Bôngdua mexừ Sách

03:51 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Mười Hai, 2003

Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao...

Nếu nói mãi về chủ đề lương chắc sẽ có nhiều người thấy ngán vì tóm lại là lương không tăng mà giá cả (từ rau, mắm, muối) đều tăng. Tất nhiên, nước mình đang thoát nghèo, vươn lên hàng đầu khối thứ mà lại chỉ vui lòng với "cơm rau mắm" cũng không ổn. Qua thời duy ý chí rồi! Muốn xem một bộ phim hay cũng phải 20 nghìn/vé. Sách còn đắt hơn. Một tập truyện bằng bàn tay, số chữ chưa chắc bằng tờ báo gộp lại, giá bán gấp 10 lần tờ báo. Sách hay, giá lên tới trăm nghìn. Nếu chỉ có đồng lương thì báo còn chưa dám mua, nói chi đến sách.

Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao. Các nhà xuất bản cũng được lợi vì có cuốn sách chiết khấu phát hành lên đến 50 - 60%. Các thư viện, cơ quan cũng dùng kinh phí nhà nước mua sách giá cao một cách vô tư như tiền chùa (cũng được chiết khấu 40-50%). Thế là cả ba đều được lợi.

Điều đặc biệt là Uỷ ban Vật giá chắc không mấy quan tâm đến giá sách, vì thế sách mới đắt như... rượu Tây. Nhưng rượu Tây uống có hại, còn sách thì ngược lại, đọc có lợi. Lợi hại đều được đối xử ngang nhau, sách dễ làm hơn buôn rượu ngoại, nên mọi người đua nhau buôn bán sách.

Kết luận là: Tất cả những người tham gia làm sách và buôn bán sách đều phát tài. Chỉ có người đọc phải chịu giá cao. Nói ra dễ hiểu thế mà chưa ai dám đứng ra làm chuyện tày đình là hạ giá sách. Ngẫm câu "đã lên không xuống đã vào không ra" thấy đúng là một "phong cách" sống bây giờ thật!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm giàu nhờ làm sách

    09/07/2005Nguyễn ChươngMột lần khi hay tin một người quen phải nằm bệnh viện, Nguyễn Văn Phước vào thăm và món quà đem theo là cuốn sách Hạt giống tâm hồn. Những trang sách ấy khiến người bạn nguôi ngoai nỗi phiền muộn, rồi lại tươi cười, một thời gian sau xuất viện.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • Sách Việt Nam và con đường hội nhập

    05/07/2005Hội sách TP.HCM lần 3 đang diễn ra tưng bừng tại TP.HCM. Đi hội và tự hỏi, chừng nào sách Việt hội nhập thị trường quốc tế? Có thể nói thị trường sách năm nay đang khởi động, hứa hẹn nhiều đổi mới. Trong đó vấn đề hội nhập là nỗi ưu tư của nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách cả tư nhân lẫn quốc doanh.