Sự hình thành tinh thần khoa học

08:26 SA @ Thứ Năm - 08 Tháng Tư, 2010

Tên sách: Sự hình thành tinh thần khoa học
Tác giả: Gaston Bachelard
Dịch: Hà Dương Tuấn
Hiệu đính: Nguyễn Văn Khoa
Nhà xuất bản: Tri Thức
Năm xuất bản: 2009

>> Mời tham khảo:Góp phần phân tâm luận về sự hiểu biết khách quan


Khởi đi từ việc phân tích những chướng ngại gặp phải trong tư duy tiền khoa học từ thế kỷ 18 trở về thời cổ đại, triết gia, nhà khoa học luận Pháp Gaston Bachelard (1884-1962) đã góp phần phân tâm luận về sự hình thành những hiểu biết khách quan, điều mà chúng ta vẫn gọi là tư duy khoa học!

Bởi “đặt ra vấn đề nhận thức khoa học tức là nói đến những chướng ngại”, nên ghi nhận sự vượt thoát những chướng ngại để đạt đến sự sáng tỏ trong hiểu biết cũng là cách trả lời cho hai câu hỏi: điều kiện nào hình thành khoa học và khoa học là gì? Điều đó giúp người đọc hiểu vì sao Bachelard chọn phương pháp quy nạp (chứ không phải diễn dịch chủ quan) để xử lý vấn đề trong cuốn sách.

Những chướng ngại nhận thức được ông nhắc đến, vốn được xem là “vùng tối của khoa học” tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử loài người, là gì? Gaston Bachelard chỉ ra:

  1. Chướng ngại kinh nghiệm trực quan (dựa vào kinh nghiệm cảm xúc thiếu phê phán);
  2. Chướng ngại hiểu biết tổng quát (sự phổ quát hóa vội vã và dễ dãi những triết lý dẫn đến sự thỏa mãn trí tuệ và khóa chặt tư tưởng, tê liệt tư duy khoa học);
  3. Chướng ngại ngôn ngữ (sự khuếch đại quá đà những hình ảnh quen thuộc bằng ngôn từ);
  4. Chướng ngại hiểu biết thống nhất và thực dụng (phổ quát hóa, quy định sự hiểu biết và hướng đến ý nghĩa hiện hữu, ứng dụng - cho rằng khoa học phải phục vụ mục tiêu nhân sinh);
  5. Chướng ngại duy thể chất (bỏ qua thứ bậc và vai trò thường nghiệm, để tin rằng còn những ẩn mật bất khả tri nằm bên trong sự vật);
  6. Chướng ngại vật linh (những huyền thoại rơi rớt từ tư duy nguyên thủy, phát sinh nhằm lý giải cho các hiện tượng vật lý, sinh học…);
  7. Chướng ngại hiểu biết định lượng (dựa trên những hiểu biết tức thời, chủ quan nên đi đến những xác tín định lượng thay vì định tính, bỏ qua dữ kiện thực nghiệm)…

Những chướng ngại trên dẫn đến một thái độ do dự, khiến cho tư duy khoa học hãy còn là những vùng trực giác mờ tối chưa được khai mở để đạt đến sự tự do phán đoán.

Nhưng từ thực tế cuộc cách mạng trong nhận thức khoa học nửa cuối thế kỷ 18 về sau đã giúp ông nhìn ra: “Tâm lý khách quan là một lịch sử những sai lầm riêng của mỗi chúng ta”. Và điều quan trọng trong luân lý, tinh thần khoa học chính là nhìn nhận “sai lầm không có gì xấu” để vượt lên nó, thúc đẩy quá trình phê phán, thay đổi nhận thức không ngừng diễn ra. Ông gọi đó là một thú đau thương trí tuệ đối với người làm khoa học. Về điều này, triết gia Thomas Kuhn, trong cuốn Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (Chu Lan Đình dịch, NXB Tri thức) luận giải rất kỹ.

Khoa học thực sự là phải hướng đến sự biến đổi trong tinh thần, tâm lý để nhận diện khách quan hơn là cải tạo đời sống. “Cái phục vụ cho đời sống làm cho đời sống thành bất động. Cái phục vụ cho tinh thần thúc đẩy tinh thần chuyển động. Chủ thuyết về cái hứng tâm do đó về cốt lõi là khác nhau giữa địa hạt sinh học và địa hạt tâm lý học của tư duy khoa học” (tr. 452).

Nếu xây dựng được một văn hóa khoa học như thế thì quyền lợi xã hội sẽ được đảo ngược vĩnh viễn: xã hội sẽ vì trường học chứ trường học không vì xã hội. Ở đó sẽ sản sinh ra những “dòng người mảnh mai” luôn đầy hứng thú tinh thần truy cầu tri thức, thấu đạt chân lý khách quan. Và, “chính cái dòng người mảnh mai này làm nên số phận thực sự của nhân loại. Họ dần dần nhô cao trên dòng nhân sinh. Khi theo chân họ người ta thấy cái hứng thú tinh thần thay thế cái hứng thú sống!”.

Một cuốn sách về khoa học luận quan trọng, thuộc diện dễ đọc trong cùng chủng loại sách; có khả năng thay đổi nhãn quan chúng ta về khoa học, và giới khoa học!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngũ hành và khoa học

    09/11/2015PhD. Nguyễn Thế HùngHọc thuyết Ngũ Hành có vài ngàn năm tuổi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết ấy rất huyền bí, bị khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một "khái niệm văn hóa đã và đang bền vững"...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Nghiên cứu triết học cơ bản

    14/12/2009Lý Chấn AnhTập sách mang hai công năng: giới thiệu những nguyên lí triết học, đồng thời phát triển tư tưởng triết học nhân bản toàn diện mà Lý Chấn Anh chủ trương (...) về công năng của triết học chính là công việc hoàn thiện, thăng tiến con người: một con người toàn diện gồm trí năng, đức năng, mĩ cảm và thánh năng.
  • Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại

    09/12/2009David Lindley*Công trình có ảnh hưởng lớn của một nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, Vật lý và triết học là một diễn giải ngắn ngọn và dễ hiểu của Heisenberg về cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại mà ông hay chính xác là các tư tưởng của ông đóng vai trò chủ đạo.
  • Nghệ thuật và vật lý

    05/10/2009Cao ChiĐặc điểm đáng lưu ý nhất là cuốn sách nhấn mạnh đến vật lý học chứ không phải khoa học nói chung và trình bày một cách thuyết phục mối tương quan giữa hai phạm trù nghệ thuật và vật lý thông qua rất nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghệ thuật và vật lý. Nhiều vấn đề đề cập đến trong cuốn sách đã vượt khỏi nghệ thuật và vật lý như triết học, phân tâm học, thần kinh học. Chắc chắn cuốn sách sẽ đem lại nhiều gợi ý cho sáng tác không chỉ đối với các độc giả hoạt động trong nghệ thuật và vật lý mà còn đối với nhiều độc giả hoạt động trong các lĩnh vực khác .
  • Bảy nàng con gái của Eva

    18/08/2009Hoàng ThưTựa đề rất thơ này là tên của một cuốn sách khoa học phổ thông hết sức hấp dẫn về di truyền học. Tác giả của nó là một nhà bác học nổi tiếng kiêm… phóng viên truyền hình, vì thế chắc chắn ông rất biết cách viết sách như thể kể một câu chuyện, ly kỳ và cuốn hút.
  • Xứ Cát - tiểu thuyết khoa học giả tưởng lớn của thời đại

    15/06/2009Trần Tiễn Cao ĐăngThể loại khoa học giả tưởng vẫn thường bị một số người trong giới học thuật - phê bình hàn lâm coi là “genre literature”, hiểu theo nghĩa nào đó là văn chương hạng hai, không đủ tư cách ngồi chung chiếu với “great literature”, văn chương “lớn” hay “nghiêm túc”. Tuy nhiên, Xứ Cát của Franklin Patrick Herbert đích thực là một tác phẩm kinh điển của văn chương khoa học giả tưởng, và, về thực chất, là một cuốn sách kinh điển của văn chương.
  • Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

    30/03/2009Chu Lan ĐìnhCho đến cuối thế kỷ XX, cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học có lẽ là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và số lượng phát hành bằng tiếng Anh lên đến hàng triệu bản. Cho đến nay, theo thống kê của một số tạp chí, đây là một trong những cuốn sách được các tác phẩm triết học trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó vào năm l962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm l930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.
  • Tư duy lại khoa học

    26/02/2009Tôi hy vọng rằng các ý tưởng và kiến giải đó sẽ tạo được những ấn tượng đậm nét trong suy tư của bất kỳ ai quan tâm đến tiền đồ phát triển của khoa học trong một giai đoạn bước ngoặt hiện nay, khi thực tế tự nhiên và xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ rõ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định của mình, mà tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta thì vẫn đang còn loay hoay nhiều trong vòng vây cố hữu của tư duy cơ giới với niềm tin vào các luật nhân quả giản đơn, tuyến tính, tất định trong một thế giới ổn định và tiên đoán được.
  • Cuộc cách mạng tâm lý Gnosis

    27/01/2009Samael Aun WeorTrong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển gần như đột biến, lượng của cải vật chất được sản xuất mỗi lúc một nhiều, giá rẻ và vô cùng tiện lợi, khiến cho con người dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy của những tiện nghi vật chất. Vào gần cuối thế kỷ XX, xuất hiện một hiện tượng, mà các triết gia đặt cho nó cái tên là "Chủ nghĩa tiêu dùng"...
  • Trong vòng tay Sambala

    13/01/2009Hoàng GiangErnst Muldashev đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng rất hữu ích đối với việc tìm hiểu phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra trong những chuyến đi thám hiểm đó còn có những khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến đi khảo sát thành công Himalaya Erơnơ Munđasep đã cho ra đời các cuốn sách...
  • Mô thức mới cho thị trường tài chính

    11/11/2008Tác giả George Soros đã dùng kinh nghiệm và lý luận của mình để phân tích một cách sâu sắc và thẳng thừng về cuộc khủng hoảng hiện tại. Đồng thời dự đoán cả nền tài chính trong tương lai. Thông qua cuốn sách này, George giúp các nhà kinh tế, nhà quản lý, lãnh đạo... hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tín dụng và ảnh hưởng của nó đến kinh tế toàn cầu. Sách do NXB Tri Thức ấn hành...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Tư duy chiến lược và khoa học mới

    16/10/2006TS. Phan Đình DiệuTừ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều chuyển biến to lớn trong hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đã xảy ra trên toàn thế giới. Cùng với những chuyển biến to lớn đó trong đời sống thực tế là những chuyển biến cũng không kém phần quan trọng trong nhận tức và tư duy của con người trước những biến động và đổi thay của cuộc sống...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Đạo của vật lý

    10/07/2006Nguyễn Tường Bách dịchNhững tính chất lạ lùng của vật lý hiện đại đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nềnvật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Giới thiệu sách "Tư duy lại cuộc đời"

    10/10/2004Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Điều khiển học và Khoa học hệ thống đã phát triển, lớn mạnh như một ngành khoa học chủ đạo của thế kỷ XX. Lịch sử đang chứng minh tính đúng đắn luận điểm do nhà triết học Đức Godner Klaus đưa ra năm 1965: "Điều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của Triết học". Thật vậy, điều khiển học & khoa học hệ thống thực sự trở nên hữu ích, đóng góp có giá trị cho Thế giới quan, Nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Chuyên luận này là kết quả tổng kết của Giám đốc công ty Bùi Quang Minh về những ảnh hưởng của Điều khiển học và Khoa học hệ thống tới Thế giới quan của mỗi người...
  • xem toàn bộ