Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

09:36 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Mười Hai, 2010

Lời dẫn của chungta.com:

Tranh luận “A có phải là B hay không?” là dạng tranh luận cơ bản mà chúng ta rất hay gặp. Thông thường nếu khái niệm về A, B được nhiều người cùng hiểu một cách tương đối thống nhất (đã xác định rõ nội hàm của A và của B) thì “A coi là B” khi xác thực được theo 1 trong 2 hướng sau:
  • Hướng 1: “A là B” nếu như A mang hầu hết các nội hàm cơ bản, bản chất của B
  • Hướng 2: “A là B” nếu ngoại diên của A thuộc (nằm trong hay xấp xỉ) ngoại diên của B

Nhưng trong trường hợp tranh luận mà: A là “Triết học” còn B là “Khoa học”, nhiều người trong chúng ta còn chưa xác quyết được “Triết học có là Khoa học hay không?” do 4 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1- Không hiểu rõ về A - định nghĩa khoa học: có thể hiểu rất rõ một vài ngành khoa học cụ thể như vật lý học, toán học hay tâm lý học,… nhưng một số người lại chưa hiểu hết về khoa học nói chung.

  1. Khoa học theo từ gốc tiếng La tinh là Tri thức; làm khoa học là làm công tác nghiên cứu, khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Công việc của khoa học gia là tìm cách gia tăng hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Phạm vi của khoa học là nghiên cứu thực nghiệm và dùng sự suy lý để suy xét hiện tượng tự nhiên. Các khoa học gia quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm.
  2. Kiến thức khoa học thu được bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
  3. Ta phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức thông thường và tri thức khoa học. Nhận thức khoa học là bậc thang cao hơn của nhận thức thông thường:
    • Nhận thức thông thường (tiền khoa học): hình thành tự phát/ bán tự phát, mang tính kinh nghiệm, trực tiếp từ cuộc sống. Nó có trước và là nguồn tư liệu của khoa học. Sắc thái phản ánh trực tiếp, cụ thể và phong phú. Nó tác động thường xuyên, phổ biến chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống.
    • Nhận thức khoa học: bước tiến mới tự giác mang tính khái quát, trừu tượng hóa và chính xác hóa cao. Nghiên cứu các khách thể khách quan, quy luật biến đổi của khách thể dựa theo sự thật và lý trí. Tri thức tạo ra mang tính hệ thống, tính chặt chẽ logic và có căn cứ. Có sử dụng hệ thống các phương tiện và phương pháp chuyên môn.

Nguyên nhân 2 - Không hiểu rõ hay thống nhất được về B - định nghĩa “triết học” là gì? – đây là một điều hay gặp, kể cả triết gia (nhất là nhiều người chưa hiểu sứ mệnh, vấn đề triết học giải quyết, công cụ/ phương pháp làm việc, kết quả triết học…)

  1. Triết họctheo từ gốc tiếng Hy Lạp là quý chuộng và lòng yêu mến sự thông thái - một thái độ luôn tìm kiếm, luôn nghi vấn với lý tưởng để đời sống con người luôn tốt đẹp hơn. Triết học không có chủ đề xác định, chưa được đồng thuận, với nhiều người nó rất huyền bí và có nhiều nội dung, có nhiều sứ mệnh khác nhau dựa theo những quan điểm khác nhau.
  2. Sản phẩm của triết học là tri thức đặc biệt là minh triết về con người, thế giới, Thượng Đế, đời sống cá nhân tốt đẹp, đời sống xã hội tốt đẹp... mọi thứ từ cứu cánh cuộc đời đến bản chất của vạn vật. Do đó nó bao quát nhiều chủ điểm của khoa học, vượt trên cái thực nghiệm đi vào cái lý tưởng/ siêu việt, nó là mối quan tâm của tất cả mọi người và nếu ai đó còn khao khát chân lý tối hậu, ưa thích, say mê sự thông thái, hỏi đáp câu hỏi "Tại sao" cho đến cùngđều có thể tham gia triết học.

Nguyên nhân 3 - Sử dụng định nghĩa ““triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy... “” theo một số SGK về triết học của Việt Nam có nghĩa là Triết học đã được định nghĩa thông qua Khoa học. Với cách hiểu A thông qua Bnhư vậy thì đã hình thành cách hiểu ngầm “A là B” mất rồi. Với trường hợp này, để tránh sự hiểu nhầm “A chính là B” hay A và B là một, cần xem xét lại định nghĩa của A để phân định được thế nào là A, thế nào không phải là A; cũng như xem lại định nghĩa của B để phân định thế nào là B, thế nào không phải là B. Và sau khi hiểu về A rồi, về B rồi chúng ta mới có thể trả lời chính xác "A có là B không?"

Nguyên nhân 4 - A và B đang vận động, biến đổi chính nội hàm về nó làm cho A trở nên ngày một khác A, B ngày một khác B. Cụ thể, “Triết học” và “Khoa học” đang phát triển (khoa học phát triển hết sức mạnh mẽ), đang tương tác lẫn nhau và vẫn đang liên tục xác định lại phạm vi nghiên cứu của mình.

1. Theo lịch sử phát triển, triết học luôn gắn liền với khoa học và cùng ảnh hưởng thay đổi cuộc sống của con người, xã hội. Thời cổ đại, triết học đồng nhất với khoa học tự nhiên, triết gia đồng thời là nhà khoa học. Khoa học ngày một phát triển, khoa học tách dần khỏi triết học, trở nên độc lập. Ngay trong khoa học, đến mức hiểu biết nhất định, các ngành khoa học phân ngành/ hợp ngành liên tục hình thành nên vô số ngành khoa học liên thông và độc lập tương đối với nhau, đối tượng/ hiện tượng ngày một chuyên biệt, câu hỏi đặt ra và công cụ/ phương pháp của khoa học ngày một gia tăng.
Ví dụ ta có một số loại hiện tượng khách quan như sau:

a- Hiện tượng có cộng đồng nghề nghiệp làm công tác nghiên cứu và ứng dụng các ngành khoa học khác nhau dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về khoa học – Khoa học luận” tách riêng khỏi khoa học xã hội, nhằm mục đích chuyên môn hóa hoạt động khoa học*)

b- Hiện tượng có nhiều triết gia trên thế giới suy tư triết học dẫn tới hình thành chuyên ngành “khoa học về triết học” tách riêng khỏi khoa học xã hội. Tiến hành so sánh, phân loại, tổng hợp và hệ thống hóa thành tựu, ý tưởng triết học của các triết gia trong lịch sử loài người, cung cấp để tăng cường hiệu quả, tính chuyên nghiệp của triết gia, công tác triết lý.

c- Hiện tượng có nhiều người theo đuổi và mang những trạng thái hạnh phúc rất đa dạng dẫn tới hình thành chuyên ngành “hạnh phúc học”. Quan điểm và biện pháp khác nhau để có hạnh phúc của mọi người là dữ liệu để các nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc.
2. Trong khi đó, triết gia vẫn bám đuổi một số câu hỏi căn bản, gốc gác nhất là những câu hỏi muôn thuở về cuộc đời, vẫn trong phạm vi tư biện và suy ngẫm bất tận mà kết quả là các dòng, các đạo giáo, các trường phái, quan điểm khác nhau làm nên bức tranh trí tuệ, đạo đức phong phú của loài người. Do triết học bị phấn tách nhiều chủ điểm, vấn đề và chuyển sang khoa học như các môn khoa học tự nhiên, tâm lý học, các môn khoa học, môn đạo đức học, môn mỹ học, môn logic học… nên một số vấn đề vũ trụ quan, bản thể luận, các vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận, nhân sinh quan như ý nghĩa cuộc sống, phong cách sống… Ngay các vấn đề đó cũng đang bị co hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vị trí riêng biệt bên ngoài các ngành khoa học cụ thể. Mối liên hệ giữa triết học với khoa học là:
a- thành tựu khoa học để thẩm định, minh chứng, làm rõ hay phản bác cho các kết luận triết học. Khoa học càng tiến bộ thì càng giải đáp được một số câu hỏi của triết học, đặc biệt là những câu hỏi về thế giới, tư duy, ý thức… Một số thành tựu khoa học đặt ra những vấn đề mới thậm chí tạo nên sự khủng hoảng hay bước nhảy mới cho triết học (ví dụ: chủ nghĩa duy khoa học, vấn nạn mê tín & ảo tưởng về khoa học, giá trị / ý nghĩa của khoa học)

b- các kết luận triết học gợi ý cho khoa học các giả thiết và định hướng tiến bộ, lộ trình khám phá chi tiết, toàn diện thế giới cũng như cung cấp cho khoa học phương pháp luận nghiên cứu các đối tượng


Tranh luận “Triết học có là khoa học hay không” chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người.

Nếu quan tâm đến Triết học, bạn cần tìm hiểu rõ mục đích và giá trị của triết học, những vấn đề triết gia lý giải và biện pháp triết gia trả lời các vấn đề đặt ra trong tương quan giống nhau và khác nhau với mục đích, phương thức và sử dụng kết luận khoa học từ các nhà khoa học. Đó là ý nghĩa của việc tranh luận Triết học có là khoa học hay không.

Sau đây, mời các bạn theo dõi một đoạn chungta.com ghi chép được buổi tranh luận về chính chủ điểm “Triết học có phải là Khoa học hay không?” giữa một số vị khách…

Xem thêm:


Tiến sĩ Phạm Huy Thông: Chỉ có triết học Mác - Lê nin cho rằng triết học là một môn khoa học, chỉ có giáo trình SGK Triết của ta mới cho rằng triết học là một môn khoa học.

Ông Ng. Đức: - Nếu là khoa học thì triết học không có ai công nhận đúng. Anh Thông không trả lời khoa học là triết học. Anh Thông trả lời khẳng định triết học có tính khoa học nhưng triết học không phải là khoa học.

Theo tôi, Triết học hiển nhiên là Khoa học. Cá nhân cần có cá tính và chính kiến. Tôi rất buồn cười cho những người nghi ngờ triết học không phải là khoa học. Theo tôi họ cực kì ấu trĩ. Triết học là 1 khoa học. Xét trên lịch sử triết học và nhận thức nhân loại cũng như toàn bộ cấu chức và nhận thức của nó, triết học không còn gì khác hơn là một nhận thức khoa học. Trước Socrates, nhân loại chỉ có môn vật lý học sơ khai bao gồm kim mộc thủy hỏa thổ ở phương Đông, đất nước gió lửa ở phương Tây. Chỉ có Socrates với nhận thức luận phương Tây mới được gọi là cha đẻ của nền triết học cổ điển duy niệm toàn cầu. Sau đó đến Platon là học trò của Socrates, đã đề ra hữu thể luận, chính là hạt nhân, hạt giống, mẹ đẻ của triết học toàn bộ lịch sử nhận thức triết học. Đến Aristote mở ra đồng nhất luận, a = a, và tam đoạn luận - căn gốc của mọi logic trên đời, không ai phản bác được kể cả Heghen. Như vậy cả 3 ông tổ này đã xây dựng nên logic đầu tiền cho loài người. Mà cái gì không phải là logic chắc chắn không phải là khoa học. (Chính Nietzsche đã nói: Chúng ta không làm được gì nhiều hơn các tổ sư của chúng ta. )

Ông Bùi Quang Minh: - Tại sao nguồn gốc của triết học Mác là tính xác thực trong khoa học, nhưng mọi loại triết học khác lại đề cao tính siêu hình, nhưng ông đề cao cả 2. Chẳng cần nói mấy ông trích dẫn là triết gia hay nhà khoa học, triết học và khoa học không trùng nhau vì có sự khác biệt rất lớn ở mấy biểu hiện chính:

  1. Nhà triết học không nhất thiết là nhà khoa học; và cộng đồng triết học không phải là cộng đồng khoa học
  2. Thao tác làm việc của nhà triết học và nhà khoa học khác nhau
  3. Sản phẩm, tư liệu của nhà triết học khi làm việc và sản phẩm, tư liệu của nhà khoa học hoàn toàn khác nhau; các mệnh đề của triết học đưa ra không phải là dạng mệnh đề khoa học. Việc kiểm chứng mệnh đề khoa học là cực kỳ quan trọng, trong khi rất nhiều mệnh đề triết học không mang tính chất để kiểm chứng.
  4. Các tác phẩm triết học khác với các công trình khoa học, các vấn đề khoa học và triết học khác nhau, các giải pháp ứng dụng khác nhau, sống theo triết học khác sống theo khoa học.

Điểm khác nhau chính là Triết học và Khoa học luôn có những vùng đất riêng biệt. Những vấn đề triết học trả lời và khoa học trả lời là khác nhau. Khoa học trả lời thế giới bản chất là gì thuộc về Chân/ Giả, cái khoa học trả lời chỉ đưa ra dự báo những kịch bản cho cuộc sống. Triết học còn trả lời thêm những câu hỏi thuộc dạng: Thiện / Ác, Đẹp / Xấu, Lợi/ Thiệt, Thiêng/ Tục...

Ông Ng. Đức Câu hỏi cho ông Minh: theo ông tiêu chuẩn của một môn khoa học căn bản nhất là gì?

Ông Bùi Quang Minh: Căn bản nhất của khoa học là phải hiểu được bản chất & hoạt động thế giới quanh ta, và phải hiểu được tất cả dựa trên khoa học, phán đoán được hoạt động của tất cả trong những thời điểm khác nhau. Nếu không khẳng định được mình hiểu biết cái gì đó, không phải là nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu đối tượng hơn hẳn người bình thường.

Ông Ng. Đức: Tôi không thỏa mãn với câu trả lời của anh Minh. Tôi hỏi anh hãy cho tôi một câu ngắn về cái gọi là điều kiện và điều kiện tiên quyết làm nên khoa học. Điều kiện tiên quyết của khoa học là gì?

Ông Bùi Quang Minh: Điều kiện tiên quyết là thực chứng và đúng với khách quan. Ngoài quan sát hiện tượng đã diễn ra khoa học còn theo dõi thực chứng các giả thuyết phán đoán khoa học trong tương lai. Nhiệm vụ là việc giải thích tính nhân quả giữa các hiện tượng khách quan, tìm được mối liên hệ giữa các hiện tượng trong tương lai và các hiện tượng thuộc quá khứ, tức là tìm mối liên hệ giữa quá khứ và tương lai.

Ông Ng. Đức: Theo tôi lời của anh Minh rất sai, khoa học hay mọi ngành thứ nhất là có chủ tri, thứ hai là khách quan. Anh Minh đã bảo rằng phải nhìn vào hiện tượng khách quan. Anh Minh đã quên điều đầu tiên là hữu chủ tri đó mới là cái hữu làm nên khoa học và nhân loại. Còn lại những thứ bay trên không là bọt xà phòng.

Ông Bùi Quang Minh: Ông Đức nói là cái sai, theo tôi "cái thiếu" và "cái sai" là khác nhau. Tôi cho rằng triết học và khoa học đều là sản phẩm của con người, đều có tính chủ quan. Chúng ta chưa có một loài người thứ hai và không có triết học, khoa học của loài thứ hai đó. Cái chính là khoa học xác lập mối liên hệ bản chất giữa hiện tượng trong tương lai và hiện tượng của quá khứ, đều của thế giới khách quan.

Ông Ng. Đức: Anh Minh tiếp tục sai. Vì tôi hỏi anh điều kiện tiên quyết của khoa học là gì. Anh trả lời như thế là đánh rơi cái chủ tri là đánh rơi cái đặc tính của loài người, khoa học là phổ quát của tất cả, không có khoa học phổ quát của một ai cả.

TS Nguyễn Văn Vịnh: Tôi nghĩ rằng việc tranh luận như thế này là quá cần thiết và luôn luôn là câu hỏi minh bạch để thắc mắc, khoa học, sẽ được định nghĩa rất rõ ràng bằng khái niệm phát hiện, các phát hiện của khoa học dựa trên dự quan sát của ý chí con người, đối với thế giới khách quan. Vì vậy, trong mọi trường hợp các kết quả của các ngành khoa học nói chung chỉ là sự phát hiện về thế giới mà chúng ta đang sống, với những phát hiện này, con người có thể mô phỏng, có thể bắt chước thế giới như là một sự chứng minh về trí tuệ của mình, thấy chim bay làm ra máy bay, cá lặn làm ra tàu ngầm, thấy các hiện tượng khác lại tiếp tục đặt ra các câu hỏi tại sao và cố gắng giải thích. Sự tiện ích của khoa học mang lại cho loài người đến ngày hôm nay chúng ta vẫn tin đó là niềm tự hào rất lớn của lý trí.

Hy vọng lớn nhất của triết học sẵn sáng tìm kiếm phân tích để làm ra những cỗ máy nhỏ như con kiến và thông minh như con kiến, biết truyền sinh, đây là những thí dụ về những bất tận mà khoa học chưa làm được. Triết học, trong nhiều trường hợp bị nhầm lẫn như là một khoa học, đó là những cách định nghĩa, là quan niệm. Tôi thật sự lấy làm tiếc về quá trình nghiên cứu triết học của ông Đức, khi ông có một cử chỉ rất đáng yêu, là nghĩ rằng mình có thể hiểu về triết học. Theo tôi, triết học, là một định hướng cho các hành vi ứng xử lớn hơn nữa, Những định hướng này có tìm kiếm được sự chia sẻ của một nhóm người hay một cộng đồng, trong một giai đoạn hay trong các thời đại. Điều này tôi nói để tôi thấy triết học lớn hơn khoa học rất nhiều, nếu đơn giản nhất đó là một thái độ sống, một con đường chọn để các triết gia sống chết với các ý tưởng của mình, điều này rất khác với các triết gia được gọi là chuyên nghiệp ở phương Tây. Họ có thể đưa ra những hệ thống triết lý và triết học nhưng học khôn cần chịu trách nhiệm và sống với triết lý và triết học đó. Sứ mệnh của triết học không phải là minh chứng những kết quả có tính chân lý. triết học lớn hơn chân lý.

Vì triết học đủ sự rộng lớn bao dung, chỉ những điều loài người chưa biết đến, đơn giản như các lý tưởng, đơn giản hơn là các thái độ sống, bất ngờ hơn đó là sự an ủi với những thất bại của con người, Trong trường hợp này, tôi không nghĩ triết học sẽ đồng nghĩa với tôn giáo. Triết học liên quan nhiều hơn đến chiều hướng bi quan thất bại buồm thảm của loài người. Trong trường hợp này tôi có thể định nghĩa triết học là khoa học về những nối buồn và thất vọng của nhân loại.

Ông Bùi Quang Minh: Theo tôi đây là những khác biệt cơ bản làm cho không thể coi triết học là khoa học:

- Sứ mệnh của triết học là cung cấp ý nghĩa sống, thái độ sống cho một người, một nhóm người và cả nhân loạicòn khoa học thì cung cấp hiểu biết để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của tất cả vật chất. Để thực hiện sứ mệnh này, mỗi triết gia ghi dấu ấn rất đậm bản sắc cá nhân, còn nhà khoa học với sứ mệnh của khoa học sẽ vì chân lý khách quan, yếu tố chủ quan cá nhân phải được tối thiểu hóa.

- Triết gia cung cấp hệ thông thuật ngữ có thể hoàn toàn mới theo quan điểm của ông ta, với phong cách logic, cảm xúc hết sức tự do. Khoa học gia giải thích những thuật ngữ chủ yếu dựa theo các khái niệm cũ, làm rõ chúng và có tể đưa ra thêm vài thuật ngữ mới. Triết gia có thể thông qua các tác phẩm nghệ thuật (tiểu luận, tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, thậm chí cuộc đời mình...) để đưa ra luận điểm triết học theo phong cách và bản sắc cá nhân, không giáo điều và duy lý. Còn Khoa học thì khác hoàn toàn, đưa ra những sản phẩm khoa học có quy chuẩn về định dạng tài liệu khoa học, bằng các dữ kiện chứng minh và phương pháp/ công cụ thể phù hợp với đối tượng khảo sát.

Mà trong thực tế, chúng ta đã thấy rõ cuộc sống của một xã hội, một con người theo một cuộc thí nghiệm khoa học, vĩ đại khổng lồ đến cùng khác biệt như thế nào với cuộc sống mà theo sự đa dạng những minh triết, những khôn ngoan mà được các tư tưởng triết lý soi sáng.

TS. Phạm Huy Thông: Tranh luận kiểu này để cùng đưa đến những điểm chung, dựa trên lý trí, tư duy logic, có cái khác, cái đồng nhất thì chính là cách làm việc kiểu khoa học gia. Thực ra triết học Mác Lê nin coi là nhóm triết học dựa trên khoa học, vì dựa rất nhiều luận điểm khoa học, phép chứng minh khoa học, duy lý nhưng với triết học, đó cũng chỉ là một phương án tiếp cận trong nhiều phương án tiếp cận của các triết gia. Nhưng thực ra chúng ta đang tranh luận kiểu các nhà triết gia...

Ông Ng. Đức: Tôi không đồng ý với ông Vịnh ở 1 điểm rất cốt yếu, ông nói rằng: triết học lớn hơn chân lý?! Tôi cho rằng cả triết học và khoa học đều thuộc về con người, và chúng ta đi tìm chân lý không bao giờ có chuyện chúng ta hoặc triết học của chúng ta lại lớn hơn chân lý, về điểm này ông Vịnh đã sai tuyệt đối.

TS. Nguyễn Văn Vịnh: Trong trường hợp này, tôi nhận ra 1 điều, ông Đức có 1 sự nhầm lẫn quá lớn về mục đích sống của loài người. Chân lý không phải là 1 mục đích tối thượng, điều lớn hơn để loài người luôn bay lượn được trong ý tưởng là sự lãng mạn. Cứu cánh của loài người không phải là chân lý, điều lớn hơn chân lý là loài người phải vượt qua chính mình bằng ý tưởng mang tính nghệ thuật. Sự khác biệt của các tư duy lý tính và tư duy cảm tính của nghệ thuật, ở chỗ tư duy lý tính mang lại phương tiện phục vụ con người, tư duy triết học gần với nghệ thuật nhiều hơn, mang đến sự bay bổng của con người, được hiểu trong một khái niệm rộng lớn, không đơn giản chỉ là 7 ngành nghệ thuật và tôi nghĩ rằng triết học nằm ở 2 bên, có 1 góc giường của khoa học, phần lớn hơn lại là ở nghệ thuật.

Ông Ng. Đức: Nếu không có khoa học, nếu chỉ sống bằng mộng mơ, như triết gia Schopenhauer nói: Chúng ta chỉ sống bằng sự thụ động mà thôi. Một ngôi nhà không có khung cột không bao giờ có thể đứng vững, một cuộc đời không có lý trí làm căn gốc, đôi cánh của mộng mơ không bao giờ cất lên được.

TS. Nguyễn Văn Vịnh: Khi đồng nhất khái niệm giá trị tinh thần với giá trị chân lý đây là sự thất bại về nhận thức, vì một lý do những sinh thể được gọi là con người luôn có 2 cái: - sự hướng đến công lý, chân lý. - Và sự tiếp tục sáng tạo, chỉ dùng trong nghệ thuật, vì khoa học chỉ là sự phát mình sáng kiến, tại sao chúng ta không chấp nhận nghệ thuật để nuôi dưỡng linh hồn , khoa học là phương tiện phục vụ con người.

Ông Ng. Đức: Một bức tượng không có khung không bao giờ vững. Mà bức tượng chính là nghệ thuật ấy.

Ông Bùi Quang Minh: Tôi không đồng tình với ông Đức sử dụng các hình tượng: "bức tượng", "cột kèo" để chỉ nói về sự cần thiết của khoa học mang tính cơ bản. Khoa học, triết học, nghệ thuật, tôn giáo... đều có thể là cột, là kèo cả. Thậm chí ta có thể thiếu kết luận khoa học mới nhất nhưng không thể thiếu triết học dẫn đường một cách căn bản cho cuộc đời. "Thế giới đang diễn ra những gì" - là khoa học trả lời, còn triết học cung cấp nền tảng cho khoa học luận. Điều gì được coi là có gía trị và không có giá trị cho con người chỉ triết học cung cấp. "Tương lai sẽ diễn ra như thế nào", khoa học đưa ra phán đoán nhưng "tương lai nên chọn như thế nào" là dựa theo triết học cung cấp. "Nếu hành động như thế nào hiệu quả" khoa học có thể trả lời, triết học cung cấp ý nghĩa của cuộc đời.

Và vì các mục tiêu khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau nên thao tác làm việc của họ khác nhau. Và vì thế, ai cũng có thể là triết gia, nhưng không phải ai cũng có thể là nhà khoa học.


*) Một vài thuật ngữ về khoa học:

- Khoa học (science) là một lĩnh vực hoạt động xã hội, xây dựng hệ thống tri thức của nhân loại thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Chức năng xã hội của khoa học là làm cho con người nắm được những quy luật của hiện thực khách quan để ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội, xây dựng có ý thức và hợp lý đời sống.

- Khoa học luận (còn gọi là khoa học về khoa học - science of science) là ngành khoa học hình thành từ giữ thế kỷ 20, có đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm sản xuất ra tri thức về thế giới, tìm những quy luật chi phối sự vận động phát triển của hoạt động sáng tạo một hệ thống nhất thể các tri thức khoa học.

- Xã hội học khoa học (sociology of scientific knowledge)là ngành khoa mới hình thành từ năm 1975 nghiên cứu những thuộc tính xã hội nổi bật của khoa học như: tác động của khoa học với những biến đổi xã hội; những điều kiện văn hóa và xã hội tác động đến khoa học; cơ cấu xã hội của khoa học; các quá trình xã hội liên quan đến việc tạo ra tri thức khoa học

- Một số thuật ngữ Scientology, scientism là giáo phái hoặc trào lưu triết học phi khoa học, thậm chí phản khoa học bị một số người nhầm lẫn đáng tiếc với thuật ngữ chỉ "khoa học luận" là một bộ môn khoa học.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học và huyền môn

    17/10/2019GS.TS Y khoa Đoàn Xuân Mượu“Sau đêm dài trung cổ và 15 thế kỉ sau Công nguyên, các mầm mống khoa học bị đè bẹp bởi thế lực tôn giáo. Từ thế kỉ 15 bắt đầu thời kì văn hóa Phục Hưng châu Âu, động lực cho các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Nhưng hình như khoa học chưa bao giờ tách hoàn toàn ra khỏi những điều thần bí!”
  • Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

    19/03/2019Thượng tọa Thích Thông Huệ (1)Người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng
  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Khoa học và các huyền thoại mới

    14/07/2018Lê Minh TriếtCho đến nay, chúng ta đều hiểu huyền thoại hay thần thoại là những câu chuyện có tính hoang đường, là sản phẩm dân gian trong đó các hiện tượng tự nhiên và văn hóa được thể hiện dưới hình thức nhân cách hóa một cách ngây thơ...
  • Cần một bộ môn khoa học phối hợp nhận thức thực tại

    01/07/2018Nguyễn Tiến ĐạtMột số nhà khoa học đã có những nỗ lực nhằm xét lại vai trò khoa học, tôn giáo cùng mối quan hệ giữa chúng và họ quay ra thuyết phục công chúng về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể chung sức trong việc kiến tạo một đời sống tốt đẹp hơn với mục đích chung là phục vụ con người.
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • "Có rất nhiều ngộ nhận về khoa học"

    30/10/2014Nhật Lệ thực hiệntôi băn khoăn là chúng ta hội nhập với thế giới đã nhiều năm rồi, lẽ ra những ngộ nhận về KH đã phải được giải đáp từ lâu. Mục đích của hoạt động KH hướng đến những khám phá nhận thức mà hoàn toàn không có mục đích ứng dụng. Những khám phá vật lý học dẫn đến các phát minh công nghệ là hệ quả bất ngờ đối với chính các nhà vật lý...
  • Đám đông và nhà khoa học

    15/10/2014Lê Đình PhươngTôn vinh tri thức, khoa học là việc tốt đẹp muôn đời, tốt hơn xuýt xoa với những giá trị ảo, những bằng cấp học vị nhan nhản được mua bằng tiền. Nhưng Toán học nào có thể thăng hoa trong vòng vây của một đám đông đang vỗ tay ồn ào kia được?
  • Hãy đưa khoa học vào đời sống của bạn

    06/09/2014Nguyễn Xuân XanhLời khuyên của giáo sư Brian Greene, Đại học Columbia (Mỹ). Theo giáo sư Biran Greene, "cuộc sống không có khoa học là bị tước mất đi một cái gì có thể mang lại cho trải nghiệm"...
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Về sự suy thoái của khoa học

    14/09/2013Nguyễn Trần BạtSự suy thoái của khoa học và những phương pháp nghiên cứu của nó không phải là điều hoàn toàn mới mẻ. Khoa học là tư duy dựa trên các khái niệm, điều đó ai cũng biết. Nhưng đời sống xã hội phát triển nhanh đến mức các khái niệm lạc hậu dần, và trong thời đại ngày nay, chúng lạc hậu từng ngày so với đời sống...
  • Khoa học và Mô Thức Luận của Thomas Kuhn

    21/06/2010Đinh Thế PhongCuốn “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Kuhn năm 1962, một trong những tác phẩm khoa học được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ 20, đã đặt dấu chấm hết cho quan điểm thực chứng logic-nền tảng của khoa học hiện đại (chủ yếu của phương Tây).
  • Sự dấn thân trong khoa học

    04/06/2010P.VChúng ta từng có thế hệ những nhà khoa học được mến phục gọi là nhà khoa học dấn thân, như các Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Tụy... Họ dám từ chối cuộc sống vật chất đầy đủ và điều kiện nghiên cứu thuận lợi để về nước theo đuổi sự nghiệp khoa học và đạt những thành tựu lớn bất chấp mọi thiếu thốn, gian nan trong hai cuộc kháng chiến.
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Sự hình thành tinh thần khoa học

    08/04/2010Nguyễn Vĩnh NguyênMột cuốn sách về khoa học luận quan trọng, thuộc diện dễ đọc trong cùng chủng loại sách; có khả năng thay đổi nhãn quan chúng ta về khoa học, và giới khoa học!
  • Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại

    09/12/2009David Lindley*Công trình có ảnh hưởng lớn của một nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, Vật lý và triết học là một diễn giải ngắn ngọn và dễ hiểu của Heisenberg về cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại mà ông hay chính xác là các tư tưởng của ông đóng vai trò chủ đạo.
  • Triết học là gì?

    04/06/2009Phạm QuỳnhNói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng.
  • Tư duy lại khoa học

    26/02/2009Tôi hy vọng rằng các ý tưởng và kiến giải đó sẽ tạo được những ấn tượng đậm nét trong suy tư của bất kỳ ai quan tâm đến tiền đồ phát triển của khoa học trong một giai đoạn bước ngoặt hiện nay, khi thực tế tự nhiên và xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ rõ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định của mình, mà tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta thì vẫn đang còn loay hoay nhiều trong vòng vây cố hữu của tư duy cơ giới với niềm tin vào các luật nhân quả giản đơn, tuyến tính, tất định trong một thế giới ổn định và tiên đoán được.
  • Sự bất định của khoa học và các giá trị

    03/12/2008Nguyễn Văn Trọng dịchQuy luật cũ có thể không đúng. Làm sao mà một quan sát lại có thể không đúng? Nếu nó đã được kiểm tra cẩn thận, làm sao lại có thể sai? Tại sao các nhà vật lý lại cứ luôn thay đổi các quy luật? Câu trả lời là: thứ nhất, các quy luật không phải là những quan sát, và thứ hai, các thí nghiệm luôn luôn không chính xác.
  • Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

    12/07/2008Đỗ Kiên CườngĐại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng, vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...
  • Thế giới quan – chiếc la bàn định hướng cuộc sống

    27/12/2007Bùi Quang MinhHành trang cuộc sống của mỗi người luôn luôn cần tới những tri thức, trí tuệ sâu sắc. Thế giới quan là thứ không thể thiếu được trong hành trang trí tuệ ấy của mỗi người. Nó là cái cần phải được từng người tự học hỏi, chăm lo, đổi mới để có thể nhìn, hiểu và làm theo những luận điểm tổng quát góp phần như một chiếc la bàn định hướng cuộc sống...
  • Bàn thêm về cấu trúc của tri thức khoa học

    08/05/2007Trần Hồng LưuHầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm trithức: kinh nghiệm và tri thứclý luận.Trong đó tri thức kinh nghiệmlà trình độ thấp,còn tri thức lý luậnlà trình độ caocủa tri thức khoa học.
  • Triết học là gì?

    16/03/2007Đặng Phùng QuânKhi thông tin sự cáo chung, triết học cũng mang ý nghĩa đặt định nhiệm vụ của tư tưởng của thời đại mới. Có thật sự một thời đại đã chấm dứt và một thời đại mới bắt đầu?
  • Một tập hợp khoa học đang hình thành

    06/11/2006Pierre LévyCác khoa học nhận thức đang ở trong pha bành trướng. Vượt quá ranh giới của khoa trí tuệ nhân tạo, tâm lý học, ngôn ngữ học và thần kinh học, chúng nhắm tới chinh phục các vùng đất mới, chủ yếu là sinh học và các khoa học xã hội...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Triết học trong kỷ nguyên khoa học

    14/08/2006Khoa học đã cung cấp tri thức và công cụ để tạo ra một kỷ nguyên công nghiệp hiện đại. Nhưng triết học có thể giúp gì đượcchúng ta trong thời đại khủng hoảng ngày nay không?
  • xem toàn bộ