Văn hóa từ chức

02:17 CH @ Thứ Tư - 29 Tháng Tư, 2009

Huyện H có nhiều ưu thế nổi trội, vậy mà ba năm liền bị tỉnh xếp vào loại yếu kém, riêng công tác cán bộ thì rất trì trệ. Ông Ph., là Phó giám đốc sở, được Tỉnh ủy luân chuyển về làm Bí thư huyện với lời hứa danh dự là trong vòng hai năm sẽ “giải” được những yếu kém.

Để giúp ông làm “vốn”, một người bạn từng nhiều năm công tác ở huyện tặng ông ba chữ K.; Q.; C..

- K: lấy kinh tế làm mũi nhọn.
- Q: lấy quy hoạch làm trọng tâm.
- Còn C: lấy cán bộ làm khâu đột phá.

Và ông Ph. quyết định chọn cả ba chữ với dụng ý tạo ra sức mạnh tổng hợp trên cả ba tuyến.

Công bằng mà nói, ông đã làm hết sức để xoay chuyển tình thế, từ việc tổ chức đến các phong trào thi đua. Cứ ba tháng, sáu tháng ông đều cho các đảng bộ kiểm điểm bình xét thi đua. Kết quả là sau mỗi lần bình bầu các đảng bộ đều vào loại khá, ai cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó trên 90% là xuất sắc. Oái oăm thay! Trong khi nhiều chi bộ, đảng bộ được công nhận vững mạnh, phần lớn cán bộ xuất sắc thì tình hình chung của huyện vẫn không mấy sáng sủa. Theo đánh giá của tỉnh, huyện vẫn “được” xếp hạng hàng đầu tính từ… dưới lên.

Năm thứ hai, ông Ph. quyết thực hiện những biện pháp mạnh về tổ chức. Ông cắt cử, luân chuyển, bổ nhiệm, bãi nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã và một số phòng, ban ở huyện. Kết thúc năm, bản tổng kết và bình xét thi đua làm cho ông suy nghĩ rất nhiều. Cũng vẫn những “thành tựu” rất lạc quan của các đảng bộ kèm theo danh sách hầu hết cán bộ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà tình hình huyện vẫn ì ạch. Nguyên nhân do đâu?... Ông Ph. quyết định đi khảo sát thực tế ông đã nhận ra ba thứ “bệnh” đã và đang tồn tại ở đảng bộ huyện.

  • Thứ nhất: "Bệnh" thành tích tập thể. Đây là căn bệnh thâm căn cố đế ở một số xã. Theo lập luận của các cơ sở, tuy tập thể của họ không có ưu điểm gì nổi trội song cũng không có khuyết điểm gì trầm trọng; khi báo cáo, dại gì không nêu ưu điểm là chính, thậm chí nói vống lên một chút cho oách, cho oai. Cấp trên có kiểm tra đâu mà ngại. Tuy vậy, dân trong huyện đang truyền miệng nhau câu: Ăn tập thể thì đơn điệu. Ở tập thể thì vừa chật, vừa mất vệ sinh. Chỉ có trách nhiệm tập thể là dễ chịu.
  • Thứ hai: “Bệnh” vô cảm. Hai phần ba số xã trong huyện là yếu kém, đời sống người dân còn chật vật, song lãnh đạo cứ “mũ ni che tai” đổ lỗi sự yếu kém đó lên đầu dân. Khi tổng kết cuối năm, các xã vẫn báo cáo các mặt ngày càng phát triển; dân không đói, không nghèo; cán bộ tốt, đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
  • Thứ ba: “Bệnh” quan liêu. Đó là căn bệnh rất nặng, có ở các phòng, ban, ngành của huyện. Cán bộ ngại đi cơ sở, phó mặc cơ sở, tuy ở sát dân mà vẫn cách xa dân, không biết dân nghĩ gì, nói gì, làm gì, miễn sao mình giữ được ghế. Vì vậy mới có chuyện trên quan liêu thì dưới tự diễn...

Loay hoay đã già hai năm, chuẩn bị đến Đại hội đảng bộ huyện, ông Ph. dường như hết “phép”, ông trở về tỉnh rồi trong một cuộc họp rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo cấp huyện, ông nói: Tôi đã rất chủ quan, không hình dung hết những khó khăn, phức tạp, nặng nề của cấp huyện, nhất là ở cơ sở. Tôi đã không giữ được lời hứa, hơn hai năm qua rồi mà mới chỉ phát hiện ra “bệnh” chứ chưa có phương sách nào để chữa. Tôi cũng mắc loại bệnh quan liêu, giống như đa số cán bộ huyện H.. Tôi xin kiểm điểm và tự nhận mình vào loại kém. Tôi chỉ có một đề nghị duy nhất, xin Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho tôi được từ chức. Lời đề nghị đột ngột đó làm cho nhiều thành viên trong cuộc họp sửng sốt… Xưa nay, cán bộ được đề bạt hay luân chuyển mà không làm tròn nhiệm vụ thì lại chuyển đi chỗ khác việc gì phải từ chức? Thế nhưng một tuần sau, lời đề nghị của đồng chí Ph. đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận.

Có lời bình như sau: Không tham quyền cố vị, biết từ chức đúng lúc cũng là một nét văn hóa của người làm công tác lãnh đạo, quản lý.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba câu chuyện về căn bệnh của tổ chức

    10/07/2018Nguyễn Tất ThịnhNhiều người trong cơ quan kia, mỗi khi bầu bán, biết mình chẳng thể giành nổi được vai vế gì nên quan niệm dĩ hòa vi quí rằng: tớ đếch cần, ai làm thủ trưởng chẳng được. Và họ dễ dàng ghi vào phiếu bầu cái tên người mà cấp trên gợi ý. Nhưng rút cuộc không phải như họ quan niệm...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng

    07/07/2008Nhà báo Hữu ThọChúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu...
  • Công chức hội nhập

    17/01/2007Diệp Thành KiệtNói đến sự hội nhập của đất nước, mọi người thường nghĩ ngay rằng, doanh nhân phải là người cần chuyển đổi cho phù hợp với thời đại mới. Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nhân cần phải nâng cao kiến thức hội nhập, thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm thích nghi với một xã hội thời kỳ hội nhập...
  • Trước hết phải bịt cửa chạy chức

    09/11/2005Diệp Văn SơnCó lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thề gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • xem toàn bộ