Những lực cản vô hình

11:13 CH @ Chủ Nhật - 03 Tháng Tư, 2016

Tư duy tiểu nông

Xã hội Việt Nam truyền thống dựa trên nền kinh tế tiểu nông là cơ bản, nên tính chất tiểu nông đã chi phối nặng nề đến lối tư duy của người nông dân.

TS. Lương Hồng Quang nhận định: "Phi thị trường" là một đặc điểm cơ bản chi phối tư tưởng kinh tế của người Việt, đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung. Tư duy sản xuất hàng hóa là những cái gì đó xa lạ với cư dân nông nghiệp ở đây. Hệ quả của xã hội truyền thống này là: nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, ít có tính đột biến, không khuyến khích sáng tạo khoa học kỹ thuật, nền thú công nghiệp và công nghiệp chậm phát triển do không có sự chuyên môn hóa cao. Đời sống các làng nghề thủ công nghiệp không cao hơn các làng nông nghiệp thuần túy. Con người chậm thích ứng với biến đổi xã hội. Tư duy lý tính, logic không là thế mạnh. Bước vào nền sản xuất hàng hóa, vào nền kinh tế dựa vào tri thức, những đặc điểm trên của truyền thống không phải là vốn liếng văn hóa để làm giàu.

Học để làm quan

Xã hội hiện đại mở ra rất nhiều hường phát triển cho mỗi cá nhân. Bằng bất kỳ một nghề chân chính nào, người ta cũng có thể khẳng định được mình. Tuy vậy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại nặng nề "di hứng" học để làm quan. Nhiều người không nhận thức được rằng, học vấn phải là động lực trực tiếp của sản xuất, của sự thăng tiến về của cải vật chất.

Ngược lại, họ coi lợi ích kinh tế chỉ đứng hàng thứ hai sau chức quyền. Chính chức quyền là con đường duy nhất làm thay đổi thân phận, làm xã hội trọng nể và cũng là con đường làm giàu nhanh chóng. Và để làm quan cần phải học. Bằng cấp là giấy thông hành đưa người ta bước chân vào con đường hoạn lộ. Bằng cấp - chức quyền - tiền bạc trở thành cái logic của sự thành đạt. Rất nhiều các sĩ tử thời @ tuy tân kỳ về hình thức, về phương tiện sống, về các ngón ăn chơi sành điệu nhưng vẫn khư khư ôm trong đầu những quan niệm cũ rích này. Vì thế, các kỳ thi Đại học căng thăng, gay cấn như "ra trận", đã đến lúc người ta phải thốt lên rằng “thị trường như chiến trường!". Thiếu gì người đặt mục tiêu lấy tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ thậm chí cao hơn nữa, mà chẳng thèm biết cái Luận văn, Luận án của mình có ý nghĩa về khoa học ra sao. Hàng năm, các trường Đại học vẫn cho ra lò hàng vạn Cử nhân, Kỹ sư, nhưng bao nhiêu trong số đó thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc? Nếu làm một cuộc điều tra xã hội học chắc hẳn nhiều người giật mình. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đến nay vẫn là vấn nạn của xã hội và ngành giáo dục.

Ngồi mát ăn bát vàng

Người Việt có thiên hướng tìm cuộc sông ổn định (an cư mới lạc nghiệp). Họ ngại: di chuyển chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp và cuộc sống bấp bênh. Nhiều bạn trẻ cố chạy chọt vào biên chế Nhà nước với ước mong có một việc làm ổn định lâu dài, một mức lương tháng yên tâm "đến hẹn lại lên". Cuộc sống có kham khổ đấy nhưng chắc chắn, ít rủi ro. Đối với người Việt, mạo hiểm là đồng nghĩa với liều lĩnh và không được những người quen "ăn chắc, mặc bền" hướng ứng. Vẫn biết "phi thương bất phú” nhưng "ngồi mát ăn bát vàng" còn hơn, nên có tâm lý "buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện".

“Tầm nhìn xa không nhiều km”

Không xuất sắc lắm về khả năng quy hoạch. Hãy nhìn vào bộ mặt kiến trúc và quy hoạch đô thị ở nước ta hiện nay phần nào thấy rõ. Không chỉ các công trình dân dụng mà cả các công sở cũng vô cùng rối rắm về lối kiến trúc. Trong khuôn viên một cơ quan thôi nhưng mỗi tòa nhà xây dựng một kiểu, chẳng ăn nhập gì với nhau, thậm chí có công trình là "tổng hòa" của các dạng kiến trúc "Đông Tây, kim cổ". Có người nói vui, Hà Nội giống như một triển lãm với đủ loại trường phái nghệ thuật kiến trúc trên thế giới, được thể hiện một cách đầy "sống sượng"! Giao thông cũng chả kém gì. Bộ phận làm đường vừa hoàn thành thì bộ phận làm cống rãnh, làm cáp ngầm lại đào bới lên diễn ra hàng ngày trên phố. Năm trước cho nhập ồ ạt xe máy Tàu, năm sau lại ra lệnh cấm cho đăng ký xe máy... Và chắc là chi ở Việt Nam mới có chuyện, đế giải quyết nạn ùn tắc giao thông đô thị, sở giao thông công chính nghĩ ra phương án trình cấp trên cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố.

Nhẹ chữ tín

Cần thiết mà thôi. Điều này cũng bắt nguồn từ tính chất của nền kinh tế tiểu nông chi phối. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lao động nông nghiệp không phải là sản xuất, mà chi là tác động lên quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi. Người lao động không hoàn toàn quyết định được kết quả lao động, bới nó phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố thiên nhiên. Tính chất lao động đã hình thành nên tư duy co dãn, tính toán co dãn mà có người gọi là lối tư duy "linh hoạt", "mềm dẻo". Trong tập quán du di, "chín bỏ làm mười", chữ tín không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thực sự thì khác. Trong sản xuất, kinh doanh, các yếu tố về sản phẩm như số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian hoàn thành và chuyển giao là những chỉ số quan trọng. Chính chữ tín đã làm nên những thương hiệu lớn mạnh và bản thân thương hiệu cũng chính là một thứ hàng hóa.

Có rất nhiều yếu tố thuộc về truyền thống đã và đang cản trở sự làm giàu của người Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức rõ ràng vốn cũ để giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế. Đó cũng là việc cần thiết để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • xem toàn bộ