Thiếu trách nhiệm...
Xem thêm bài:
- Tảng băng trách nhiệm
- Kẻ thù của chân lý
- Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống (2010)
- Chính khách và chính trị
- Chính khách và nhân cách cuối cùng
- Trông người lại ngẫm đến ta
- Cần một chữ dũng
(2006) Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua, đặc biệt liên quan đến vụ PMU18, thì cụm từ này được dùng rất nhiều. Thiếu trách nhiệm không chỉ đơn thuần là kết luận của cơ quan điều tra, không chỉ là kết luận của cấp trên đối với cấp dưới, lại càng không chỉ là lời thú nhận của đương sự đối với những sai phạm mà mình đã gây ra. Nó chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời.
Thiếu trách nhiệm!Nghe sao mà bình thường quá đỗi. Bình thường như chuyện thường ngày, như điều tất yếu phải có mỗi khi một vụ tiêu cực liên quan đến công chức bị phanh phui, mỗi khi một vụ án liên quan đến công chức bị xét xử. Thiếu trách nhiệm! Có nghĩa là một cá nhân được giao nhiệm vụ, có trách nhiệm phải làm tốt công tác của mình, nhưng đã không làm tốt, không thực thi nhiệm vụ theo đúng chức năng, quyền hạn và pháp luật. Trước khi thiếu trách nhiệm, cá nhân đã được giao trách nhiệm.
Vậy vì sao lại thiếu trách nhiệm?Phải chăng chính đương sự không hiểu hết trách nhiệm của mình. Có lẽ không phải! Vì trước khi được phân bổ chức vụ, đương sự đã được thẩm định về năng lực, hoặc như có thể thấy trong vụ PMU18, toàn là những tiến sĩ về GTVT. Vậy thì không thể nói những đương sự đó không hiểu hết trách nhiệm của mình. Nếu “năng lực hạn chế” thì cái sai phạm “thiếu trách nhiệm” không chỉ là của đương sự, mà còn của chính những cơ chế, cơ quan, tổ chức… đã tuyển dụng và phân công công tác cho những đương sự này. Thế nhưng, hậu quả nghiêm trọng gián tiếp thì nhân dân lãnh, còn hậu quả trực tiếp thì do đương sự, tuyệt nhiên không thấy trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cấp trên của đương sự đó. Cái trách nhiệm liên đới ấy nếu không được thực thi triệt để, không được làm rõ, thì vấn đề thiếu trách nhiệm vẫn chỉ là… thiếu trách nhiệm của cấp dưới chứ không phải của cả cấp dưới lẫn cấp trên. Hơn nữa, đi trước thiếu trách nhiệm thường là “cố ý làm trái”. Thực tế chỉ có hai trường hợp, hoặc là cấp trên cố ý làm trái và cấp dưới… hùa theo, hoặc cấp dưới cố ý làm trái và cấp trên cố tình làm ngơ. Cả hai trường hợp đều thể hiện rất rõ việc thiếu trách nhiệm của những cá nhân và tổ chức liên quan.
Thế nhưng, bình tĩnh lại nhận xét, phải chăng chỉ có những đương sự được kết luận, hay tự nhận mình thiếu trách nhiệm là… thiếu trách nhiệm? Thiếu trách nhiệm không chỉ đơn thuần là như thế! Có thể nói thiếu trách nhiệm ở cả hệ thống: chính quyền và toàn bộ người dân. Vì sao?
Nếu như theo quy định, Bộ trưởng Đào Đình Bình là do quốc hội bổ nhiệm, thì quyền bãi miễn thuộc quốc hội. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: quốc hội đã làm gì để quản lý, giám sát những thành viên chính phủ do chính mình bầu lên? Tôi không thấy làm gì cả! Cái cơ chế giám sát đã từng được nói đến, nhưng nó được sử dụng ra sao, mang lại hiệu quả như thế nào, cho đến nay vẫn là một điều mập mờ. Chính phủ trực tiếp quản lý thành viên của mình, nhưng chính phủ đã làm gì để quản lý thành viên? Chính phủ, quốc hội đã sử dụng quyền lực nhân dân giao phó như thế nào? Công cụ pháp luật mà quốc hội đã ban hành được sử dụng ra sao? Ngay việc từ chức, theo ông Trần Quốc Thuận-Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, thì luật đã định rõ cơ chế (TT 2-4), thế thì tại sao chuyện từ chức vẫn còn khó khăn, phải nhờ đến áp lực của công luận thì Bộ trưởng Bình mới nộp đơn từ chức? Phải chăng chính những cơ quan hành pháp và lãnh đạo các cơ quan hành pháp đang… thiếu trách nhiệm?
Đảng cũng có phần thiếu trách nhiệm không?Có! Bởi vì cơ sở Đảng nhiều nơi đã tê liệt (như ở Bộ GTVT), cái đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị… của Đảng viên mà từ lâu Đảng giáo dục họ dường như không có tác dụng cải hoá đối với những đối tượng… đã được kết luận là thiếu trách nhiệm. Bởi vì chất lượng đảng viên đã được đề cập đến nhiều nhưng Đảng chưa có những quyết sách đủ mạnh nhằm kết nạp nhiều hơn nữa những người có tâm, có tài. Đây đó vẫn còn những kẻ cơ hội chui vào đảng để… cơ hội. Đảng viên sai phạm, vậy trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về đảng. Công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng đã được phát động từ lâu, nhưng tại sao vẫn có những cơ sở đảng bị tê liệt, sao vẫn có những đảng viên trở thành nhân tố nguy hại cho đất nước?
Trách nhiệm Thiếu trách nhiệm/trái trách nhiệm. Có trách nhiệm/ chịu trách nhiệm/ chịu trách nhiệm liên đới... Năng lực Uy tín |
Nói như thế để thấy rằng: người dân, chính phủ, quốc hội, Đảng đều cần phải xem xét lại trách nhiệm của mình, để làm tròn trách nhiệm riêng của mình. Nếu như mỗi thực thể đều tách biệt với nhau, thì vấn đề liên đới trách nhiệm còn lâu mới được nhìn nhận và còn lâu mới trở thành cơ chế siêu việt, chi phối mọi cơ chế chính trị - xã hội. Vì xét cho đến cùng, những cá nhân thiếu trách nhiệm hôm nay cũng chính là "con dân" của dân tộc, là sản phẩm do chính sách, cơ chế và giáo dục của chúng ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý