Nạn lãng phí!
Cùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước.
Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để? Nên lãng phí vẫn nhởn nhơ tồn tại.
Lãng phí từ quan cho tới dân
Lãng phí lớn nhất là sư hoạch định kế hoạch, chính sách thiếu tính khả thi trong các dự án đầu tư không hiệu quả, dường như ngành nào cũng có từ giáo dục đến xây dựng cơ sở hạ tầng.
Không hiếm các du án đổ tiền của, sức lực làm xong, bỏ đấy, như một số nhà máy đường, đến các dự án lớn mang tính trọng điểm của quốc gia phải làm đi làm lại, hết bổ sung vốn vào hạng mục này đến bổ sung vốn vào hạng mục khác, nên kinh phí đội lên gấp hai, ba lần tổng dự toán ban dầu tới hàng nghìn tỷ đồng. Song, cuối cùng tiến độ vẫn không đạt hay vừa cắt băng khánh thành chưa được bao lâu, đã đắp chiếu để đấy.
Thế là vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài không quay vòng được dẫn tới lãi mẹ, đẻ lãi con. Chẳng biết đến bao giờ trả được?
Hiện nay bình quân mỗi người dân Việt
Ôtô thì vô kể, mỗi Bộ, Cơ quan ngang Bộ có mấy nghìn "con trâu” nằm chềnh ềnh ở sân. Loại trâu không ăn cỏ, chỉ uống xăng tốn kém không ít.
Đấy là không nói quy định cho cấp bậc cán bộ được tiêu chuẩn xe đưa xe đón. Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn quy định này từ năm 1997 và báo chí nói đi nói lại rất nhiều về vấn đề này. Song, đâu vẫn hoàn đấy. Hình như Nhà nước cú "cấm" vấn đề gì, vấn đề đó càng phát triển "đa dạng, sinh động".
Đấy là không nói đến mỗi năm có đến hàng nghìn cuộc họp với nội dung cũ mèm và các dịp lễ lạt của các địa phương, các ngành "từ trung ương tới cơ sở" tốn kém không biết bao nhiêu mà kể.
Hình như công chức sinh ra chỉ để họp hành. Dân gian có bài hát "hành quân" hiện đại.
"Đời làm quan, đâucó gì giankhổ
Xe máy lạnh takhông đổ mồ hôi
Thắt ca vát, xỏ giầy đen, ta tiến bước.
Đời chúng ta đâucó họp là ta cứđi?”
Nghe đau lắm, nhưng không cãi nổi.
Còn bao nhiêu việc lãng phí của công khác không sao nói hết. Có nói chăng nữa, người ta cũng bảo: "Khổ lắm, biết rồi, nói mãi?”
Tại Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam trong 2 ngày tại Hà Nội (15 -16/6) Giáo sư David Dapice nhan định, mỗi năm Việt Nam lãng phí 1 tỷ USD (căn cứ theo những công trình nghiên cữu nhiều năm của học giả David Dapice) cũng đã chứng minh sự lãng phí đó là do đầu tư không hiệu quả. Và theo ông, nếu không điều chỉnh, lãng phí đó sẽ tăng lên vài tỷ USD môi năm trong vài năm tới. Theo GS. David Dapice căn nguyên của vấn đề nàylà sự không minh bạch trong việc đầu tư các dựán, không có cơ chế giám sát, phát hiện, phản biện, cảnh báo có hiệu quả về sự đầu tư lãng phí.
Các cơ quan giám sát phải có đầy đủ thông tin "sự thật phải được công khai", không bị các nhóm quyền lực chi phối, thao túng.
Nghĩa là mọi hoạt động đầu tư phải được công khai, minh bạch. Nó phải được giám sát của các cơ quan Quốc hội, sự phản biện của các nhà khoa học. Chính sự phân tích, đánh giá từ nhiều phía sẽ phát hiện những hạn chế, những điểm bất cập của các dự án để quyết định hủy bỏ hoặc điều chỉnh những khiếm khuyết của dự án.
Cụ thể phải công khai các dự án đầu tư trước khi thực hiện là cách tốt nhất để hạn chế những nhóm "quyền lực" lợi dụng việc thực hiện dự án để tham nhũng.
Một nguyên nhân khác gây ra lãng phí, tham nhũng có ýnghĩa bao trùm, dường như là quyết định, đó là chính sách tuyển chọn cán bộ của ta. Với một quy trình quá cũ, mang tính hình thức, chặt ngoài, lỏng trong việc đề bạt, bó nhiệm cán bộ không đúng dẫn tới người thực tài ít được trọng dụng.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn chảy máu chất xám. Người thực tài không muốn làm trong các tố chức Nhà nước, đâu chỉ vì chính sách đãi ngộ vật chấtmà chính là thái độ ứng xử của người cầm quyền với họ.
Người tài chỉ dùng làm công cụ hoặc vật trang sức cho bộ máy công quyền. Còn thực tế họ không được quyền quyết định gì hết.
Chế độ thi cử của ta (kể cả thi nâng ngạch) trong công chức có nơi vẫn không công bằng, minh bạch.
Những người dự thi trước tiên là những người được cấp trên của cơ quan, ngành nào đó cử đi thi hay không?
Do đó danh sách những người dự thi phần lớn trình độ thường ở bậc trung.
Và kết quả sau mỗi lần tuyển chọn, Nhà nước dù chỉ lấy được những người nhỉnhhơn trong những người được thi một tý (so bó đũa chọn cột cờ).
Do đó, ở hầu hết các cơ quan, các ngành các cáp từ trung ương đến địa phương không có những người thật sự tài đức nắm trọng trách.
Nên trong quá trình hoạt động của các co quan đơn vị xảy ra lãng phí, tham nhũng là tất yếu.
Qua các vu án tiêu cực lớn dụng phát hiện vừa qua, cho ta thấy rõ vấn đề tuyển chọn cán bộ yếu kém ra sao?
Cả một hệ thống, quy trình xem xét, thẩm tra từ dưới lên trên liên quan chằng chịt trong việc đề bạt cán bộ...kết quả cán bộ ra sao, chúng ta đã rõ.
Một tỷ USD là số tiền lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Một nước nghèo như nước ta để lãng phí số tiền đó, đâu chỉ thiệt hại về kinh tế, mà còn làtrọng tội với dân.
Nếu chúng ta thật sự kiến quyết chống lãng phí, tham ô từ trên xuống dưới tôi tin rằng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường