Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của thế giới ngày nay và nền kinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốn được xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại. Hiện tượng suy đồi đạo đức là có thật và đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn cầu.
Đối với Việt
Như chúng ta đã biết, lịch sử Việt
Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi chúng ta phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới. Thông qua việc mở rộng quan hệ, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hoả dân tộc. Nhưng cũng trong quá trình mở cửa hội nhập, sự xâm nhập của văn hoá và lối sống ngoại lai làm cho văn hoá truyền thống có nguy cơ bị lãng quên. Trong đời sống xã hội, đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy
Chúng ta chủ động chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với bên ngoài, coi đó là một trong những định hướng cơ bản để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, muốn thế thì chúng ta cũng phải chủ động tiếp thu cái gì từ bên ngoài có lợi cho đất nước và lọc bỏ những gì không phù hợp vớitruyền thống của dân tộc. Điều cơ bản là trong quá trình hoà nhập, tiếp thu cái mới, chúng ta đừng vội quay lưng lại với cội rễ của mình, từ bỏ những gì mà cha ông chúng ta đã từng tạo đựng. Bởi vì, "đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái khác”.
Chúng ta luôn tự hào là dân tộc ta có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó, con người việt
Thực tế hiện nay ở nước ta, trong lĩnh vực đạo đức xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối sống lành mạnh, có lý tưởng, trung thực, có ý thức xây dựng đất nước... với lối sống thực dụng, ích kỷ, sa đọa. Cái mới, cái tiến bộ đang từng bước du nhập vào. Trong khi đó, cái xấu, cái tiêu cực cũng nhân cơ hội này len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải "gạn đục khơi trong" theo tinh thần của Bác, phải tăng cường giáo dục đạo đức cho toàn xã hội, nhất là cho lớp trẻ. Bởi giáo dục đạo đức sẽ góp phần vào việc thức tỉnh lương tâm, tạo ra một hành lang trách nhiệm đạo đứccho hoạt động năng động của mỗi con người, sẽ làmsâu sắc thêm mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con ngườivới tự nhiên, sẽ góp phần tạo ra một "cơ chế phòng ngừa các phản giá trị văn hoá", Đảng ta đã nhấn mạnh: "Từ nay đến năm 2010, chúng ta đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống văn hoá của dân tộc”.
Điều dễ nhận thấy là, trong một thời gian khá dài chúng ta không coi trọng lắm việc giáo dục, rèn luyện đạo đức. Chính sự khiếm khuyết, hụt hẫng trong giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo đục đạo đức truyền thống trong nhà trường đã tạo nên một khoảng trống ngay trong tâm hồn của thế hệ trẻ. Và đây là một trong những lý do giải thích vì sao ngày nay một bộ phận lớp trẻ có xu hướng quay lưng lại với văn hoá truyền thống, sống thực dụng, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí trở thành kẻ phạm pháp. Cho nên, trong quá trình xây dựng đất nước, nếu chúng ta chỉ đơn thuần nhằm vào và chỉ đưa vào tăng trưởng kinh tế mà không đứng vững trên cái nền căn bản và vững chắc của văn hoá, của đạo đức truyền thống thì sự phát triển của xã hội sẽ trở nên hết sức khập khễnh, không lâu bền.
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển đất nước, từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh và phức tạp , chúng ta càng cần phải gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời phải coi trọng giáo đục đạo đức, phải tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức trong gia đìnhlà hết sức cơ bản và quan trọng. Bởivì, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trong hoạt động kinh doanh phải biết kết hợp hài hoà cáilợi, cái thiệnvà cái đẹpchứ không thể vì những lợi ích thấp hèn mà làm mất đi nhân cách con người Việt
Những giá trị chung: lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hoà bình - hoà hợp, bình đẳng - công lý, nhân quyền, dân quyền.
Những giá trị riêng: lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, sòng phẳng, tự giác, tự trọng.
Có những giá trị đã tồn tại từ bao đời nay, cũng có những giá trị mới nảy sinh cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Điều cơ bản là cần phải có sự nhìn nhận khách quan và khoa học để vừa kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp, vừa chọn lọc, tiếp thu những cái thực sự là quý giá, phù hợp với dân tộc mình để xây đựng một hệ giá trị đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nghĩa là phải biết kết hợp cáihiện đại và cái truyền thống, biết xuất pháttừ cái truyền thốngđể đi đến hiện đại. Bởivì, những giá trí mới cùng với các giá trị truyền thống bền vững sẽ là những động lực thúc đẩy con người hành động và nhờ vậy mà lịch sử sẽ có bước phát triển mới.
Ngày nay, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, mà còn rất đề cao các giá trị đạo đức, các giá trị tinh thần. Bởi vì các giá trị này trong nhiều trường hợp, đóng vai trò động lực đối vớisự tiến bộ xã hội. Do vậy, nếu chúng ta biết hướng về cội nguồn, biết bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời biết cách tân các giá trị đỏ thì chúng sẽ trở thành nội lực cho sự phát triển lâu bền của xã hội hiện tại và cả trong tương lai.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường