Đạo đức xã hội
Lời nói đầu
Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đã hai thập kỷ, trong đó gần một thập kỷ đi vào kinh tế thị trường và hiện nay đang mở rộng hợp tác song phương và đa phương, đang chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.
Kinh tế thị trường với mặt tích cựccủa nó đã làm cho xã hội trở nên năng động, phát triển. Nó thực sự là một lực đẩy quan trọng đối với dân chủvà dân chủ hóa.Xã hội sau hai thập kỷ đổi mới (1986 - 2006) đã ra khỏi sự trì trệ, khủng hoảng, đã tạo được tiền đề cho phát triển.
Xã hội đã không những thích ứng với cơ chế thị trường mà còn đang từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là điều hợp với lẽ tự nhiên của phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.
Thành tựu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là điềucần được khẳng định. Cán bộ, đảng viên và quần chúng đã có bước trưởng thành trong nền kinh tế thị trường. Năng lực cá nhân và năng lực xã hội được đề cao và đang tiếp tục được trau dồi, rèn luyện để thích ứng, tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới, thời cuộc mới, yêu cầu mới.
Song mặt tráicủa kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh, ngày càng mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới.
Những mặt trái này đã chậm được nhận thức, chậm phát hiện, chậm xử lý.Hiểu biết phiến diện về kinh tế thị trường, trong đó điều đáng nói là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đạo đức và lối sống tư sản đã không được nghiên cứu đầy đủ, không thấy hết những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó vào nước ta khi mở cửa và hội nhập... đã dẫn tới sự xem nhẹ, coi thường những bảo đảm đạo đức và văn hóa nói chung đối với xã hội khi bước vào kinh tế thị trường.
Những yếu kém trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực của công tác tổ chứcvà cánbộ, kể cả trong Đảng và Nhà nước... đã tạo nên những kẽ hở cho mặt trái của kinh tế thị trường thâm nhậpvà lũngđoạn vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kể cả trong chính trị.
Pháp luật lại không đầy đủ, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực và hiệu quả với không ít những biểu hiện nhu nhược, yếu kém của 'những tổ chức, cơ quan có trọng trách thi hành, bảo vệ pháp luật, sự hư hỏng, thoái hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức có chức có quyền. Xử lý
Giáo dục đạo đức, văn hóa đạo đức, nhất là giáodục truyền thông(bao gồm truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hóa tinh thần, đạo đức...) bị xem nhẹ, thậm chí đã có lúc bị bỏ trống. Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi đậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan... đã lấn átvà làm xói mòncác giá trị tinh thần, làm hủyhoại đạo đức, nhân cách. Hậu quả này là do sự xem nhẹ giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống gây nên mà giờ đây xã hội đang phải hứng chịu, phải trả giá đắt.
Phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường.
Tình trạng thương mại hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tếđến mức nghiêm trọng và gây ra những hậu quả tai hại. Đạo đức của người thầy giáo và người thầy thuốcbị xâm phạm, làm vẩnđục, hoen ốcác quan hệ con người, làm tha hóa nghiêm trọng con người, đạo đức và nhân cách.
Thương mạihóa còn thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần: báo chí, văn học, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn, cảm thụ và tiêu dùng các giá trị văn hóa.
Hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học các quan hệ xã hội trong đời sống của giới trí thức cũng có không ít những biểu hiện thiếu lành mạnh, xa lạ với các chuẩn mực văn hóa, xa lạ với đạo đức và nhân cách khoa họe của những người trí thức chân chính với truyền thống trọng đạo lý và chân lý.
Cơ chế "xin - cho" từ kinh tế và quản lý kinh tế cũng như quản lý nhà nước nói chung không được ngăn chặn, xóa bỏ đã gây tác hại khôn lường, không chỉ gây tổn thất trong kinh tế, đẩy quan liêu -tham nhũng vốn đã là "quốc nạn" và "trọng bệnh" từ bao lâu nay tới chỗ gay gắt và trầm trọng hơn mà còn làm biến động các quan hệ đạo đức, xuyên tạc phương thức đánh giá giá trị, làm lệch lạc các định hướng giá trị, cách ứng xử và hành xử của con người.
Mất mát tiền của vật chất là to lớn, mất mát về đạo đức, về các giá trị tinh thần còn lớn hơn, nhất là sự xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ. Họ đang lớn lên, đang vào đời và chuẩn bị vào đời (thanh, thiếu niên) mà không biết tìm những điểm tựa tinh thần, tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức và lối sống ở đâu, với những tấm gương nào để noi theo.
Thói đạo đức giả với những biểu hiện của nó trong lối sống, nói không đi đôi với làm ở khôngử những ngườilớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm nặng nềđối với lớp trẻ, làmcho họ mất niềm tin. mất phương hướng trong cuộc sống.
Trong các Nghị quyết Đại hội, Đảng ta đã từng nhấn mạnh, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổi mới, đã cảnh báo những nguy cơ và thách thức đối với nước ta trong phát triển. Trong những nguy cơ đó không chỉ có nguy cơ tụt hậu và lạc hậu, quan liêu, tham nhũng mà còn có nguy cơ chệch hướng XHCNvà "diễn biến hòa bình".
Quan liêu, tham nhũng đã không dừng lạiở nguy cơ
mà đang trở thành một hiện trạng thực tế, phổ biến, nghiêm trọng.Với mức độ "quốc nạn" và "trọng bệnh", quan liêu - tham nhũng đã trở thành một tình huống chínhtrị - xãhội, thách thức sự mất, còn của chế độ.Đạo đức xã hội suy thoái với những tiêu cực, tệ nạn, tội phạm, những hiện tượng này không chỉ gia tăng mà còn trầm trọng về mức độ và hậu quả. Đối tượng gây tộiác không chỉ là những kẻ du thủ du thực, đâm thuê chém mướn, hành xử theo kiểu “luật rừng" và "xã hội đen" mà còn là những kẻ đã từng được học hành, được đào tạo, có học vấn và văn bằng cao, đang hành nghề công chức và có chức vụ trong cơ quan nhà nước. Đối tượngbị hạikhông chỉ là dân thường mà còn là các công chức có chức vụ cao ngay trong cơ quan kinh tế, pháp luật trọng yếu ở Thủ đô
Hiện trạng đạo đức suy thoái gây nhức nhối cho xã hội, làm cho lòng dân không yên, xã hội tiềm ẩn những mất ổn định. An ninh xã hội và an toàn cuộc sống bị đe dọa.
Những biểu hiện đó chứng tỏ rằng, dù đã ra khỏi lạm phát và khủng hoảng kinh tế từ năm 1996, nhưng giờ đây dường như chúng ta đang phải đối mặt với sự xuống cấp về mặt đạo đức, tinh thần xã hội, từ những đổ vỡ, phân rã trong gia đình (ly hôn và ly thân, xung đột thế hệ) đến những giảm sút nghiêm trọng vai trò và ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ con người ở các cơ quan, công sở, trong Đảng, chính quyền các tổ chức đoàn thể của hệ thống chính trị.
Tình huống đạo đức xã hội như vậy, không thể không đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc và đánh giá với tinh thần phê phán về tình hình đạođức trong Đảng, trongđội ngũ cánbộ, đảng viên và công chức nhà nước vàđạo đức xã hội nói chung, nhất là khi Đảngở vị thế Đảng cầm quyền.Đã đến lúc phải nghiên cứu, đánh giá và tìm kiếm những giải pháp về tình huống đạo đức. Đã đến lúc phải chấn chỉnh đạo đức xã hội, không phải chỉ bằng giáo dục mà phải bằng sức mạnh của tổ chức quản lý của Nhà nước, đặc biệtlà những đinh hướngđạo đức trong sự lãnhđạo của Đảngđối với xã hội.
Nghiên cứu để đưa lại những luận chứng khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của đạo đức xã hội ở nước ta, kiến nghị với lãnh đạo Đảng sớm ra một nghị quyết về đạo đức xã hội - đó là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường