Sách cũ – hành trình chinh phục
Nhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người.
Sách cũ - hiểu một cách nôm na là những đầu sách đã được xuất bản khá lâu và nhất là đã qua tay người sử dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà bị cho vào quên lãng hay mất đi giá trị bởi thực tế cho thấy, nguồn tri thức này được không ít người đầu tư tập trung lại thành mặt hàng khá hấp dẫn. Và thị trường sách này cũng đa dạng về giá cả tùy vào độ quý - hiếm của nó trước ngổn ngang những nhu cầu… Sách cũ - Muôn nẻo đường trường… Dọc theo những tuyến đường trên địa bàn thành phố, hầu như không nơi nào là không có một vài cửa hàng bán sách cũ. Và mọi người dễ dàng nhận biết nhờ vào tấm biển khá khiêm tốn "SÁCH CŨ". Những địa chỉ sách cũ thường được tìm đến trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám hay đường Trần Huy Liệu… Tùy địa hình mà sách cũng được sắp xếp theo những kiểu khác nhau. Cho nên sách cũ cũng có số phận như thể anh được nằm chễm chệ trên giá gỗ, giá inox, còn tôi bó mình trong thùng giấy carton lận đận cùng mưa nắng. Đã thế thì hiển nhiên không phải cứ sách thuộc phạm trù nào thì "phủ sóng" ở đấy mà cụ thể phụ thuộc vào "độ sáng" của cửa hàng, và nhất là trông cậy nhiều vào sự hiểu biết của người kinh doanh. Lắm khi lẫn giữa mớ giấy vụn… là quyển sách khá hay cũng nên. Như khi tôi hỏi có cuốn "Giai thoại Việt sử" đời Lý không thì được trả lời là "không biết nữa, thử tìm trong ấy xem", và theo hướng dẫn của bà chủ, tôi tìm thấy quyển sách quý trong ngổn ngang những quyển sách văn học. Thế nên mới cần đến sự tinh ý, khả năng "vạch sách tìm sách" của các thượng đế… Sách cũ - Cuộc chiến thầm lặng… Sách cũ không phải dễ dàng tồn tại giữa một lượng sách khồng lồ vẫn đang được tái - xuất bản hằng ngày? Có thể sách mới có kiểu dáng bắt mắt, chất liệu giấy tốt, hay kỹ thuật in hiện đại… với cả nội dung cũng phong phú không kém; còn sách cũ tất yếu khó đáp ứng được hết những ưu điểm ấy. Song, bù lại, sách cũ đạt đươc những điều mà theo người đọc thì ở sách mới chưa hẳn đã có. Cụ thể như ý kiến của B. Trâm (Trung tâm nghiên cứu Quốc Học) thì tác phẩm "Nghìn lẻ một đêm" trước đây được dịch và biên soạn gần sát với bản nguyên mẫu hơn. Mà điều này thì cần thiết cho những ai đi sâu nghiên cứu về nó. Rồi có không ít đầu sách được xuất bản trước năm 1975 về sau không hề tái bản lại. Bởi thế sách này không những quý mà còn rất hiếm nên để có được thì phải chịu khó bỏ công đến các hiệu sách cũ. Còn về giá cả, đó là điều nhạy cảm đối với người mua sách. Sách mới, tất nhiên vì những đặc tính riêng nên giá thành buộc phải như thế. Còn vấn đề này ở sách cũ lại khác. Nếu ai chịu khó đọc chữ trên nền giấy ngả màu, chữ thì đôi khi bị nhòe mất cả nét… thì hàng sách cũ là điểm đến lý tưởng nhất bởi nó rẻ, giá cả phải chăng; mà nhiều khi năn nỉ lại được giảm dăm ba nghìn. Nhiều cô cậu học sinh, sinh viên vui ra mặt khi mua được quyển sách khá độc nhưng giá vẫn "bèo". Hiện nay, sách mới được bán giảm giá "la liệt" cũng là một thách thức cho sách cũ. Mặt khác, có thể cho rằng sự cạnh tranh giữa những người bán sách cũ cũng mang đến cho sách cũ những điều đáng nói. Ví như chủ hàng nào quá rành về sách thì việc phân loại sách theo giá trị là điều không thể thiếu. Cho nên cũng là sách ấy nhưng có khi ở đây có giá cao còn ở nơi kia giá lại thấp. Có nơi còn dùng những sách nào thường được xem là "chạy" nhất copy thành nhiều bản "phòng ngự". Thường thì "những con mọt sách" vẫn không ngần ngại chọn mua quyển sách bị mối ăn mất góc, bị nhàu nát hay thậm chí đi "du lịch" vài trang nhưng bù lại có chất lượng vàng. Như thế là sách cũ đã gặt hái không ít thành công trên bước đường đến với bạn đọc
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt