Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống
Xem thêm bài:
- Tảng băng trách nhiệm
- Kẻ thù của chân lý
- Thiếu trách nhiệm... (2006)
- Chính khách và chính trị
- Chính khách và nhân cách cuối cùng
- Trông người lại ngẫm đến ta
- Cần một chữ dũng
Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phímang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực conngười và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải đượccoi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề cóthể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉnhư mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và pháhoại mà thôi. Hiện tại chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự đượcloại quốc gia đại nạn này.
Công luận xã hội VN vừa qua đã tập trung bàn nhiều về nạn tham nhũng, hối lộ gọi chúng là quốc nạn.
Nhưngcòn có một loại có thể gọi là quốc gia đại nạn. Một cơ chế phá hoại làmthất thoát kinh khủng các nguồn lực quốc gia ngay từ đầu đã nằm cơ hữutrong lòng kinh tế xã hội VN.
Đó chính là sự vô trách nhiệm, lãng phí mang tính hệ thống.
Sựvô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống này thường có sức pháhoại giá trị hàng trăm triệu đến nhiều tỷ dollar. So về quy mô tàn phá,tham nhũng chỉ như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng longlãng phí và phá hoại mà thôi.
Kết quả từ loại quốc nạn nàythường là sự tàn phá nền kinh tế mang tầm cỡ quốc gia mà đến nay còn ítđược bàn thảo. Chỉ riêng một Vinashin đã có tới trên 4 tỷ dollar nợnần. Nó góp phần gia tăng gánh nặng cho nền kinh tế nghèo VN vốn khôngổn định. Nợ quốc gia đã tới gần 50%, điểm phải dừng vì bên kia sẽ làvực thẳm.
Mặc dù đã bắt điều tra 5 vị lãnh đạo trực tiếp củaVinashin, sẽ xác định được các tội cố ý làm trái hay hối lộ, tham nhũngnhưng chắc chắn số tiền tham nhũng chỉ đến hàng chục, ghê gớm lắm mớiđến hàng trăm triệu dollar. Vậy hàng tỷ dollar kia vì sao thất thoát,nguyên nhân nào dẫn đến sự lãng phí phá hoại rất kinh khủng này?
(Chungta.com) Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn: Sự sụp đổ đó “đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”. Nhưng ai phải chịu trách nhiệm?
(Chungta.com) “Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc để Vinashin rơi vào tình trạng như vậy? Trách nhiệm của Thủ tướng, của Chính phủ và các bộ ngành, cá nhân liên quan như thế nào? Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các đơn vị kinh tế này làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm của Thủ tướng như thế nào? Tại sao Thủ tướng bận trăm công nghìn việc điều hành chung đất nước mà lại còn trực tiếp quản lý, điều hành các tập đoàn, tổng công ty này? Tại sao không ban hành cơ chế điều hành chung để họ hoạt động theo pháp luật?”, “Theo tôi, không thể nói một cách đơn giản là do các cán bộ lãnhđạo của Tập đoàn Vinashin. Một mình Vinashin không thể làm sai luậtđược. Chúng tôi tự hỏi ai đã cho phép Vinashin vay vượt hạn mức quyđịnh của một khách hàng theo quy định của luật là 15% vốn điều lệ? Aiđã để Vinashin đầu tư tràn lan như vậy? Và đặc biệt là tại sao đã có 11đoàn vào kiểm tra, giám sát nhưng vẫn không phát hiện sai phạm?” - Đại biểu Phạm Thị Loan đặt câu hỏi.
1. Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống:
Ở ta có một nền kinh tế xã hội luôn được vận hành theo cách thức đặc biệt: một nơi ra quyết định, nghị quyết, một nơi thứ hai thực hiện nghị quyết, một nơi khác thứ ba vận hành và nơi cuối cùng là con cháu chưa ra đời sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả của nó về sau này.
Hiện thời chẳng ai phải chịu trách nhiệm về các hậu quả của hành động của họ trong một hệ thống ra quyết định liên hoàn như vậy!
Cả một hệ thống đồ sộ tốn kém với hàng triệu quan chức lớn nhỏ nhưng lại tỏ ra trì trệ và vô cảm.
Một bộ máy lập pháp hướng tới thỏa mãn các quyết sách chính trị nhất thời và nhu cầu tự thân của ngành hành pháp hơn là xây dựng một nền pháp trị lâu bền trên nền tảng do dân, vì dân.
Một bộ máy hành pháp, tư pháp đều mang tính tự thân đề cao lợi ích, sự an toàn dựa vao sự vô can của bộ phận mình lên trên toàn cục hơn là can dự một cách khách quan nhằm thực thi và bảo vệ pháp luật; lại còn cơ chế vùa đá bóng, vừa thổi còi nên không sao phân định được trách nhiệm của cầu thủ với trọng tài.
Hệ thống ấy cho phép không có nơi nào phải chịu trách nhiệm về những sai hạm tày trời xảy ra ở Vinashin. Mặc dù tất cả đều có quy trình luật định, có nhiều vòng giám sát nhưng con voi vẫn đi qua được mọi lỗ kim. Họ vẫn mua được những con tàu, nhà máy điện ở dạng những đống sắt vụn với giá cắt cổ nền kinh tế mà không ai trong hệ thống trên bị liên đới trách nhiệm.
Cũng từ sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống này mà các quyết định thành lập các cơ cấu xài tiền như Vinashin, các dự án tổn hại tiền dân như chương trinh mía đường v.v.. đều đã và có thể thông qua mà không một ai phải tự vấn lương tâm mình!
Điều khôi hài đau xót nhất ở đây lại là tất cả chúng ta đều vô can trong mọi sự đổ vỡ của nền kinh tế, trong sự đổ vỡ nồi cơm của chính nhà mình!
2. Sự lãng phí mang tính hệ thống hay cơ chế “ Muốn ăn thì phải phá”:
Một nhóm nguyên nhân sâu xa khác gây nên hiện tượng lãng phí mang tính hệ thống là sự không hài hòa, không nhất thể hóa các quyền và lợi giữa các bộ phận trong một xã hội. Khi một nhóm thủ lợi, không bị các cơ chế và luật pháp minh bạch của một xã hội công dân điều tiết, họ sẵn sàng hy sinh đại cục, lợi ích của xã hội vì lợi ích riêng.
Không phải ngẫu nhiên trong ngôn từ xã hội có từ “Buôn cơ chế” thuộc loại siêu của siêu lợi nhuận. Những lãng phí, thất thoát và tham nhũng trong đầu tư cơ bản trỏ thành câu chuyện quen thuộc đến mức người dân nơi quán xá đều thông thạo khi nói về chúng.
“Chạy dự án” đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ Việt để chỉ về một hoạt động có sức hút rất lớn về lợi ích. Khi vài chục phần trăm đến non một nửa giá trị dự án rơi vào túi tư nhân thì đây cũng chính động lực không cưỡng lại được cho sự ra đời các loại dự án và siêu dự án mà kết quả chung sẽ là tăng quy mô và tầm cỡ của sự lãng phí có tính hệ thống và gánh nặng nợ nần trong xã hội hiện nay.
Ở các nước khác, cơ chế win-win cho phép mọi thành phần xã hội nỗ lực làm ăn, tạo ra của cải làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Ở ta, cơ chế làm ra để chia nhau không biết vì lẽ gì đã không được thực thi.
Từ các phân tích ở phần trên, ta sẽ thấy như một lẽ tự nhiên của luật nhân quả, trong thực tiễn đã hình thành một cơ chế đáng sợ “Phá để ăn” hay “Muốn ăn thì phải phá” và phá càng nhiều thì kiếm chác cũng càng nhiều.
Những điều này có thể tìm thấy ở hầu hết các dự án của Vinashin mà gần đây Phạm Viết Đào đã tổng kết trên trang Blog đầy tính chiến đấu của ông, từ vụ ký HĐ đóng 15 con tàu 53 nghìn tấn đến các vụ đầu tư cho những đống sắt phế thải, gây ô nhiễm môi trường như các vụ mua tàu, nhà máy điện sắp hoặc hết niên hạn sử dụng, Vinashin gây thất thoát cho chính mình hàng trăm triệu dollar mà hậu quả nhìn thấy trước là cả một chặng đường thua lỗ. Phá hoại cả một ngành đóng tàu khi trứng nước bằng phương cách “muốn ăn một hãy phá mười, một trăm hoặc nhiều hơn thế. Không biết những người ký các HĐ này kiếm chác được bao nhiêu từ khoản hoa hồng nhỏ nhoi trong công cuộc phá hoại của họ???
Gần đây có một dự án mang tính thời sự tốn hàng trăm tỷ của VTV đang được đắp chiếu nằm đó.
Tin rằng bạn đọc có thể tiếp tục nêu ra rất nhiều ví dụ đau xót về hiện tượng phá để mà ăn, mà chia nhau này!
3. Sự thiệt hại ở quy mô quốc gia
Trên nền tảng của sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống, quy mô của sự thiệt hại, quy mô phá hoại của nó đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của nhiều người, lên đến nhiều tỷ dollar năm.
Có thể nêu ra vài ví dụ:
Thời kỳ HTX nền nông nghiệp VN chỉ sản xuất được 12-14 triệu tấn lương thực quy thóc mỗi năm. Khi thực hiện chỉ thị 100 và nghị quyết khoán 10 đi đúng quy luật khách quan, sức sản xuất trong nông nghiệp được giải thoát, Việt Nam từ nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Riêng sản lượng lương thực mỗi năm đã đạt 38 triêu tấn thóc, gấp khoảng ba lần tổng sản lượng lương thực thời kỳ HTX. Theo thời giá, nếu tạm tính bình quân 400 USD//tấn gạo như hiện nay thì riêng ngành sản xuất lúa gạo của nông nghiệp Việt Nam thu về thêm so với thời kỳ HTX khoảng trên 6 ,4tỷ ÚSD mỗi năm.
Nói cách khác, hệ thống sản xuất cũ tạo ra một sự lãng phí mang tính hệ thống trị giá 6,4 tỷ USD/năm chỉ riêng trong một ngành sản xuất lúa gạo.
Có thể nêu lên một ví dụ khác là phong trào đầu tư của các địa phương cho chương trình một triệu tấn đường, đã tiêu của ngân sach và các nguộn vốn khác trên 10.050 tỷ (trên nửa tỷ dollar), nay càng sản xuât càng bị lỗ, không nhìn thây khả năng hoàn vốn.
Năm 2010, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỷ đồng (khoảng 263 triệu dollar) và đa số mất khả năng chi trả.
Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống còn gây ra rất nhiều thiệt hại trên các lĩnh vực khác như làm suy yếu các nguồn lực kinh tế xã hội. Phá hoại năng lực cạnh tranh của nền kinh tê, không nâng cao được chất lượng tăng trưởng, Gần đây VN liên tục bị đánh tụt hạng ở chỉ số tin cậy quốc gia, chỉ số tín dung các ngân hàng.
4. Thay cho lời kết
Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí mang tính hệ thống. Đó là sựu lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề và hiện chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự nó.
Thế hệ con cháu sẽ biết lấy gì trả nợ khi chỉ số ICOR đã lên đến 7, 8 cảnh báo về một nền kinh tế kém hiệu quả, có chất lượng tăng trưởng rất thấp, tính cạnh tranh và độ tin cậy quốc gia và một số ngân hàng VN hàng đầu về tín dụng thuộc tốp dưới của các bảng xếp hạng quốc tế!
Nhân vụ thất thoát trên 80 nghìn tỷ của Vinashin,xin được bàn thêm về một dạng quốc gia đại nạn trong bài viết ngắn này với đôi suy tư thiển cận và hạn hẹp, với tấm lòng thành mạnh dạn tỏ bày.
Mong các sỹ phu, chư vị chỉ giáo nhằm sáng tỏ sự đúng sai nhiều chiều của một vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự giàu nghèo của đất nước, đến bát cơm manh áo của mỗi người dân!
(Nguyễn Hoàng, 4.9.2010)
Nguồn:Nguyễn Xuân Diện-Blog
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá