Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

02:18 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Một, 2005

Hiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...

Chưa bao giờ lại thấy phong trào thi nở rộ như bây giờ: Thi tìm hiểu trong các ngành, các cấp, dành cho các đối tượng từ nhỏ tới lớn. Đấy là chưa kể còn có vô vàn các cuộc thi do những người đứng đầu các cơ quan "ngẫu hứng" nghĩ ra để cho có phong trào, còn báo cáo tổng kết cuối năm với cấp trên.

Và thế là cấp dưới cứ è cổ ra làm bài thi vì sợ làm phật lòng sếp, dù biết rằng các cuộc thi như thế này không mấy thiết thực. Thế nên, các ban, các phòng bảo nhau cùng làm bài tập thể. Nghĩa là giao khoán hẳn cho một anh lo đi sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu rồi về làm bài thi, sau đó cứ phân phát cho mọi người để cùng sao chép, ký tên đàng hoàng. Thế là, bài vẫn có (không qua quýt, sơ sài) mà sức lại đỡ tốn.

Những bài thi kiểu này giống nhau tới khoảng 90%, còn lại những câu hỏi đại loại như "Bạn sẽ làm gì" hay "Bạn có đóng góp gì", "Bạn nghĩ gì" thì may ra mới khác nhau. Nhưng nhiều khi, với cả những câu hỏi riêng tư này, người ta cũng thấy đáp án không sai lấy một chữ.

Công bằng mà nói, tổ chức các cuộc thi như vậy ít nhiều cũng tác động tích cực tuỳ theo ý nghĩa, mục đích các cuộc thi, giúp những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cuộc thi có thêm những nhận thức về chính trị, XH, kiến thức cuộc sống... Tuy nhiên, việc hưởng ứng phong trào thi theo kiểu đối phó như trên thì chủ yếu đem lại sự lãng phí thời gian và công sức của tập thể.

Về phần mình, nhiều BGK cũng chẳng phải bận tâm vì thời gian đâu mà đọc những bài thi tìm hiểu giống hệt nhau như vậy. Thế nên, hầu hết các cuộc thi đều không thể thiếu cái giải "tập thể" cho những đơn vị có nhiều bài thi nhất (dù rằng đều là photocopy giống hệt nhau). Rồi cả giải "Bài làm công phu nhất" trao cho những bài thi nặng tới cả chục cân, trong đó có đủ nào là ảnh minh hoạ, tư liệu sưu tầm từ báo chí... Kể ra với công sức như vậy cũng đáng được BGK để tâm.

Tuy vậy, nếu như để trả lời đầy đủ và trúng nội dung thi thì không cần phải có một đáp án "nặng ký" đến thế, nhưng tâm lý có "hoành tráng" thì mới được để ý nên ai cũng cố "vẽ" ra thật nhiều. Điều này phần nào làm nản lòng những ai tham gia thi vì muốn góp phần hiểu biết của mình, nhưng không đủ thời gian và điều kiện để thực hiện những bài thi "hoành tráng" như vậy.

Thực tế cho thấy có những nơi tổ chức cuộc thi theo phong trào, nên kiến thức của BGK cũng không hơn gì người dự thi. Thế là xảy ra chuyện BGK lúng túng không trả lời nổi đáp án, thậm chí còn áp đặt đáp án sai thành đúng. Mới đây có câu hỏi trong một cuộc thi ở cơ sở là: Danh lam thắng cảnh của quận Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) ở đâu và đáp án mà BGK đưa ra là: Tượng đài Mẹ Nhu (!?!). Thậm chí, ngay cả tên cúng cơm của mẹ Nhu là Lê Thị Dãnh, nhưng BGK cũng xuê xoa "Lê Thị Đãnh cũng được!".

Trên đây chỉ là một phần nhỏ chưa được như mong muốn của những cuộc thi. Mong rằng với những đóng góp này, những người tổ chức các cuộc thi sẽ có thêm những cân nhắc để sao cho tổ chức các cuộc thi thực sự mang lại hiệu quả và có tác dụng bổ ích cho người tham gia.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác