Khoa học và các huyền thoại mới

08:01 CH @ Thứ Bảy - 14 Tháng Bảy, 2018

Thoạt nhìn vào tiêu đề bài viết chắc có bạn đọc sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao có sự lẫn lộn khoa học với huyền thoại?", hoặc: "Phải chăng đây chỉ là chuyện trà dư tửu hậu?".

Nếu coi nội dung bài viết này là câu chuyện trà dư tửu hậu, thì cũng không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ thấy vấn đề được đề cập là chuyện văn hóa nghiêm túc của xã hội đương đại.

Cho đến nay, chúng ta đều hiểu huyền thoại hay thần thoại là những câu chuyện có tính hoang đường, là sản phẩm dân gian trong đó các hiện tượng tự nhiên và văn hóa được thể hiện dưới hình thức nhân cách hóa một cách ngây thơ. Nói cách khác, huyền thoại là sự phản ánh thực tại một cách méo mó trong ý thức của người cổ đại và thường được thể hiện trong sáng tác dân gian truyền miệng, là sản phẩm văn hóa tinh thần tiêu biểu cho thời kỳ cổ đại nhằm cố gắng giải thích các hiện tượng khác nhau trong tự nhiên và xã hội. Có thể nói, huyền thoại là hình thức biểu hiện độc đáo của thế giới quan cổ đại và có sự pha trộn những quan niệm duy vật chất phác với những nhân tố tôn giáo. Cũng cần lưu ý sự khác nhau giữa huyền thoại và chuyện thần tiên, chuyện cổ tích. Đặc trưng cốt lõi của mọi huyền thoại là luôn luôn cô gắng giải thích hiện tượng bằng ngôn ngữ khoa học hay phi khoa học. Chuyện thần tiên hoàn toàn là những câu chuyện hoang đường thể hiện ước mơ không tưởng của con người. Huyền thoại khác với chuyện cổ tích ở chỗ không cần dựa vào các sự kiện lịch sử được ghi thành văn hay truyền khẩu.

Từ cách giải thích ở trên về khái niệm huyền thoại chúng ta thấy huyền thoại không có dính dáng gì với khoa học, nên có ai thắc mắc tiêu đề bài viết cũng là điều dễ hiểu. Song vấn đề huyền thoại trình bày dưới đây không phải là huyền thoại theo cách hiểu thông thường, mà là "huyền thoại mới", huyền thoại có liên quan với những gì khoa học đang nghiên cứu nhưng chưa giải thích được trong thời kỳ cận đại và hiện đại. Các huyền thoại mới không liên quan gì với các lý thuyết huyền bí mượn màu khoa học, nhưng thực chất là phản khoa học.

Theo dõi lịch sử phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, chúng ta nghiệm ra rằng: nơi nào và khi nào khoa học lặng thinh, thì huyền thoại bắt đầu trỗi dậy. Tất nhiên, các huyền thoại cổ xưa đã đi vào quá khứ, nhường bước cho thế giới quan khoa học. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thừa nhận rằng khoa học ngày nay bao gồm cả khoa học cổ điển và khoa học hiện đại chưa thể nào giải thích đầy đủ mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội dựa trên các lý thuyết khoa học hiện có. Và chính tình trạng này đã làm nảy sinh các huyền thoại mới. Hiện nay có rất nhiều loại huyền thoại mới, nên trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ nêu lên các huyền thoại với chủ đề: "Vũ trụ và Con người".

Thế giới quan khoa học và thế giới quan huyền thoại là hai mặt đối lập. Huyền thoại cũng dựa trên thực tại, nhưng làm méo mó đi một cách tùy tiện, rồi nâng lên thành lý luận. Nói như vậy không có nghĩa là khoa học và huyền thoại loại trừ nhau, bởi vì cả hai cách tiếp cận thế giới đều thuộc tiềm năng văn hóa chung của nên văn minh hiện đại. Thực tế, không ít huyền thoại được suy ra (tất nhiên là thái quá) từ những thành tựu khoa học lớn. Liên quan với chủ đề "Vũ trụ và Con người", chúng ta có thể phân chia các huyền thoại mới thành các nhóm dưới đây.

Huyền thoại về nguồn gốc trái đất và các hành tinh

Vũ trụ học hiện đại chỉ mới vạch được những nét khái quát về con đường hình thành và tiến triển của các sao trong Thiên chúng ta sau vụ nổ lớn (lý thuyết Big Bang) cách nay khoảng 12-15 tỉ năm. Hệ mặt trời, trong đó có trái đất, đã ra đời như thế nào, còn chưa có lời giải đáp khoa học đầy đủ dựa trên các lý thuyết khoa học hiện hữu. Và thế là có nhiều huyền thoại mới xuất hiện nhằm giải thích kiến trúc cổ xưa của hệ mặt trời. Chẳng hạn, có huyền thoại cho rằng thời xa xưa ở trung tâm của hệ mặt trời, ngoài mặt trời còn có một ngôi sao khác, mà sự suy sụp của nó thành "lỗ đen" đã quyết định số phận của hệ mặt trời hiện tại. Lại có huyền thoại cho rằng tại vị trí của vành đai tiểu hành tinh và thiên thạch nằm giữa sao hỏa và sao mộc đã từng tồn tại một hành tinh lớn. Các vệ tinh của hành tinh đó đã trở thành trái đất, sao hỏa, sao kim và mặt trăng. Và còn nhiều huyền thoại khác cố gắng chứng minh sự tồn tại của "đấng sáng tạo" tức Thượng đế, nghĩa là lại sa vào thế giới quan của tôn giáo.

Huyền thoại mới hậu thế luận (eschatology)

Mọi lý thuyết tôn giáo đều chứa đựng hậu thế luận, nghĩa là luận thuyết về cuộc đời sau khi chết. Các huyền thoại mới về chủ đề này chủ yếu muốn giải thích rằng trong vũ trụ chứa đầy "chất tinh thần", cũng có nghĩa là "linh hồn" theo cách gọi của tôn giáo. Tác giả của các loại huyền thoại này cho rằng sở dĩ người sống có thể liên lạc với người chết, vì "chất tinh thần” vẫn tồn tại trong vũ trụ tĩnh mịch và sâu thẳm. Có lẽ chúng ta không cần dẫn ra các huyền thoại loại này, vì có thể tìm thấy quá nhiều trên các trang báo và Tạp chí. Điều chúng ta cần thừa nhận là có nhiều hiện tượng dị thường không xảy ra thường xuyên hay hiện tượng cận tâm lý (parapsychoiogical phenomena) mà khoa học hiện đại chưa giải thích được. Nhưng ai đó cố tình biến các huyền thoại này thành những điều mê tín thì đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Huyền thoại về sinh vật thông minh đếntừ thế giới khác

Hiện nay các huyền thoại về người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta trên các đĩa bay và những chuyến thăm của họ trong quá khứ đang lan truyền khá rộng rãi. Đã có những cuộc triển lãm trưng bày các hình ảnh đĩa bay chụp được hay được vẽ lại theo mô tả. Ở một số nước có những tổ chức chuyên thu thập các tin tức về đĩa bay. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có thông tin nào được kiểm chứng một cách khoa học. Hiện nay, các nhà thiên văn vô tuyến đang tích cực săn lùng các tín hiệu "nhân tạo" phát ra từ các nền văn minh cao ngoài trái đất. Nhưng chương trình khoa học nghiêm túc này không liên quan gì với các huyền thoại về đĩa bay. Nhân đây, chúng ta có thể nhắc lại chuyện "các kênh đào nhân tạo trên sao hỏa" và "người sao hỏa" đã từng sôi động một thời vào cuối thế kỷ XIX bắt đầu từ ảnh chụp chi tiết Sao Hỏa của V.Schiaparelli vào một dịp sao hỏa tới gần trái đất (1877). Ngày nay chắc không ai nhắc đến huyền thoại đó, vì con người đã đưa thiết bị lên khảo sát trực tiếp trên sao hỏa.

Để thấy rõ sự khác biệt giữa huyền thoại mới và khoa học, chúng ta hãy so sánh câu chuyện đĩa bay với sự tồn tại của “lỗ đen" đã được nhắc tới. Theo các tin tức thu thập được, thì số lần quan sát được đĩa bay có lẽ không dưới 10 vạn lần (mỗi tin được tính một lần). Trong khi đó chưa một lần chứng minh trực tiếp sự tồn tại của “lỗ đen". Thế nhưng tuyệt đại đa số các nhà khoa học tin rằng “lỗ đen" tồn tại thực sự trong vũ trụ, bởi vì nó được tiên đoán bởi một lý thuyết khoa học nghiêm túc và hoàn chỉnh. Nhưng cũng tuyệt đại đa số các nhà khoa học cho rằng "hiện tượng đĩa bay” không dính dáng gì với người ở hành tinh khác. Và huyền thoại liên quan đến các cuộc viếng thăm trong quá khứ của những "người trời" cũng ở tình trạng tương tự, cũng chỉ là truyền thuyết mơ hồ chưa có các chứng minh khoa học.

Huyền thoại về sự thống nhất tuyệt đối của vũ trụ

Ý tưởng về sự thống nhất hoàn hảo giữa con người và vũ trụ không phải là mới. Các nhà triết học cổ TrungHoa còn nâng lên thành nguyên lý "thiên, địa, nhân hợp nhất". Các huyền thoại mới về chủ đề này thực tế đã bắt nguồn từ những công trình khoa học chứng minh sự tồn tại của rất nhiều mối quan hệ giữa các quá trình diễn ra trong hệ sinh quyển, trong cơ thể con người và các hiện tượng vũ trụ. Các huyền thoại mới gán ghép tùy tiện phương pháp tiếp cận khoa học với thuật chiêm tinh để dự đoán số mệnh con người và tương lai nhân loại huyền thoại về tận thế do sự sắp xếp các thiên thể được rêu rao vào cuối thế kỷ XX cũng chính là loại huyền thoại xuất phát từ quan niệm "Vũ trụ thống nhất tuyệt đối".

Bốn nhóm huyền thoại nêu trên có thể chưa bao quát toàn bộ các huyền thoại về vũ trụ và con người đang nở rộ trong vài thập kỷ gần đây. Khoa học càng phát triển thì số huyền thoại nói trên đi vào quên lãng càng nhiều. Nhưng rồi sẽ có những huyền thoại mới hơn xuất hiện. Con người muốn hiểu tất cả, biết tất cả, nhưng khoa họe không thể đáp ứng được. Đó chính là nguyên nhân tâm lý của sự xuất hiện các huyền thoại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lỗ hổng thời gian" và những vụ dịch chuyển kỳ lạ

    19/03/2006Những năm gần đây, giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ xôn xao bàn tán về các hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian” và sự mất tích - tái hiện một cách thần bí. Người ta cố gắng vận dụng mọi kiến thức để giải thích được những hiện tượng này...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Siêu Hình học: Tồn tại hay không tồn tại

    07/07/2005Tiến sĩ Đỗ Minh HợpMột trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học là tìm ra các nguyên tắc mới để hình thành một lập trường sáng tạo đối với truyền thống triết học và tiếp thu những thành tựu của tư tưởng triết học thế giới. Vấn đề siêu hình học, quan niệm vế siêu hình học luôn là một vấn đề trọng tâm và nan giải nhất của triết học, vì nó có liên quan mật thiết đến dự lý giải về triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá. Bài viết này của chúng tôi nhằm góp phần làm sàng tỏ vấn đề ấy.
  • xem toàn bộ