Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm
Một anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe. Mà công phu mình chuẩn bị tham luận mất vài ba tháng trời chứ có ít ỏi gì đâu.
Anh ngạc nhiên, khó hiểu là đúng vì phong cách hội thảo của họ khác ta lắm. Họ không ăn mặc long trọng, comlê, cà vạt, mà nhiều khi quần bò, áo phông. Họ không ngồi yên một chỗ lắng nghe và vỗ tay, mà có lúc bỏ ra hành lang hút thuốc, giải khát, ăn nhẹ hoặc trò chuyện. Thích thì họ chăm nghe, theo dõi, chán thì họ mở máy vi tính xách tay làm việc khác hoặc bỏ ra ngoài phòng họp trao đổi ý kiến riêng với đồng nghiệp quen biết.
Dường như cuộc hội thảo đối với họ quan trọng nhất là việc gặp gỡ, giao lưu, làm quen với một số cá nhân mà họ quan tâm.
Cách trình bày bản tham luận cũng có phần không giống nhau. Trong khi ta ham đầy đủ có đầu có đuôi, thường đi từ các quan điểm đến nguyên tắc và lấy một số dẫn chứng thực tế để chứng minh, họ vào thẳng vấn đề, “xáp vô” các ý kiến còn đang tranh cãi, và xuất phát từ một kết quả điều tra cụ thể, từ một quá trình nghiên cứu lâu dài theo nhiều hưóng, để đi tới một số kết luận rất gọn và gợi mở. Họ cũng chuẩn bị văn bản tham luận, nhưng thường không đọc toàn văn, chỉ nói miệng mấy câu giới thiệu và lưu ý người nghe vài điều mới hoặc có giá trị.
Tóm lại, họ họp như chơi. Nhưng thực ra ở mỗi cuộc hội thảo từng người, từng ngành đều nhắm vào những mục tiêu, lợi ích cụ thể. Ngược lại ở ta hiện nay, có tình trạng họp "thật", họp nghiêm chỉnh, họp nhiều mà không làm. Không ít cuộc hội thảo nặng về hình thức, nhiều bản tham luận chung chung hoặc nếu có giá trị thì sau đó chúng bị “cất kỹ" trong kho lưu trữ cơ quan Nhà nước chủ trì, không ai xem xét tới chuyện thực thi. Chưa nói đến quan niệm tổ chức hội thảo để lấy tiếng hoạt động, để kiếm tài trợ. Và trình độ khoa học cao đến mức có nơi cấp huyện, thậm chí cấp xã, cũng trưng cái nhãn hiệu "hội thảo khoa học".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt