Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

07:24 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Sáu, 2006

Dư luận dân gian thường có bàn đến một hiện tượng: không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người.

Dư luận thì thường ít khi sai hoàn toàn nhưng lại thường chỉ đúng một nửa. Khách quan mà nói, về mặt tâm lý, người đương chức còn chịu nhiều sự ràng buộc, nhất là mặt ý thức tổ chức kỷ luật, mặt quan hệ cấp trên, cấp dưới. Ngay cả tinh thần trách nhiệm thì "chủ yếu” cũng là trách nhiệm đối với cấp trên, trách nhiệm thực hiện kế hoạch ý kiến hướng dẫn của mì cấp trên, trách nhiệm bảo vệ uy tín của cấp trên. Do vậy khi thì gặp một sự thật trái vớikế hoạch và ý kiến của cấp trên, có nguy cơ ảnh hướng đếnuy tín cấp trên, người ta buộc phải lờ đi, giả như không biết hoặc buộc phải nói thì người ta lại nói theo hướng bảo vệ sự an toàn cho mình, nghĩa là có lợi cho cấp trên mặc dù đó là hướng giả dối, sai ầm, trái với đạo lý. Thhẳng thắn, thành thật quá hóa thiệt. Nhiều quyền lợi dễ đội nón ra đi, nhiều tai họa dễ dồn dập ập tới.Đó là điều ta không hài lòng, oán chê các cụ song cũng là điều ta phải thông cảm vì nó nằm trong lẽ thường tình ở đời khi chưa làm chủ được mình. Song, mặt khác cũng phải công nhận một điều là khi có đương chức thường cỉi được tiếp nhận những thông tin chính thức và phản ứng cũng chỉ trên cơ sở những thông tin đó. Thông tin chính thức thường là chính xác nhưng cũng có khi không được đầy đủ hoặc đã bị điều chỉnh theo một hướng tuyên truyền quen thuộc nào đó. Sự phản ứng ấy nếu không hợp vớilòng dân thì đó không hoàn toàn là do tính cơ hội mà khi do chi có thông tin một chiều , không có điều kiện để tiếp xúc nhiều nguồn nên tư duy cũng dễ diễn ra một chiều.

Còn khi đã về hưu, tâm lý thoải mái hơn, vô tư hơn, không bị sự chi phối của tư tưởng tầm thường về địa vị quyền lực, quan hệ trên dưới không trong sáng. Do đó người về hưu dễ dàng phát biểu thẳng thắng, trung thực với lòng mình, suy nghĩ của họ cũng được tự do, không bị cấn cái, không bị sức ép. Ý kiến của họ thường thoáng, có nhiều sáng tạo. Song cũng phải công nhận một điều là khi về hưu, điều kiện và môi trường sống khác hẳn .Họ có thì giờ để tiếp xúc với nhiều loại bạn bè, được sống một cách dân dã, hòa mình với quần chúng lao động, tiếp nhận được nhiều nguồn thông tin, thường là phong phú và cóđường nét hơn nhưng cũng không ít nguồn thông tin không chính xác. Mặt khác cũng có không ít người không hài lòng với cuộc đời công tác của mình, bất bình với cấp này, cấp khác về sự đối xử với mình, vả lại cũng không còn động cơ thăng tiến gì nữa nên dễ có thái độ nói vong mạng cho bõ tức, nói sai lệch, cực đoan, thậm chí đả kích.

Song có điều mà ta cần thấy rõ là người về hưu tuổi ngày càng cao, càng gần với sự "ra đi" nên họ hay có những phút phán tĩnh, hối hận với những gì khôngphải trong thời đương chức và có thái độ sứa sai quyết liệt, có hành động mạnh, có khi trái hẳn với chiều hướng hành động trước đây của họ để trả món nợ đời để sống tiếp những năm tháng cuối đời cho thanh thản. Xin đừng vội vàng cho họ là điên, là phản bội. Trong lời nói và việc làm của họ có khi cực đoan nhưng chứa đây chất trung thực và đạo lý.

Cần đánh giá hiện tượng này khách quan và đúng đắn hơn.Song cũng nên nhắc nhở nhau phải sống trung thực trong mọi lúc mọi nơi, mọi tình huống. Đó là một trong những phong cách thời đại mà bất kỳ ai, đặc biệt là giới tri thức chúng ta cần phải trau dồi cho kỳ được, sống thắng (dù hậu quả thế nào) vẫn là sống đúng, sống cong (bất luận tình huống nào) cũng đều bị coi là sống tà.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ

    21/07/2016Vương Trí NhànĐến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn

    06/07/2016Vương Trí NhànMột cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế...
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận sáng suốt

    04/11/2015Vương Trí NhànTrải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi

    09/02/2015Vương Trí NhànTự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ....
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực

    09/04/2015Vương Trí NhànNghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

    18/10/2014Vương Trí NhànLàm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu...
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Có nên viết về khuyết tật của người mình không?

    19/08/2013Nguyễn TýCách đây nhiều năm, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết bài “Đôi chút tự trào” đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Ở bài viết đó tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm về thói hư tật xấu của người Việt. Nhân cuốn sách “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” được giải vàng sách hay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • Lỗ hổng

    17/05/2006Dạo này, thỉnh thoảng, tôi nghe thấy trên ti vi từ lỗ hổng, lỗ hổng trong quản lý (từ này xuất hiện với tần số cao nhất), rồi tới lỗ hổng trong kiến thức, khi nói về giáo dục, lỗ hổng trong nhận thức, khi nói về pháp luật... Nói chung, nhiều lĩnh vực có lỗ hổng!
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Nạn chờ... “cấp trên”

    13/12/2005Đ.Trung - M.CườngBạn đã bao giờ đến dự những cuộc họp, hội thảo, tổng kết, mít tinh... mà nhìn thấy Ban tổ chức đầy vẻ căng thẳng, lo âu? Không phải họ lo vì người đến dự ít mà lo vì chờ mãi mà cấp trên chưa thấy ló mặt. Hầu hết các “cuộc, cuộc” như vậy đều khiến những người tổ chức đau đầu: Nếu “Sếp” không đến thì coi như công toi...
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • xem toàn bộ