Văn chương điện tử và những trò biến thái

10:58 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Bảy, 2005

Thời đại của ngôn ngữ @

Có thể nói, văn chương điện tử đang dần chiềm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hoá – Thông tin cho xuất bản cuốn truyện “Tạm biệt Vi An” gồm những truyện ngắn được sáng tác trên internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách. Truyện ngắn “Lần đầu thân mật” của Thái Trí Hằng (Đài Loan) cũng đang được đăng ký trên Báo Sinh viên Việt Nam và “liên tiếp tạo cơn sốt trong bạn đọc”.

Nhà văn Hồ Anh Thái cũng vừa mới công bố truyện ngắn “Nham”, thể hiện một cuộc tán gẫu qua mạng internet, sử dụng toàn bộ chữ Việt không dấu nhưng lại để bàn về...ngôn ngữ Việt. Đó được coi là một tìm tòi mới mà với những người đã quen “chát” và sử dụng điện thoại chủ yếu để... “buôn tin nhắn, chắc chắn sẽ tìm được những thú vị riêng. Trong bộ “Văn mới” do anh tuyển chọn và giới thiệu cũng có không ít truyện được tìm thấy từ internet, như “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu và “Chuyện của thiên tài” của Nguyễn Thế Hoàng Linh. “Bóng đè” từng được đăng trên một tạp trí hải ngoại và được tải trên internet, sau đó lan truyền trong những người trẻ tuổi như một hiện tượng. Còn “Chuyện của thiên tài”, nhiều người từng đọc cả loạt truyện này cùng với rất nhiều tạp cảm, tuỳ ký và đặc biệt là thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh trên một vài diễn đàn. Trong đó thể hiện rõ những nghĩ suy của một thanh niên trẻ, đôi lúc cực đoan, lắm khi ngô nghê, nhưng có những phát hiện thông minh bất ngờ. Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh có những bài hay nhưng kèm theo đó là những bài tự do dài lê thê, rối rắm và có chỗ tối nghĩa. Nữ nhà thơ Dư Thị Hoàn đã “khai quật” được những trang viết ấy trong đống “tạp pí lù” của các sáng tác trên mạng và phải chắt lọc lại những trang viết của chính tác giả. Khi tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” của Nguyễn Thế Hoàng Linh ra mắt, khá nhiều người ngạc nhiên vì không nghĩ rằng những sáng tác trên mạng với một cái nick ảo như thế lại được biên tập kỹ lưỡng, in ấn sang trọng như một xuất bản phẩm cao cấp...

Cũng thời gian qua, hầu kết các tác sáng tác của cả nhà văn nổi tiếng lẫn những người mới viết, nều vì lý do gì đó mà không thể chờ đợi các bản in gấy chính thống trong nước đều có thể công bố trên internet và ngay lập tức, người đọc sẽ tìm kiếm và tải về ào ạt (tất nhiên là nều nó.. thực sự có vấn đề đáng để mất công đọc và tìm kiếm). Thậm chí, khi bộ phim “Những công dân @” của Phan Huyền Thư chưa quay xong, người ta đã tường tận nội dung và nhớ cả những câu bình phim. Kịch bản bộ phim đã được tác giả click chuột và công bố với toàn thế giới trên một mạng tiếng Việt đặt chỗ tại hải ngoại

Tất cả những điều kể trên nói lên một sự thật, với những tác phẩm có nội dung tốt, tạm gọi là có giá trị, thì việc nó xuất hiện trên mạng hay trên giấy đã không còn quan trọng. Và Tất cả những điều đó chỉ là phương tiện để bạn đọc đón nhận được thông điệp của nhà văn mà thôi. Về góc độ lưu trữ, văn học trên mạng lợi thế với bạn đọc vì họ có thể đọc bất cứ lúc nào và ở đâu, miễn là có internet. Đây thực sự là một hình thức xuất bản không đường biên.

Tình dục lên ngôi!

Những văn chương điện tử đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức ngoài văn chương, đó chính là rác rưởi và những trò biến thái bằng ngôn ngữ của những người tự xưng là nhà văn, là thi sĩ. Thời gian qua, một số website văn chương hải ngoại đang cổ suý nhiệt tình chó lối viết dâm tục quá đà. Một số cây bút nam giới, trong đó không ít người hiện sống trong nước và còn rất trẻ tuổi, đều ăn nói văng mạng và rất...Vô văn hoá. Có cảm giác như với những tác giả này, tình dục như một sự ức chế lâu ngày không được giải toả và ngôn ngữ chính là một phương tiện để...thủ dâm. Luôn đầy ắp trong các sáng tác (tạm gọi là vậy) của số này là những đồng từ mạnh của các cuộc mây mưa, những cách nói khác nhau để chỉ bộ phận sinh dục và ngôn ngữ phản văn hoá của những cô gái mại dâm cùng những anh chàng vũ phu trong những cuộc truy hoan vô liêm sỉ. Đi theo hướng này có Đinh Linh, Bùi Chát. Lý Đợi, Nguyễn Viện, Nguyễn Quốc Chánh... Không ai hiểu Đinh Linh viết những bài thơ về cha me mà lại chỉ nói về những chuyện dâm tục như thế. Hay Bùi Chát, dường như văn chương với nhân vật này là để “phô trương” cái con vật giống đực vốn là đề tài không còn gì mới mẻ và viết lại tục tũi, thật khó có thể tiếp cận. Thường các tác giả này cổ gắng kèm vào đó những cài cắm cố tình về thể sự , về chính trị. Những cái ngụ ý ấy nều để bạn đọc hiểu được, thường tác giả phải đánh dấu sao, chú thích dài gấp vào chục lần tác phẩm của mình vì tư tưởng tối thui, dị mọ. Tuy nhiên, Lý Đợi, một trong những người rất thích tuyên ngôn đã phát biểu trên một trang văn học điện tử đại loại rằng, những người như Đợi và nhóm thơ “Mở miệng” của anh ta tại TP Hô Chí Minh chỉ viết những điều mới mẻ và rất có thể hiện tại nhiều người chưa hiểu được. Cũng có thể những suy nghĩ đó là của một thiên tài. Mà thiên tài vốn như ai đó nói là bất khả tri, những “người trần mắt thịt” của đương đại chắc khó lòng hiểu thấu được. Phải chăng vì thế mà những bài thơ của nhóm “Mở Miệng” đã bị các nhà xuất bản chối từ và báo chí trong nước không chấp nhận đăng tải? Có rất nhiều lý do để giải thích điều đó. Những chắc chắn một điều, những hành vi tình dục của con người thì Lý Đợi và những người cùng hướng đi không sáng tạo ra được, bởi nó đã xưa cũ như hình bóng con người in trên đất từ lúc sơ khai. Việc miêu tả trần trụi như cách mà họ gọi sáng tạo văn chương ấy, đơn thuần là dục vọng của một con vật giống đực. Và họ đã tự lùi một bước trong nhận thức về tình dục trong văn chương.

Có lẽ, chưa bao giờ sách văn học lại nở rộ như gần đây, loạt truyện của các “mỹ nữ viết văn” Trung Quốc như Miên Miên, Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ phơi bày thể xác, dục vọng và cả tuổi xuân tàn khốc của họ đã được xuất bản rất thoải mái, nhiều cuốn tạo được dư luận. Hầu hết các tác phẩm này, khi toàn văn, khi lược trích đã được tải lên mạng internet và những ai rành Hoa ngữ đều đều có thể đọc trước bản dịch. Thế nhưng, một số cây bút nữ kể trên sẽ bị cắt và không thể xuất bản. Họ tìm cách xuất hiện trên một diễn đàn văn chương hải ngoại rồi sau đó trả lời phỏng vấn, nói rằng thiếu tự do và thấy mình cô độc khi đi giữa đông người do không ai cùng chí hướng. Đỗ Hoàng Diệu là một ví dụ, cô đăng truyện trên một tạp chí hải ngoại (một tạp chí mỗi kỳ chỉ có vài trăm bản, bán lay lắt cả năm không hết) rồi được các website phỏng vấn, ca ngợi như một thiên tài mới mà nều cô vào Hội nhà văn Việt Nam thì còn vinh danh cho Hội (!?). Nếu xét về mặt nhục cảm, những khát khao tình dục trong văn chương thì thực sự Đỗ Hoàng Diệu đã chính thức đưa Vi Thuỳ Linh vào thì quá khứ. Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong vấn đề này rất nhiều. Cô sẵn sàng miêu tả chi tiết những việc làm, những suy nghĩ về tình dục (theo cô là chân thật) mà những thế hệ phụ nữ Việt Nam trước cô đều e ngại giấu nhẹm trong phòng kín. Không phải họ không biết mà bởi họ gắn bó với truyền thống trong quan niệm về những vấn đề phong the và thân xác. Nhưng có một điều có lẽ Đỗ Hoàng Diệu không chú ý, rằng những người cổ suý cố viết theo hướng “tình dục như là hơi thở” là một số gã đàn ông và cô đã bị biến thành công cụ cho dục vọng của họ. Đọc 5 truyện ngắn cô đăng trên các diễn đàn hải ngoại, theo suy nghĩ chủ quan của người viết bài này, văn của Đỗ Hoàng Diệu thiếu một yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là sự lãng mạn. Chính điều này đã khiến cho những tư tưởng của cô bị chìm đi hoặc biến mất trong ngập tràn những câu chữ khiêu gợi sự tò mò. Và đây rất có thể là lý do chính mà các tác phẩm của cô không đến được với bạn đọc trong nước. Nếu so sánh truyện ngắn “Bóng đè” của cô xuất hiện trên internet và bản đã được biên tập để in trong “văn mới” của NXB Hội Nhà văn sẽ thấy được sự “hay hơn” của một bản thảo được biên tập cẩn trọng và nghiêm túc như thế nào. Có những chi tiết mà bạn đọc hiểu như sự cài cắm về chính trị (vốn rất phô và lộ trong bản thảo) được bỏ đi, câu chuyện trở nên có ý nghĩa rộng hơn, con người hơn...Đến đây có thể kết luận, vấn đề tình dục không quyết định một tác phẩm được xuất hiện bản tại Việt Nam. Mà cái quan trọng là tình dục ấy có được miêu tả có ý nghĩa một cách nhân bản, một cách nghiêm túc và một cách rất người hay không mà thôi...

Văn học thời Internet không biên giới và nó có những thế mạnh ưu việt hơn các phương tiện chuyền tải truyền thống. Tuy nhiên, văn chương điện tử cũng rất kén chọn bạn đọc, bởi chỉ những ai tinh tướng mới tìm được những tác phẩm thực sự trong vô vàn những thứ tạp nham vô bổ, thậm chí là độc hại. Vì ở đó không có tên nhà xuất bản, thậm chí tên tác giả cũng chỉ là một ký tự bất kỳ. Có một điều cũ xưa nhưng không sáo mòn, mọi giá trị đích thực không bao giờ bị lãng quên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh

    01/07/2005
  • Nguyễn Thế Hoàng Linh và "cuộc trả lời phỏng vấn cuối cùng (?)"

    01/07/2005Gần đây, dư luận xôn xao về cuốn tiểu thuyết Chuyện của thiên tài (*) của một tác giả mới toe - Nguyễn Thế Hoàng Linh. Cái sự xôn xao ấy bắt nguồn từ chuyện hai nhà văn đương đại có tiếng - Hồ Anh Thái và Lê Minh Khuê, đã vô cùng hứng thú và tự nguyện làm “bà đỡ” cho tác phẩm được “mẹ tròn con vuông”.
  • xem toàn bộ