Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

03:28 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Chín, 2006

Vấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…

Vì vậy, việc làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn của niềm tin, trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá thực trạng vấn đề niềm tin, đưa ra các yêu cầu và điều kiện chủ yếu nhằm xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong xã hội ta hiện nay là vấn đề cần quan tâm. Có thể nói, cuốn Niềm tin và xây dựng niềm tinkhoa họccủa TS.Trịnh Đình Bảy đã đáp ứng được vấn đề này.

Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương I: Niềm tin với tư cách một vấnđề triếthọc- có ba nội dung. Nội dung thứ nhất, tác giả trình bày một cách hệ thống vấn đề niềm tin trong lịch sử triết học từ thời Cổ đại, Trung đại (tr.21 - 28), thời Phục hưng, Cận đại (tr.28 - 44) đến quan niệm mácxít (tr.45 - 48) và cho rằng, với thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, chỉ có triết học mácxít mới tiếp cận vấn đề niềm tin một cách đúng đắn. Nội dung thứ hai, tác giả đi sâu phân tích khái niệm và bản chất của niềm tin. Phân tích các quan niệm khác thau về niềm tin, tác giả cho rằng, cần phải nhìn nhận niềm tin với tư cách một khái niệm triết học được thể hiện ở bốn phương diện: bản thể luận (tr.58 - 60), nhận thức luận (tr.60 - 62), giá trị luận (tr.60 - 63) và thực tiễn luận (tr.63 - 64). Các phương diện này quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau và giả định cho nhau. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích các biến thể của niềm tin là sự tự tin (tr.66 - 73) và niềm tin giải thoát (tr. 73 -76). Nội dung thứ ba, về cấu trúc của niềm tin, theo tác giả gồm hai yếu tố cơ bản: tri thức và xúc cảm. Tri thức là bộ phận chủ yếu nhất của niềm tin, nhưng để có thể có được niềm tin trong quá trình nhận thức, chủ thể cần có cả cảm xúc. Sự tích hợp giữa tri thức - cảm xúc - hành động thực tiễn tạo cho chủ thể một niềm tin làm động lực tinh thần hết sức quan trọng.

ChươngII: Trình bày các loại niềm tin và vai trò của niềm tin đối với đời sống xã hội.

Về phân loại niềm tin, dưới góc độ triết học, căn cứ vào kết cấu và cơ sở hìnhthành niềm tin, tính chất của niềm tin, theo tác giả, niềm tin có hai loại cơ bản: niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học. Ngoài việc phân tích sự ra đời và bản chất của niềm tin tôn giáo (tr.90 - 104), niềm tin khoa học (tr. 104 - 113), chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng (tr.113 - 121), tác giả cũng dành hẳn một phần để khái lược về tôn giáo và khoa học (tr.127 - 180), chỉ ra quan hệ giữa tôn giáo và khoa học (tr.130 - 140), đặc biệt là quan hệ giữa tôn giáo và khoa học trong tình hình hiện nay (tr.140 -148). Theo tác giả, cần phải nhận thức được rằng, khoa học và tôn giáo đều là những thực tại khách quan, có mục đích sống khác nhau, cơ sở thế giới quan khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau (mặc khải khác với chân lý) nhưng là khách quan như nhau trong giải quyết mối quan hệ giữa chúng, có như vậy, chúng ta mới có biện pháp giải quyết mối quan hệ qua lại hết sức phức tạp và nhạy cảm này.

Về vai trò của niềm tin khoa học đối với đời sống xã hội, theo tác giả, có niềmtin khoa học, con người sẽ tự tin hơn vào cuộc sống hiện tại, tin vào tương lai, tạo ra ý chí quyết tâm thúc đẩy hoạt động. Nhìnchung, vai trò này được tác giả phân tích ở các khía cạnh sau: củng cố thế giới quan khoa học (tr.152 - 154), củng cố lý tưởng cuộc sống (tr.154 - 158), tạo ra môi trường phát triển (tr.158 - 163), định hướng hành vi tạo lập nhân cách (tr.163 - 166).

ChươngIII: Xây dựng và củngcố niềm tin trong xã hội ta hiện nay- gồm hai nội dung. Nội dung thứ nhất, tác giả phân tích sự biến đổi niềm tin trong xã hội ta. Theo tác giả các sinh hoạt tín ngưỡng bản địa, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công vớinước, lễ hội dân gian cùng với các tôn giáo lớn du nhập vào Việt Nam đã. tác động khá lớn đến niềm tin của xã hội ta. Hiện nay, những hình thức niềm tin này vẫn tồn tại và có xu hướng biến đổi cho phù hợp với tình hình mới (tr.167 - 188). Trong phần này, tác giả cũng trình bày thực trạng niềm tin ở nước ta từ khi có Đảng. Theo tác giả, kể từ khi có Đảng lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, đất nước ta đã thoát khỏi ách nô lệ, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc thì niềm tin của xã hội ta trở nên có cơ sở vững chắc hơn và chính niềm tin cách mạng là nhân tố cảm hoá, chuyển đổi các loại niềm tin phi khoa học khác theo hướng lành mạnh, phục vụ sự tiến bộ xã hội (tr.189 - 213).

Nhận thức được tầm quan trọng của niềm tin khoa học đối với đời sống xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trong nội dung thứ hai của chương này, tác giả đề xuất những phương hướng. xây dựng và củng cố niềm tin khoa học cho nhân dân, bao gồm việc nâng cao dân trí, tri thức khoa học (tr.214 - 219), phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cuộc sống (tr.219 - 224),trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (tr.224 - 229), tích cực tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học (tr.229 - 236).

Vấn đề niềm tin là vấn đề khá mới mẻ và nhạy cảm, nhưng trong cuốn Niềm tin và xây dựng niềm tin khoahọc, vấn đề này đã được TS.Trịnh Đình Bảy giải quyết một cách khoa học và đúng mực. Bạn đọc có thể tìm được nhiều điều bổ ích từ cuốn sách này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • Đạo của vật lý

    10/07/2006Nguyễn Tường Bách dịchNhững tính chất lạ lùng của vật lý hiện đại đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nềnvật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa...
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • xem toàn bộ