Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty trên thế giới và kết quả các nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số gợi ý cho việc cần làm và yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp.
Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo
Thực tế cho thấy nhiều hành vi phi đạo đức của các nhân viên là do ảnh hưởng xấu từ cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo đồng tình tiếp tay cho các hành vi như khai man thuế, làm gian, làm ẩu, qua mặt đối tác... thì không thể đòi hỏi sự trung thực của nhân viên. “Thượng bất chính hạ tắc loạn”! Ngược lại, sự quyết tâm tôn trọng các giá trị đạo đức, cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua thiệt, và sự gương mẫu trong việc thực hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽ tạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng nhau làm ăn chân chính.
Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất
Phạm trù đạo đức thường rất rộng và trừu tượng, nhiều khi còn mang tính chủ quan. Do đó, để cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng và áp dụng một bộ những quy tắc đạo đức thống nhất. Bộ quy tắc này được xem là một cẩm nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp. Nội dung của bộ quy tắc đạo đức nên bao gồm bốn phần chính: 1. Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp; 2. Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên; 3. Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà nhân viên phải thực hiện đối với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng; 4. Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan đến đạo đức.
Như vậy, trong bộ quy tắc đạo đức thì trách nhiệm của doanh nghiệp và lãnh đạo được nêu ra trước, sau đó mới đề cập đến trách nhiệm của nhân viên. Trong thực tế, các công ty ở Mỹ và Canada thường có những bộ quy tắc không dài quá hai trang, được trình bày đẹp, sinh động, ngắn gọn và dễ hiểu để phát cho mọi nhân viên. Doanh nghiệp không nên sao chép rập khuôn các quy tắc đạo đức chung chung hoặc thuê công ty tư vấn viết thay, mà nên tổ chức cho tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quy tắc, tự đề ra trách nhiệm và hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạo đức. Các quy tắc cũng cần được cập nhật, điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân viên. Khi được đóng góp ý kiến thì các nhân viên sẽ coi bộ quy tắc này là của chính mình nên sẽ tự giác thực hiện nó. Khi đó đạo đức trong kinh doanh không phải là những nội quy cứng nhắc trên giấy mà sẽ trở thành một nét văn hóa sống động trong công ty.
Các chương trình Huấn luyện về đạo đức
Xây dựng một bộ quy tắc chỉ là bước đầu đưa đạo đức trở thành nét văn hóa sống động trong công ty. Bộ quy tắc dù đầy đủ và rõ ràng đến đâu cũng không thể bao quát hết tình hình thực tế. Vì thế, việc hiểu và thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp cũng cần được xem như huấn luyện các kỹ năng bán hàng, giao tiếp… Trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều tình huống mới làm nhân viên lúng túng không biết phải xử lý thế nào cho đúng về mặt đạo đức, như nhắm mắt cho qua để đạt chỉ tiêu hay nên dừng lại để kiểm tra khi phát hiện sản phẩm bị lỗi, hoặc có nên đuổi việc nhân viên khi vi phạm một lỗi nào đó? Trải qua những tình huống như vậy, doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình huấn luyện về đạo đức kinh doanh để giúp nhân viên biết cách xử lý vấn đề cho đúng. Có thể đó là các khóa học tập trung hay ngoài giờ hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hay thi đố vui xử lý tình huống, diễn kịch tuyên truyền, thi viết báo tường hay vẽ tranh cổ động... Nhiều công ty cũng có sáng kiến xây dựng các tình huống mẫu hoặc phát triển các quy tắc đạo đức chung thành những đoạn phim ngắn chiếu cho nhân viên xem.
Xây dựng các kênh thông tin
Nhiều công ty như Motorola hay Sundstrand đã thành lập một hội đồng gồm các nhân viên thường trực và chuyên trách về đạo đức. Khi có thắc mắc gì về vấn đề này thì nhân viên của công ty sẽ liên lạc với hội đồng này. Tương tự, các công ty Pacific Bell và Marathon Oil cũng đã thành lập các “đường dây nóng” giải quyết các vấn đề về đạo đức kinh doanh. Tập đoàn Texas Instruments thì xây dựng kênh thông tin qua hệ thống thư điện tử, nhân viên ở khắp thế giới để có thể liên lạc trực tiếp với những người chuyên trách vấn đề ở tổng công ty tại Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần tránh việc ỷ lại và dồn hết trách nhiệm vào những người chuyên trách.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu