa ban cho" của mình. Hơn thế nữa, với thói quen cái gì cũng “quản lý”, nhiều quan chức dang ngộ nhận rằng họ cung cấp các quyền nhân thân và quyền tài sản cho dân. Não trạng này là một hệ quả của cơ chế xin-cho tồn tại nhiều năm trên đất nước ta. Vì vậy, cải cách nghĩalà xóa bỏ các rào cản và bảo đảm các điều kiện đề người dân có thể thực thi nhanh chóng và dễ dàng các quyền của mình (một lần nữa, đặc biệt là quyền tài sản). Đây cũng là điều kiện để chống tham nhũng). Bởi vì, còn co chế xin – cho thì còn độc đoán chuyên quyền và còn thamnhũng. Hơn thế nữa, chỉ khi các quyền tài san của người dân được bảo đảm và được tạo điều kiện để thực thi thì các loại thị trường mới có cơ hội để có thể hình thành, từ từ trường bất động sản đến thị trường khoa học và công nghệ...

Khi các quyền của người dân được bảo vệ và được tạo điều kiện để thực thi dễ dàng, sự giàu có và thịnh vượng chắc chắn sẽ đến nhanh chóng với đất nước ta.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Đặng Huy Chứ - một trong những nhà cải cách đầu tiên

    10/11/2005Lê Thị LanLịch sử tư tưởng Việt Nam đáng ngày càng được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm một gương mặt tiêu biểu của tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX, đó là Đặng Huy Trứ...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • xem toàn bộ