Năng lực thể chế

08:12 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Giêng, 2006

Năng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng. Tuy nhiên, thiếu các năng lực tương ứng, việc giao phó các chức năng lại giống như việc trao bằng cho người chưa đi học.

Năng lực thể chế là thứ rất trừu tượng. Nó được thể hiện thông qua quy trình, thủ tục của công việc và kiến thức, kỹ năng của con người. Mỗi cơ quan nhà nước đều có những quy trình, thủ tục và đều có những con người của riêng mình.

Quy trình, thủ tục hợp thành công nghệ ban hành quyết định. Công nghệ chuẩn thì quyết định được ban hành thường anh minh và tối ưu, công nghệ lạc hậu thì quyết định được ban hành thường chủ quan và độc đoán. Tuy nhiên, con người là yếu tố quan trọng nhất. Thiếu những con người có kiến thức, kỹ năng thì công nghệ cũng chỉ giống như cỗ máy tối tân nhưng vô ích vì không ai biết cách sử dụng. Yếu tố con người còn hết sức quan trọng vì không có một công nghệ nào không bị lạc hậu cùng với thời gian. Chỉ có những con người thành thạo, tâm huyết mới có thể hoàn thiện quy trình công nghệ của cơ quan mình.

Năng lực thể chế là vấn đề rất lớn của nhiều cơ quan nhà nước, đặc biệt của các cơ quan dân cử trong hệ thống của chúng ta. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là việc các vị đại biểu bị thay đổi thường xuyên qua mỗi lần bầu cử. Ví dụ, trong tổng số 498 đại biểu của Quốc hội khóa XI, chỉ có không đến 1/3 là những người được tái cử. Tình hình tương tự cũng xảy ra với các vị đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Sự thay đổi nhân sự này xảy ra không phải do các vị đại biểu không còn xứng đáng, mà chủ yếu do cơ cấu đại biểu thay đổi. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhân sự liên tục như vậy, năng lực thể chế khó có thể tích tụ lại được trong hệ thống các cơ quan dân cử. Cứ thử nghĩ mà xem, năng lực chiến đấu của một đơn vị quân đội sẽ như thế nào nếu đơn vị đó thường xuyên có đến trên 2/3 là ‘’tân binh’’?

Thực ra, vấn đề năng lực thể chế của các cơ quan dân cử được đặt ra không chỉ đối với rất nhiều nước dân chủ khác trên thế giới. Giải pháp thường được các nước áp dụng là không bầu lại một lúc tất cả các ghế trong nghị viện, mà mỗi lần chỉ bầu lại 1/3 của số ghế này. Ngoài ra, việc tái cử của các nghị sĩ là rất được coi trọng. Những cách làm trên là những kinh nghiệm hay để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, tập huấn, bồi dưỡng cho các vị đại biểu có lẽ là giải pháp quan trọng hơn và khả thi hơn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã giao cho Văn phòng Quốc hội xây dựng một kế hoạch trước mắt và dài hạn để triển khai công việc này. Một trung tâm bồi dưỡng cho các vị đại biểu dân cử cũng sắp được thành lập.

Quốc hội, các hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho nhân dân và thực thi quyền lực nhà nước trên cơ sở được nhân dân ủy quyền. Bảo đảm năng lực thể chế cho các cơ quan này là điều kiện tiên quyết để vận hành chế độ dânchủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • Sách "Bàn về khế ước xã hội"

    06/07/2005Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
  • xem toàn bộ

Nội dung khác