Sách nhà...

10:30 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Giêng, 2006

Nhân đọc cuốn “Tự sự của một người xa xứ” của giáo sư Bùi Trọng Liễu ở Paris, tôi bỗng nhớ đến “mini-thư viện” của cha tôi để lại sau khi ông mất năm 1937. Đó là hai tủ sách, trong đó có các sách văn học Pháp và Việt được đóng bìa cứng, ghi mã số và làm phích tra cứu như ở các thư viện thực thụ. Những ngày mưa không ra vườn chơi, bọn trẻ chúng tôi thường lục sách đọc. Chúng tôi tha hồ đọc từ sách sử ký, địa lý đến tạp chí Nam Phong, các kịch nổi tiếng của Molière, thơ ngụ ngôn của La Fontaine vì mẹ tôi đã từng đọc chúng sau khi làm bạn đời với cha tôi từ năm 16 tuổi, lúc ông còn đang học tú tài và đã ham mê tích lũy sách để lập thư viện gia đình. Có lẽ cha tôi truyền cho mẹ tôi thú đọc sách, cho nên sau này, vào những năm Chiến tranh thế giới thứ II dù thiếu thốn sách của Hội truyền bá quốc ngữ dành cho thiếu nhi để chúng tôi đọc trong những buổi tối tản cư dưới ánh đèn dầu lạc tù mù trong xóm chợ La Khê lầy lội mùa mưa.

Đọc sách đem lại lợi ích thiết thực là dù trước đó học ở trường Pháp, đến cuối năm 1945, chúng tôi chuyển sang học toàn bằng tiếng Việt nhưng không hề ngỡ ngàng, mà vẫn học giỏi. Ở tuổi 70, nhìn lại tôi thiết tưởng chúng ta cũng cần tôn vinh thư viện là “nhà giáo thầm lặng” có công dạy học sinh tự học, nhất là tự trau dồi văn hóa, nâng cao vốn sống về mọi mặt. Năm 2001, tôi có dịp trở lại Paris và sang London cùng nhà văn Mỹ Lady Boston để tìm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông (1931-1933) ở các cơ quan lưu trữ của Pháp và Anh. Hai chúng tôi thường trao đổi nhiều về thời kỳ thanh niên của Bác Hồ ở Paris, London, Boston, đã phát hiện ra là khách sạn cũ nơi Bác làm việc không xa thư viện bao nhiêu. Đến khi bị giam trong nhà tù của đế quốc Anh ở Hồng Kông, ngoài kinh nghiệm hoạt động cách mạng từng trải, Bác Hồ là người lịch lãm, có vốn văn hóa sâu rộng cả của Đông phương và Tây phương, lại sử dụng tiếng Anh rất chuẩn khiến ngay buổi đầu hội ngộ, luật sự Loseby và sau đó là vợ ông Phó thống đốc Hồng Kông đều có cảm tình đặc biệt. Họ không coi Bác là “tên phiến loạn nguy hiểm” như Tổng lãnh sự ở Hồng Kông đã kết tội, mà là người nặng lòng yêu nước thương dân cần được bảo vệ và vì thế, các vị này đã hết lòng giúp đỡ Bác thoát khỏi nanh vuốt của bọn thực dân Pháp định câu kết với chính quyền Anh ở Hồng Kông tìm cách đưa Bác về nước xét xử.

Rất tiếc là hiện nay trẻ em phần nhiều chỉ ham đọc các truyện tranh và chơi các trò chơi điện tử,không có ý thức đọc sách văn học, trong khi các sách này mới giáo dục đầy đủ cái chân – thiện – mỹ, biến đổi con người từ bản năng thô thiển với cảm xúc bột phát trở thành con người có văn hóa, biết thông cảm với người khác và làm cho tình cảm mang tính trí tuệ...

Điều bức xúc hiện nay là học sinh bị nhồi nhét kiến thức, chỉ riêng học bài ghi trong tập và sách giáo khoa đã mất hết thời giờ. Nhiều gia đình không quan tâm đến giáo dục văn hóa cho nên một bộ phận không nhỏ học sinh sau khicố thi đỗ vào đại học đã “xả láng”, thiếu tự kiềm chế do thiếu văn hóa đã sa vào các tệ nạn như đánh bạc, trác táng, ma túy trộm cắp... Thật trớ trêu là một số sinh viên đại học văn hóa lại đánh bạc ngay ở ký túc xá và khi bị phát hiện đã leo cửa sổ chạy trốn, có hai sinh viên đã bị ngã từ tầng tư xuống đất, một người khác bị trọng thương.

Có một nghịch lý là trẻ em mẫu giáo rất thích nghe kể chuyện cổ tích dân gian, hướng về chân – thiện – mỹ nhưng càng lớn thì hình như ham muốn này càng bị bào mòn đi. Sang Paris, London, tôi thấy hệ thống thư viện của các nước bạn thật tuyệt vời. Trẻ em mẫu giáo, tiểu học đã được cha mẹ dẫn đến mượn sách ở thư viện, biết giữ gìn sách và trả sách đúng hạn. Phòng đọc sách ở thư viện rất hấp dẫn. Tôi được dự một ngày hội sách, ở đó trẻ em mẫu giáo đã có một “tác phẩm” do cô giáo hướng dẫn sáng tác, rồi đóng thành sách để triển lãm trong ngày hội và mời cha mẹ các em đến xem. Ngoài thư viện cở các trường, các thư viện ở quận cũng rất phong phú. Việc mượn sách về nhà rất thuận tiện, các nhân viên phục vụ rất niềm nở. Sách là nhu cầu không thể thiếu cho những người coi trọng văn hóa, cho nên người ta tranh thủ đọc khi chờ xe buýt, khi ngồi trong xe điện ngầm... Quả là ở những nước văn minh, thư viện là trường học không tiếng trống và sách là người thầy thầm lặng có tác dụng vô cùng quan trọng và bền vững cho những ai muốn tự học suốt đời. Bao giờ ở ta mới đạt được điều kiện như thế?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Từ sách giáo khoa đến chuyện dạy văn

    14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • Tôi thấy giáo dục chưa thực sự được coi là quốc sách!

    03/11/2003Ý kiến về "Giải pháp cứu ngành giáo dục" của giáo sư Hoàng Tuỵ đăng trên Tạp chí Ngày Nay số 20 được đông đảo bạn đọc quan tâm và phản hồi ý kiến. Sau đây là ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học London, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục...
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ