Cá và Ao...

06:01 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Chín, 2005

Một nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy.

Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta. Tất cả bắt đầu từ việc: cái được gọi là của bạn ở nước ta không phải là miếng đất mà chỉ là quyền sử dụng nó. Nếu bạn chỉ có quyền sử dụng đất, thì nhà xây trên đất không phải là của bạn thì không đương nhiên là của bạn, cây mọc trên đất không phải là của bạn thì không đương nhiên là của bạn. Về mặt đương nhiên, những thứ đó là của chủ sở hữu đất. Cũng giống như việc nếu bạn thuê một con trâu để cày ruộng, và trong thời gian thuê nó đẻ ra một con nghé thì con nghé đó không phải là của bạn, mà là của người chủ sở hữu con trâu.

Quyền sở hữu theo cách hiểu của chúng ta được cấu thành từ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhưng ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do đó bạn chỉ có quyền sử dụng đất. Như vậy, bạn bao giờ cũng thiếu hai quyền để trở thành chủ sở hữu. Đó là quyền chiếm hữu và quyền định đoạt. Do bạn không thể xác lập quyển sở hữu đối với đất đai cho nên việc xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở trên đó cũng trở nên gian nan. Quyền này không được xác lập một cách đương nhiên, mà phải được Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trên đất không phải của bạn thì có vẻ như nguyên tắc "cá vào ao ai..." đã không còn đúng nữa.

Về lâu về dài sự đảo lộn nói trên không biết sẽ dẫn đến những hậu quả gì. Thế nhưng, trước mắt, nếu vì các quy chế pháp lý khác nhau giữa đất và nhà, mà chúng ta áp đặt hai loại giấy chứng nhận cho một khối bất động sản: một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) và một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (giấy hồng) thì hậu quả kinh tế - xã hội phát sinh sẽ khá nặng nề. Hai giấy này đã hai ngành quản lý nhà nước khác nhau cấp: ngành tài nguyên. môi trường và ngành xây dựng. Và đã hai ngành thì chẳng thể có cách nào để chúng chỉ có chung một cửa. Bạn bao giờ cũng sẽ mất gấp đôi thời gian để lo thủ tục cho một khối bất động sản. Và để được chuyển nhượng, tất cả các khối bất động sản trên đất nước ta đều sẽ mất gấp đôi thời gian so với hầu hết các nước trên thế giới. Nền kinh tế nước ta trong lĩnh vực bất động sản vì vậy cũng có nguy cơ sẽ đắt đỏ hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Và việc chúng ta nghèo nàn hơn so với hầu hết các nước khác trên thế giới gần như đã được áp đặt như một định mệnh của quy chế pháp lý phức tạp hiện nay. Đó là chưa nói tới việc, những giấy xanh, giấy tím, giấy vàng... cũng sẽ rất dễ có cơ hội để xuất hiện và can thiệp vào quá trình chuyển đổi của các khối tài sản ở trên thị trường.

Ngoài ra, quyền năng tập trung quá lớn vào các cơ quan hành chính có thể làm cho việc cải cách hành chính và tinh giản bộ máy khó có thể thực hiện được. Nếu trước đây, chúng ta chỉ cần một bộ máy để cấp giấy hồng thì nay phải cần đến hai bộ máy để cấp giấy đỏ và giấy hồng. Như vậy, biên chế tất yếu phải tăng. Đó là chưa nói tới việc tập trung quyền năng quá lớn vào các cơ quan hành chính có thể làm cho cơ hội và điều kiện để tham nhũng tăng lên.

Cuối cùng, tình trạng nan giải của giấy đỏ, giấy hồng hiện nay có thể phản ánh những vấn đề to lớn trong tư duy pháp lý của chúng ta. Đổi mới tư duy vì vậy là mệnh lệnh của cuộc sống. Và trong việc đổi mới có rất nhiều điều chúng ta có thể học được của người xưa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Bức xúc ở chỗ khác!

    17/08/2005Trần Bạch ĐằngChung quanh dự thảo Luật Phòng và chống tham nhũng mà Quốc hội đang yêu cầu nhân dân góp ý kiến, nổi lên một số cách nhìn và giải quyết thực tế khác nhau. Về phòng và chống, hai phạm trù bản thân đã có vấn đề.

  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác