Một tập hợp khoa học đang hình thành

07:33 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Một, 2006

Các khoa học nhận thức đang ở trong pha bành trướng. Vượt quá ranh giới của khoa trí tuệ nhân tạo, tâm lý học, ngôn ngữ học và thần kinh học, chúng nhắm tới chinh phục các vùng đất mới, chủ yếu là sinh học và các khoa học xã hội. Riêng đối với những gì liên quan đến sinh học, các nhà nghiên cứu như Humbelto Maturana và FranciscoVarela đã đưa lại giá trị cho luận đê cho rằng tất cả các tổ chức cơ thể (không chỉ có hệ thống thần kinh) đều là những hệ thống nhận thức có khả năng học tập và tri giác. Các nghiên cứu về hệ thống miễn dịch đã làm rõ sự thật về năng lực nhận thức của bộ máy sinh học rất phức tạp này. Sự sát nhập của sinh học đi đôi với sự khởi xướng của một biến hệ không mang tính biểu tượng đối với toàn bộ các khoa học nhận thức. Các nghiên cứu về tri giác các mầu sác chỉ ra ví dụ như màu sắc được tri giác tuỳ thuộc cả vào cấu trúc của hệ thống tri giác của động vật không kém vào hiện thực vật chất bên ngoài. Các quá trình nhận thức như vậy là sự đóng góp vào việc cấu tạo hiện thực chứ không chỉ là sự biểu hiện đơn giản của nó.

Đối với các khoa học xã hội, và trong một viễn cảnh hoàn toàn khác, một nhà nghiên cứu là Dan sperbơ đã đề xuất một cách tiếp cận “duy vật" về các hiện tượng văn hoá với thuật ngữ "dịch tễ học của các biểu tượng" hay sinh thái học nhận thức. Mặt khác, DanSperbơ và Deirdre Wilson đã trình bày một lý luận nhận thức về sự truyền thông của con người dựa trên các khái niệm về tính ứng hợp và tính suy diễn, nhằm thay thế cho các cách tiếp cận của tín hiệu học cổ điển. Kinh tế học, lý luận về sự quyết định và công tác quản lý, bản thân chúng cũng có viện ngày càng thường xuyên đến một vấn đề của nhận thức. Trong ba lĩnh vực dẫn ra trên đây, cần lưu ý đến các công trình nghiên cứu của một người nhận giải thưởng Nobel đã lâu về kinh tế học và Herbed Simon.

Một trào lưu có tầm rộng lớn có vẻ như đang hình thành rõ nét, đến mức Fancois Récanati đã có thể nói tới "một bước ngoặt nhận thức" trong các khoa học nhân văn, giống như "bước ngoặt về ngôn ngữ học" vào những năm sau mươi. Nhưng sức mạnh lây lan hiện nay của các khoa học nhận thức không che lấp được tính không đồng nhất của chúng, cũng như các cuộc đấu tranh chưa có lối thoát chắc chắn mà các bộ môn và các biến hệ cạnh tranh nhau đang lao vào.

Trận chiến của các bộ môn

Trên thực tế, các khoa học nhận thức là một tập hợp khoa học còn chưa thật ổn định, mà theoDanielAndler thì có lẽ nó sẽ không bao giờ đạt tới mức đó quy chế chặt chẽ như vật lý học hay sinh học. Một trong các nguồn gốc chính của tình trạng căng thẳng nội bộ là ở điều mà người ta có thể gọi là trận chiến của các bộ môn lại bị, như ta sẽ thấy, sự xung đột các mô hình làm phức tạp thêm. Một số trào lưu củasinh học thần kinh có xu hướng đòi hỏi cho bộ môn mình quy chế của một khoa học nhận thức cơ bản. Trí nhớ, việc rèn tập, tri giác và ngôn ngữ chẳng đã tìm thấy nguồn gốc cao nhất trong chính bản thân hoạt động của não? Một khi người ta chưa thu một quá trình nhận thức về thành sự tương tác được miêu tả chính xác giữa các nhóm nơron thì người ta chưa thể thực sự cắt nghĩa quá trình này. Xét tới cùng, sẽ không thể có chỗ cho một tâm lý học ở giữa suy luận tâm lý hàng ngày với thần kinh học.

Một xu hướng đối lập, do tâm lý học và khoa trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, nhấn mạnh đến trình độ phân tích khoa học đích thực là tâm lý hay biểu tượng, khác với cấp độ của hệ thống thần kinh. Về phương diện hoạt đóng, một hệ thống nhận thức thực hành các con tính trên các ký hiệu, nó điều khiển các biểu tượng tuân theo các quy tắc. Bên dưới tư duy có ý thức, có một hệ thống tổ chức và xử lý các mệnh đề và hình ảnh. Đó chính là logic của hệ thống này mà các nhà "chức năng học" muốn tìm hiểu. Để lấy lại mót ẩn dụ thường dùng, nếu ta muốn biết về cách thức một máy tính tiến hành một phép tính phức tạp, hẳn là cần phải phân tích kỹ hơn cấu trúc của chương trình tác động tới việc giải quyết vấn đề, hơn là vây chặn việc lưu chuyển của các electron trong các mạch của máy. Dù cho họ tự nhận như là những nhà chống lại việc cắt giảm, một số các nhà chức năng học có thể vẫn bị nghi ngờ là chỉ chống lại sự cắt giảm sinh học để chủ trương một sự cắt giảm khác thuộc về quan điểm của các nhà logic học.

Trong thực tế, sinh học không phải là một bộ môn duy nhất "mang tính đế quốc" trong nội bộ các khoa học nhận thức. Đối với nhiều nhà nghiên cứu, cắt nghĩa một quá trình nhận thức đồng nghĩa với lập chương trình mô phỏng nó bằng máy. Xét đến cùng, khoa trí thông minh nhân tạo như vậy là sẽ phải yêu cầu quán triệt hoàn toàn tâm lý học nhận thức, ngôn ngữ học và khoa học luận. Cấu tạo một cái máy biết nói chẳng hạn, có nghĩa là giải quyết những vấn đề chính của ngôn ngữ học. Tuy nhiên đó mới chỉ là một trong các khuynh hướng mà ngày nay các khoa học nhận thức chia xẻ. Đối với số đông các nhà nghiên cứu, nếu mô phỏng tin học và khoa trí thông minh nhân tạo đúng là các nguồn quan trọng của các ẩn dụ , và là những công cụ hùng mạnh để thử nghiệm một số giả thuyết, thì cũng là phi lý khi thu hẹp tâm lý học nhận thức thành khoa trí tuệ nhân tạo giống như là thu hẹp khoa nghiên cứu về chim thành khoa học điện tử hàng không.

Cuộc xung đột của các mô hình

Nhưng người ta không thể thu nhỏ các căng thẳng mà các khoa học nhận thức đang trải qua thành cuộc đấu tranh về quyền lực giữa các bộ môn. Trong thực tế, việc lưu chuyển mang tính liên ngành của các mô hình và các biến hệ làm nhiễu sự đối lập đơn giản đó và đưa cuộc xung đột vào chính ngay trong nội bộ một ngành như khoa trí tuệ nhân tạo, tâm lý học hay ngôn ngữ học.

Trường hợp nổi bật nhất về sự lưu chuyển phức tạp các mô hình giữa các khoa học nhận thức khác nhau, được chủ nghĩa liên kết cho thấy. Trên thực tế thì các nhà nghiên cứu về tâm lý học và về trí thông minh nhân tạo đã chấp nhận quan điểm vay mượn rộng rãi ở thần kinh học (cả ở vật lý học và toán học) đối lập với biến hệ chủ đạo. Các mô hình cổ điển, gọi là của "các nhà nhận thức luận" hay "logic - ký hiệu” lập mô hình trí thông minh bằng việc điều kiện logic các mệnh đề được mã hoá, gần với việc lập công thức ngôn ngữ về các biểu tượng có ý thức. Các chương trình mang tính liên kết, ngược lại, mô phỏng các quan hệ tương tác của hàng nghìn những bộ tự động nhỏ gửi cho nhau những tín hiệu rất đơn giản, nhưng các mệnh đề đặc biệt thì không thích ứng được. Trường hợp của chủ nghĩa liên kết làm sáng rõ ý kiến của chúng la vì những mô hình của no không chỉ nhằm mô phỏng hệ thống thần kinh theo nghĩa đen: chúng còn đồng thời cung cấp những giả thuyết giải thích ở cấp độ tâm lý thực sự, độc lập trong mọi quan hệ trực tiếp với hệ thống thần kinh. Trong thực tế, chúng đem lại một số câu trả lời từng phần cho những vấn đề mà tâm lý học và khoa trí thông minh nhân tạo gặp phải, những câu trả lời ấy không thể tìm thấy giải pháp trong một khuôn khổ thuần tuý logic - ký hiệu: làm thế nào biết được tính chất tự động tổ chức phổ biến của những hoạt động tinh thần, nhất là của việc tập rèn tập? Làm sao cắt nghĩa được việc chúng ta đạt tới chỗ nhận biết không có khả năng rõ rệt các hình thức bị cắt xén hay lẫn lộn?

Từ cuối những năm 80, ý tưởng bộc lộ ở trong cộng đồng các nhà nghiên cứu về các khoa học nhận thức là các mô hình khác nhau cạnh tranh với nhau (logic - ký hiệu, theo cách liên kết, không theo trường phái biểu tượng...)đề ra những giải pháp thích đáng cho những vấn đề riêng biệt, và với điều kiện từ bỏ mọi mưu toan muốn trở thành phổ biến, chúng rất có thể bổ sung tốt cho nhau hơn là đối kháng với nhau.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Về luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

    10/10/2006Lê Huy ThựcTừ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị - xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng dã có khá nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học nói riêng, lý luận chính trị nói chung, hoặc là tán thành, tiếp thu, hoặc là có ý kiến không tán thành các ý kiến trên...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Sự phân tích của V.I.Lênin về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và nhận thức luận hiện đại trong vật lý học các hạt cơ bản

    23/06/2006GS. TS. Nguyễn Duy Quý...triển vọng nhận thức thế giới vi mô bao giờ cũng được xác định bởi mức độ nghiên cứu các chi tiết ẩn giấu sâu xa nhất của thế giới vật chất. Sự hiểu biết về cấu trúc của vật chất trong một phạm vi không - thời gian ngày càng nhỏ hẹp hơn đã và đang đòi hỏi chúng ta phải trả lời câu hỏi: Các hạt cơ bản nhất của vũ trụ là gì và các thuộc tính của chúng là gì?
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Khoa học với văn hóa

    18/04/2006Phan KhôiÝ nghĩa của văn hóa, xưa nay các nhà học vấn vì cuộc biến thiên của thời đại và nghệ thuật, dụng công giải thích rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà thuật lại cho hết. Những lời giải thích trọng yếu về gần nay phần nhiều cho là: "phàm chủ nghĩa nào có thể trừ được sự chướng ngại cho loài người và tăng tiến được nền hạnh phúc của loài người, tức là văn hóa"...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Cách tiếp cận hệ thống trong vấn đề phân loại các khoa học và nghiên cứu khoa học

    10/11/2005Đỗ Thu Thủy dịchVấn đề phân loại tri thức khoa học như là một trong số những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận khoa học chiếm một vị trí đáng kể trong các công trình của A. Polikarov. Tác giả bài viết này rất lấy làm hân hạnh đã được cộng tác cùng A. Polikarov nghiên cứu vấn đề lớn này. Hy vọng bằng những nỗ lực chung sẽ đưa ra được những căn cứ mới để phân định, phù hợp với tinh thần của khoa học nửa sau thế kỷ XX...
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • xem toàn bộ