Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay
Toàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà trong bài viết này, chúng tôi muốn làmrõ, do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt
Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẻ, nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó. Việt
Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng, miền, các quốc gia dân tộc, những họat động khác nhau của các cộng đồng người từ chỗ tách rời nhau, độc lập với nhau đến chỗ gắn bó, liên kết lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, hữu cơ trên quy mô toàn thế giới.
Toàn cầu hóa đã bắt đầu từ khá sớm chứ không phải chỉ ở vài thập niên gần đây. Cách đây 158 năm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: "Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường...". Đó chính là quá trình quốc tế hóa - giai đoạn trước của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là sự phát triển mới về chất của quá trình quốc tế hóa. Toàn cầu hóa chỉ xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các Công ty liên quốc gia, xuyên quốc gia mang tính chất toàn cầu.
Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Có quan điểm cho rằng, toàn cầu hóa là xu thế khách quan mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Quan điểm khác cho rằng, toàn cầu hóa là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, do Mỹ lũng đoạn nhằm áp đặt sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và kinh tế
Như vậy, trên thực tế, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa tạo sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc. Đồng thời, toàn cầu hóa tạo thêm khả năng "phát triển rút ngắn" và mang lại những nguồn lực cần thiết cho những nước đang phát triển.
Một điều không thể phủ nhận là toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làmcho con người trên trái đất hiểu nhau hơn, có thể nắm được tình hình và cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện. Bằng cách đó toàn cầu hóa góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, của các quốc gia và của con người.
Có thể khẳng định, chính nhờ quá trình toàn cầu hóa, con người có được những tiền đề về cả vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển toàn diện của chính mình.
Việt
Ngoài những tác động về kinh tế, toàn cầu hóa còn tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa. Do tác động của toàn cầu hóa và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt. Nhờ tiếp thu những thành tựu công nghệ, thông tin, chúng ta có thể tiếp cận với nbơuồn tri thức khổng lồ, cập nhật được nhiều thông tin mới về tình hình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính trị về các vấn đề trong nước và trên thế giới cũng được nâng cao. Nhờ quá trình toàn cầu hóa dân tộc ta hiểu biết hơn các dân tộc trên thế giới, bổ sung và làmgiàu nền văn hóa của dân tộc mình. Cũng thông qua mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế, con người Việt
Những thay đổi trong đời sống kinh tế văn hóa, tinh thần theo hướng ngày càng tất đẹp hơn làm người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thấy rõ đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng đề ra là đúng đắn, theo kịp trào lưu của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đưa nước ta lên một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế, một mặt, tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình, đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả xã hội. Nhưng mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế cũng đem đến tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế. Đó là việc đặt mục tiêu kinh tế lợinhuận lên trên hết, do đó mà một số tổ chức, cá nhân làmgiàu bất chính bằng bất cứ giá nào. Điều đó góp phần làmbăng họai nền đạo đức xã hội, làmcho quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không tình, không nghĩa" và đây thực sự là một nguy cơ của sự suy thóai đạo đức, lốisống con người Việt
Nhờ toàn cầu hóa, chúng ta tiếp cận được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học. Công nghệ điện tử và tin học làm cho tác phong của con người khẩn trương hơn, linh hoạt hơn để
Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lốisống đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống
Như vậy, có thể nói, toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức của người Việt
Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và với những người xung quanh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người và người trở nên "lỏng lẻo". Đây thực sự là nguy cơ của việc đẩy xa nhau giữa con người với con người, đi ngược lại với truyền thống "tương thân, tương ái" của dân tộc.
Do đời sống kinh tế còn khó khăn, cộngvới sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực xã hội đã xuất hiện khuynh hướng "thương mạihóa". Ví như giáo đục, vốn trước đây thuộc lĩnh vực bao cấp của Nhà nước, đang có khuynh hướng " thương mại hóa" với những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, "đổi tình lấy điểm", lạmthu, mở tràn lan các lớp đào tạo tại chức, liên kết đào tạo với nước ngoài... nhằm mục đích thu lợi, không đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều này góp phần làmmôi trường sư phạm xuống cấp, đạo lý thầy trò suy thóai, lốisống thiếu hoài bão, lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.
Một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa "là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân". Nhưng cũng chính mặt tích cực này khi bị con người đẩy lên quá mức sẽ trở thành tiêu cực. Ý thức đề cao cá nhân, một khi bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá nhân lấn át cái cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợiích cá nhân là trên hết, lúc đó, lợi ích tập thể sẽ bị lấn át, thậm chí bị phế bỏ, từ đó mà tham nhũng, lãng phí ngày càng có cơ hội gia tăng: "Tham nhũng, lãng phí làm tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, làm cho nhân dân lo lắng, bất bình và nguy hiểm hơn, đó là làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ".
Như vậy, có thể thấy, những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam như phân tích ở trên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc giữ vững định hướng chính trị và định hướng giá trị tinh thần trong thực tiễn xây dựng đất nước, cũng như trong họat động thực tiễn đạo đức là yêu cầu cấp thiết để góp phần ngăn chặn sự suy thóai và nguy cơ suy thóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường