Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

09:05 SA @ Chủ Nhật - 27 Tháng Mười Một, 2005

Đọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc. Khó có thể thống kê được số trang web văn chương đang hoạt động, bởi ngoài một số trang web trong nước tổ chức bài bản, có chọn lọc, có nhiều tác phẩm văn học hay, hấp dẫn, thu hút bạn đọc, còn rất nhiều trang web từ hải ngoại được tung lên mạng.

Cách đây vài năm, bạn đọc và những người viết trẻ trong nước rất phấn khởi khi nghe tin có một trang web văn học Việt Nam được xây dựng trên mạng. Đây là một trang web thuộc Bộ văn hóa – Thông tin tổ chức và nhà văn Nguyễn Quang Sángđược mời phụ trách trang web này. Sau một thời gian nhà văn cùng các đồng nghiệp tích cực bỏ công xây dựng, đến nay trang web này tự nhiên…mất tích. Có một điều đáng chú ý; số trang web thuần túy văn học như; Hobieuchanh.com không nhiều, mà phần lớn mục văn chương, truyện ngắn thường lẫn trong những trang web tổng hợp. Ví dụ như trang vov.org.vn của đài tiếng nói Việt Nam có trang thơ, đọc truyện đêm khuya… khá phong phú với hàng trăm truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Anh Thái, Thái Bá Tân, Nguyễn Thị Minh Ngọc… cho tới những cây bút mới như Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Triều Hải…Trang web của Bưu điện Thừa thiên Huế cũng được tổ chức tốt, trình bày đẹp và dễ đọc với những thông tin văn học có định hướng, có trang tác giả - tác phẩm, văn học nước ngoài, tuyển tập truyện ngắn Việt Nam với đầy đủ diện mạo của gần 100 tác giả trong nước với những tác phẩm mới được cập nhật thường xuyên…Có thể nói, những trang web này đã đưa đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chính xác về tác phẩm, tác giả, hoạt động văn học trong nước…

Tuy nhiên, với bất cứ ai thường xuyên lướt qua web rất dễ dàng bắt gặp nhiều trang web “đen” độc hại, xuất hiện nhan nhản. Loại sách độc hại, vô bổ mà người ta thường gặp nhất là sách tử vi, truyện ma. Loại thứ hai là truyện tình nhảm nhí, do các tác giả vô danh quăng lên mạng. Những câu chuyện không đầu không cuối, lửng lửng lơ lơ…kiểu như miêu tả về 8 kiểu hôn đầu đời… được viết rất ngô nghê. Một loại nữa là tiểu thuyết rẻ tiền trước 1975. Có vô số trang web “câu khách” bằng các loại sách này, có nơi bán, có nơi cho đọc miễn phí. Và nguy hiểm nhất hiện nay là một số đối tượng phản động lợi dụng những trang web văn chương để truyền bá những tư tưởng phản động.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Công nghệ thay đổi cách xem tin của độc giả Internet

    27/07/2005P.K. (theo AP)J.D. Lasica trước đây hay truy cập từ 20 đến 30 website để đọc tin. Hiện nay, số địa chỉ mà anh tìm đến chỉ còn 3 nhưng lượng tin tức mà biên tập viên của tờ The Sacramento Bee này “tiêu thụ” lại tăng lên nhiều lần.
  • Văn chương điện tử và những trò biến thái

    09/07/2005Đinh Ninh BìnhCó thể nói, văn chương điện tử đang dần chiềm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hoá – Thông tin cho xuất bản cuốn truyện “Tạm biệt Vi An” gồm những truyện ngắn được sáng tác trên internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách.
  • Ngổn ngang… sách trên mạng

    09/07/2005Khi mà văn hóa đọc tưởng chừng mai một, khi giá sách văn học bị đẩy lên quá cao thì có một bộ phận bạn đọc đã trở thành độc giả trung thành của các trang web trên mạng.
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ