Nhân nào quả nấy
Xem thêm:
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo.
Cuốn sách gồm 5 phần:
- Muôn mặt đời thường
- Nếp sống nếp nghĩ
- Về di sản và lễ hội
- Từ nông thôn tới đô thị
- Nỗi niềm người muôn năm cũ
chỉ một phần nào nói lên những nỗi ưu tư, trăn trở của một người yêu và gắn bó với nền văn hóa nước nhà.
Đọc từng câu, từng chữ ta thấy đó là một tình yêu không hề dễ dãi. Để rồi, tất cả mọi vấn đề đều trả lời cho câu hỏi: Chúng ta xuất phát từ đâu để hội nhập với thế giới nếu không phải xuất phát từ thực tế Việt Nam hôm nay? Dù có đi đâu, làm gì, thì dòng máu Việt Nam vẫn mãi mãi chảy trong huyết quản chúng ta, và những bộ gien bền vững của nền văn hóa dân tộc còn tiếp tục chi phối mọi hành động và suy nghĩ của chúng ta.
Đọc để nhìn lại mình, nhìn hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hóa nước nhà.
Lời nói đầu
Báo chí hàng ngày một vài năm gần đây đầy rẫy những bài vở tin tức có liên quan tới các hiện tượng mà ta quen gọi là tiêu cực xã hội: Đó là ăn cắp, tham nhũng, hối lộ làm hàng giả, gian lận, dối trá. Là chơi bời hưởng lạc lãng phí. Là tham lam vụ lợi, làm bất cứ việc gì có thể làm miễn sao có tiền, triết lý thực dụng này mở đường cho cách sông vô cảm tàn nhẫn lan ra trên phạm vi rộng. Đó cũng là tình trạng mất lòng tin sâu sắc dẫn đến mê tín dị đoan, và mở rộng ra là hiện tượng tha hóa, tức tự mình thấy mình bị làm hỏng, mình đang xấu đi, một điều chắc chắn khiên cho những người còn chút lương tri cảm thấy có lỗi mà không biết cách nào thay đổi.
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: Các tác phẩm chính: |
Nhiệm vụ của báo chí là đưa các hiện tượng ra ánh sáng.
Văn chương - trong nghĩa cao đẹp của nó - đảm nhiệm một việc khó khăn hơn là lôi cuốn con người vào việc suy nghĩ và lý giải các hiện tượng nói trên, từ chiều sâu của kinh nghiệm lịch sử và văn hóa).
Là một người viết văn, tôi cũng muôn góp phần nhỏ bé của mình vào công việc lớn lao đó. Trước khi đưa vào sách, các bài sau đây đã in trên các báo Thể thao & văn hóa, Nông thôn ngày nay, Văn nghệ, Người lao động, Văn hóa , Tuổi trẻ...
Xin phép được nói qua về nhan đề của cuốn sách, theo các từ điển Phật giáo, thì nhân là cái có thể sinh ra cái khác (năng sinh), mà quả là cái được sinh ra (sở sinh). Chuốc quả là nhân, thu được là quả. Giáo lý đạo Phật cũng nói Chân quả nhất như, từ đó dẫn tới câu tục ngữ mà chúng ta hãy nói: Nhân nào quả ấy. Xét ở phạm vi hẹp của thế giới lượng tử thì câu nói đó còn quá thô thiển, thường thì nhiều nguyên nhân mới sinh ra một kết quả mà một nguyên nhân lại sinh ra nhiều kết quả. Bởi vậy, có khi nhân đi một đằng mà quả đi một nẻo. Song xét trên đại quát thì cái sự nhân nào quả ấy vẫn hết sức chính xác. Sở dĩ các thói tật không dễ gạt bỏ bởi nó vốn có gốc rễ sâu xa thâm căn cố đế trong quá khứ lịch sử. Đã đến lúc chúng ta phải vượt lên trên những huyền thoại mang tính cách ảo tưởng để tự nhận thức về mình sâu xa hơn. Muôn thay đổi hoàn cảnh, ta phải tính chuyện thay đổi chính ta trước.
Bạn đọc thân mến, rất mong nếu bạn đã có lần cầm tới cuốn sách thì xin bớt chút thời giờ đọc tới trang cuối và hiểu cho cả những điều người viết chưa kịp trình bày trên mặt giấy.
Mục lục
Phần 1. Muôn mặt đời thường
Tại sao có nạn chùa giả?
Mấy cây si và đôi voi đá
Vừa là tình cảm, vừa là cầu lợi
Chính những người đặt hàng có lỗi trước
Thừa thày thiếu thợ
Mạnh ai nấy sống
... Và kiếm sống với bất cứ giá nào!
Rồi sẽ cười trừ với nhau một lượt
Khi hoa thành rác
Lòng tin và khả năng tự đề kháng
Văn minh túi ny lông
Nói nhiều, như một căn bệnh...
Thêm chất trí tuệ cho tiếng cười
Nên hiểu thế nào về tiếng cười của Thượng đế?
Phần 2. Nếp sống nếp nghĩ
Từ kiến thức đến nhân cách
Bàn thêm về mối quan hệ giữa kiến thức và nhân cách
Gánh vải quả đi bộ 4000 km mà vải không hỏng!
Tâm sự người đi hội thảo
Có phải là thất đức?
Bảy bước tới tha hóa
Nghĩ lại về chính ... sự nghĩ
Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý
Nghèo khó nghĩa là muốn làm gì thì làm?
Tiếp tục câu chuyện về cách nghĩ cũ, cách nghĩ mới
Văn hóa quà vặt
Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa
Nỗi sợ cần thiết
Nhận diện người đọc hôm nay
Phần 3. Về di sản và lễ hội
Sự lên ngôi của thói vụ lợi
Hiện tượng "lại gạo"
Cái đứng đằng sau luật pháp
Sự hỗn độn kéo dài
Tập tục, tốt và xấu
Di sản giữa đời thường
Giữ gìn và tôn tạo như thế nào?
Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau
Làm sao để vượt lên trên tình trạng tự phát và manh mún?
Quá khứ vẫn đang có mặt
Sự bao dung không cố ý
Phần 4. Từ nông thôn tới đô thị
Đối diện với quê hương
Hiện đại... nửa chừng
Làm như thế nào cho có hiệu quả?
Còn rất nặng căn
Chuyện ăn chuyện uống
... Và chuyện nơi ở
Thích ứng một cách khó khăn
Gỡ ra cho thoát còn gì là thân
Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá
Nhìn từ hai phía
Đẹp đấy mà cũng xấu đấy
Những sự dang dở
Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ
Trong vòng vây của hàng rong
Phần 5. Nỗi niềm người muôn năm cũ
Vắng vẻ ga xép
Muốn đến với người phải tự hiểu mình
Sự chuyển pha còn dang dở
Người muôn năm cũ hay là những ông đồ giữa chúng ta
Thành kính và thuần phục
Con đường nhọc nhằn
Sống sao trong những ngày vui?
Một dịp trỏ về với dĩ vãng
Thế nào là một cành đào đẹp?
Gìn giữ lấy sự thiêng liêng
Vẫn còn chỗ xứng đáng cho những ... độc đáo cá nhân
Phần 6. Thay lời kết
Ta tự nhận diện lại ta
Không thể là một tình yêu dễ dãi
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt