Thói hư tật xấu của người Việt: Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ
Quan trường không có chuyên môn và chỉ giỏi xoay sở
(Thân Trọng Huề, Con đường tiến bộ của nước ta, Nam Phong, năm 1918)
Nước ta dùng người thì hoặc lựa chọn ở trong bọn con quan hoặc lấy ở trong hàng khoa mục, mà mấy người khoa mục bất quá văn hay chữ tốt thì đỗ, thế là làm quan. Bình sinh học tập chỉ mấy câu trường ốc văn chương, lúc ra làm quan, thì hình như bổ vào mặt gì cũng giỏi, tưởng quan lại bên Châu Âu chưa có ai toàn tài được thế. Cũng là một người lúc thì bổ giáo chức làm một nhà giáo dục, lúc thì bổ chính chức ra làm một nhà chính trị, lúc thì sung giám đốc công trường làm một nhà công nghệ, lúc thì sung chánh sứ đồn điền làm một nhà thực nghiệp, lúc thì đi quân thứ làm một nhà tướng hiệu, mà hỏi ra thì chẳng có một cái học thức chuyên khoa nào. Quan nước ta như thế trách nào mà chẳng mang tiếng bất tài.
Ngày 31/5/1917, Báo Đông Kinh có một đoạn rằng "một tên đầu đảng trộm cướp kiếm cả đời không bằng một ông quan giỏi lấy tiền trong một năm". Ngày 12/7, Báo Hải Phòng có một đoạn rằng "cái căn tính ăn tiền của người An Nam di truyền từ tổ tông, không dễ kể năm kể tháng mà chữa ngay được".
(1) chỗ đóng quân.
(2) tướng tá nói
.
Hư hỏng cả hệ nên không cách gì sửa chữa
(Phan Chu Trinh, Thư gửi Chính phủ Pháp, năm 1906)
Cũng có đôi khi thay đổi một vài ông đại thần hoặc là thăng giáng một vài viên quan lại. Cái người bị đuổi đi đã đành là không làm được việc, mà cái người thay chân ấy cũng có phải là người làm được việc đâu?! Cái người bị cách(1), vẫn là gian tham mà cái người được bổ cũng không phải là người liêm khiết! Phương chi hôm nay bị giáng, bị cách, ngày mai lại được thăng được thưởng, ở nơi này can khoản(2) lại đổi đi nơi kia, thì tuy có phạm tội tham, mang tiếng xấu cũng có hại gì đâu.Lâu rồi quen đi, đứa càn rỡ lại càng càn rỡ, chỉ lo đem tiền đi mua quan, đứa biếng lười lại càng biếng lười chỉ biết khoá miệng cho yên việc. Mũ áo thùng thình, ngựa xe rộn rịp, hỏi quan chức thì ông này là đại thần trong triều, ông kia là đại lại(3) các tỉnh, chỉ biết có một việc là ngày đi hội thương(4) hay ra công đường xử kiện , còn hỏi đến việc lợi bệnh(5) trong nước hay là trong một tỉnh thì mơ màng chăng biết một chút gì.
Còn đến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu.
(1) tức là cách chức, ngược với bổ là giao việc
(2) can khoản: bị vướng vào một tội nào
(3) cũng nghĩa như chức quan lớn
(4) hội họp
(5) tức lợi hại, từ cổ, nay ít dùng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn