Lòng tự trọng của anh bán thịt dê

06:07 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Tư, 2014

Một đất nước tan hoang, kiệt quệ vì nghèo đói, khủng hoảng niềm tin, cái ác lên ngôi, tham nhũng lúc nhúc, nạn bắt cóc người tử tế công khai, xử tù người vô tội ngang nhiên…bỗng dưng một ngày được ông thủ tướng đăng đàn nhắc nhở về lòng tự trọng, dạy dỗ lý tưởng, hoài bão cho thanh niên, kèm theo lời xin lỗi “sâu sắc” trước Quốc hội…


Theo các nhà tâm lý học, tự trọng bản thân của mỗi người có nghĩa là suy nghĩ, thái độ và quan điểm của một cá nhân đối với các mặt như: Giá trị bản thân; Công việc bạn đang làm; Những thành tựu tự mình đạt được bằng khả năng và sức lực của mình; Suy nghĩ của bạn về người khác; Lý tưởng sống; Vị trí của bạn trong cộng đồng; Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai; Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; Địa vị xã hội và mối quan hệ với mọi người; Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân mình…

Còn đây…

Từ lâu dân chúng đã được chứng kiến lòng “tự trọng” của chính quyền, quan chức là thế nào. Lòng “tự trọng” của họ được bảo đảm bởi luật pháp, quyền lực, tiền bạc, cảnh sát, an ninh, nhà tù…mỗi khi cảm thấy “tự trọng” bản thân của họ bị phê phán, chê bai. Nhiều dân chúng phải hy sinh “tự trọng” để né tránh nỗi sợ hãi mà chính quyền gây ra. "Tự trọng" để "sống trong sợ hãi".

Từ lâu dân chúng đã thấm thía lòng “tự trọng” của chính quyền, quan chức lớn đến mức nào, nhất là sau những thất bại thảm hại trong việc điều hành đất nước. Và dân chúng biết “tự trọng” thì phải coi đó là do “thế lực thù địch” và tụi “phản động” kéo bè kéo đảng gây nên cơ sự này, bởi thế đừng có chê trách, phê phán, phản biện chính phủ.

Từ lâu dân chúng đã nhìn thấy những minh chứng về lòng “tự trọng” của quan chức cao cấp khi họ sắp xếp con cái mình ngồi vào những cái ghế quá lớn với chúng. Dân chúng nên “tự trọng” im lặng ngồi dưới những cái ghế ấy mỗi khi có việc cần đến họ.

Và một người có lòng tự trọng cao là một người luôn luôn hiểu rõ, có khả năng nhận xét, đánh giá bản thân mình một cách chính xác trong bất kỳ trường hợp nào, với bất kỳ con người nào. Điều đó có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện.

Nếu kẻ có chức quyền tự tin đến mức ngạo mạn, độc đoán; dân đen thì yếm thế, bạc nhược, khốn khổ vì bạo quyền thì lòng tự trọng chân chính như định nghĩa trên gần như không tồn tại.

Đọc lại chuyện đời xưa mà ngẫm…

Chuyện kể vua Chiêu Vương nước Sở mất nước phải bỏ chạy. Trong số dân chúng chạy theo Chiêu Vương có anh bán thịt dê tên Duyệt. Sau Chiêu Vương lấy được nước, bèn thưởng cho tất cả ai theo mình, riêng Duyệt bán thịt dê không nhận.

Duyệt thưa rằng:
-Trước vua mất nước, tôi cũng mất nghề bán thịt dê. Nay vua còn nước, tôi còn nghề. Thế là giữ được nghiệp cũ, đủ ăn, còn dám mong gì hơn.
Vua cố ép, Duyệt bán thịt dê thưa rằng:
-Nhà vua mất nước không phải tội tôi, nên không dám liều chết. Nhà vua lấy được nước, không phải công tôi nên không dám lĩnh thưởng.

Vua bảo:
-Để ta đến thăm nhà ngươi.
Duyện bán thịt dê nói:
-Theo phép nước, phàm kẻ có công to thì vua mới đến thăm nhà. Nay xét, trí tôi không đủ giữ nước, dũng cảm không đủ giết giặc. Giặc đến tôi chạy theo vua lánh nạn, chứ đâu phải cốt ý theo vua. Nay vua bỏ phép nước đến thăm nhà tôi e thiên hạ cười chăng?

Vua nghe vậy bèn quay qua Tư Mã Tử Kỷ mà rằng:
-Người hàng thịt dê này tuy làm nghề hèn hạ mà giải bày nghĩa lý thật cao xa. Nhà ngươi mời thế nào người ấy ra nhận chức Tam công cho ta?
Duyệt bán thịt dê nói:
-Tôi biết chức Tam công quí hơn cửa hàng thịt dê, nhưng tôi đâu dám ham tức lộc mà để vua mang tiếng gia ân không phải nghĩa. Tôi thật không dám nhận, xin về giữ lấy nghề bán thịt dê.

Nói đoạn lùi ra.


Xem ra cái dũng của kẻ phàm phu là Duyệt bán thịt dê là minh chứng đối lập cho cái vô dũng của quan chức đang lớn tiếng rao giảng đạo đức cho dân chúng.

Xem ra người bán thịt dê mới xứng là bậc thầy giảng cho thiên hạ hiểu chính xác về lòng tự trọng: “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn” (ngạn ngữ Tây Ban Nha).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín nhiệm - trách nhiệm và sửa mình

    18/11/2018Thành Thông biên dịchCó một người trẻ tuổi phá sản khát nước tìm nước uống, đến nhà một vị lão thí chủ. Anh ta nhìn thấy hai mắt lão thí chủ lõm sâu, đoán định lão ta là một người mù. Uống nước xong, anh ta phát hiện có một số tiền để ở dưới gối, ..
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Tản mạn về tự trọng

    28/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTự trọng là thuộc tính chung cần có ở mọi người, vốn ảnh hưởng tự nhiên từ cư xử của người Lớn ( theo nghĩa tuổi tác và chức vụ ) mà củng cố dần hay bị mất đi. Trên đây mới chỉ là đôi nét điển hình thôi, chứ thực tiễn về điều này thì vô vàn ví dụ hay dở. Tất nhiên chúng ta hướng tới hình thành lòng Tự trọng dựa trên liêm chính, chính trực và trách nhiệm trong các quan hệ xã hội...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

    12/11/2016Mèo ConCó ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ...
  • Trách nhiệm hàng đầu - đổi mới văn hóa và giáo dục

    17/12/2015Nguyễn TrungChỉ có văn hoá và giáo dục dục mới có thể làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Trách nhiệm văn hoá là trách nhiệm chung

    01/07/2014Trần Hữu DũngNăm ngoái, cũng vào dịp này, tôi đã than phiền về sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn ở thời đại chúng ta. Một năm (ngắn ngủi!) đã trôi qua và tuy chưa thấy sự thiếu vắng ấy có đỡ hơn chút nào, tôi nghiệm rằng tình trạng èo uột văn hoá không chỉ là vì sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, song còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Bởi lẽ, tất cả chúng ta, nhất là những người chưa là nhà văn hoá lớn, đều có những trách nhiệm đối với văn hoá...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Tảng băng trách nhiệm

    29/12/2010Nguyên CẩnKhi con tàu Titanic lộng lẫy và sang trọng đâm vào một tảng băng trôi khiến hơn 1.500 hành khách tử nạn, nhân loại ngày ấy (năm 1912) đã gọi sự kiện đó là thảm họa lớn nhất trong thời bình. Đó không chỉ là một vụ chìm tàu đơn thuần mà còn là một cú "sốc" lớn cho những nhà thiết kế đầy tham vọng...
  • Vinashin và ngọn nến tình thương, trách nhiệm

    13/12/2010Hà Thúc HoanTừ vụ đắm tàu Vinashin thứ nhất, người ta bắt đầu nói đến chuyện chìm tàu Vinashin thứ hai. Đó là con tàu Vinashin trách nhiệm đang được lèo lái bởi những người có chức có quyền mà mỗi quyết định, mỗi chữ ký đều có ảnh hưởng đến hạnh phúc và khổ đau của hàng triệu người dân…
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

    02/12/2010Nguyễn Hoàng (2010)Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí
    mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con
    người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được
    coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có
    thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ
    như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá
    hoại mà thôi. Hiện tại, chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được
    loại quốc gia đại nạn này...
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • 'Bản nháp', 'lỗi kỹ thuật': Trách nhiệm xã hội của Bộ GD-ĐT

    09/03/2010Hạ AnhDù là thực sự hay bao biện với "lỗi kỹ thuật" gửi "bản nháp" có điều cấm trường ngoài công lập đào tạo ngành luật, báo chí, sư phạm để đưa lên mạng lấy ý kiến dư luận, những người có trách nhiệm quản lý giáo dục đại học có lẽ phải giở lại "Vở bài tập Đạo đức lớp 1" để thực hành "bài tập số 4" (Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề "Cảm ơn, xin lỗi").
    Nguồn cơn "lệnh suýt cấm"
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Văn hóa từ chức

    29/04/2009Nguyễn Đăng TiếnHuyện H có nhiều ưu thế nổi trội, vậy mà ba năm liền bị tỉnh xếp vào loại yếu kém, riêng công tác cán bộ thì rất trì trệ. Ông Ph., là Phó giám đốc sở, được Tỉnh ủy luân chuyển về làm Bí thư huyện với lời hứa danh dự là trong vòng hai năm sẽ “giải” được những yếu kém.
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Đánh thức lòng tự trọng bị xúc phạm

    23/10/2003GS. Tương LaiXã hội cần ứng xử với sinh viên với tư cách là “con người có giáo dục”, tức là “con người sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội. Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội. Để nhận được sự ứng xử đó, sinh viên phải tỏ rõ mình chính là “con người có giáo dục”.
  • xem toàn bộ