Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

04:50 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Bảy, 2017

Đề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?

Ý thức trách nhiệm bắt đầu từ việc chăm lo sức khỏe, trao dồi tri thức cho bản thân, cho đến thực hiện các hành vi của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, rồi từ đó thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội một cách tự nguyện. Chẳng hạn tự dừng xe lại trước đèn đỏ khi có cũng như không có bóng dáng của cảnh sát giao thông. Từ những việc tưởng chừng là đơn giản như vậy nhưng đã góp phần xây dựng được Ý thức trách nhiệm xã hội.

Dù muốn hay không muốn, đã là công dân thì cần phát huy Ý thức trách nhiệm xã hội để xây dựng những cái tốt và mang lại lợi ích công, để tạo nên cái tốt chung cho cả cộng đồng và đó cũng là chăm lo cho cái tốt riêng, như Kark Marx đã nhận định “trong cái chung nó luôn chứa đựng những cái riêng” . Trách nhiệm đối với xã hội phát xuất từ ý thức và lương tâm mà mỗi công dân chúng ta cần phải có. Ý thức từ những việc nhỏ nhặt như giúp đỡ những tha nhân, tham gia vào các hoạt động thiện nguyện…từ đó sẽ tạo ra vô vàng giá trị tốt đẹp từ vật chất cho đến tinh thần để hình thành nên một xã hội tử tế và văn minh. Chẳng hạn nhường chỗ cho người tàn tật, già cả trên xe buýt thì ta sẽ nhận được lời cảm ơn chân thành, đem lại niềm vui trong đời sống tinh thần, hoặc khi không còn ai xả rác thì chúng ta sẽ không phải tốn hàng trăm tỉ đồng cho việc quét dọn đường phố và thanh lọc các dòng sông. Hay khi ai cũng có ý thức chấp hành tốt luật pháp thì nhà nước sẽ không phải tốn nhiều chi phí cho việc tổ chức bộ máy hành pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực đến xã hội. Ngoài ra ý thức trách nhiệm giúp cho ta có tính kỷ luật và tự giác trong đời sống thường nhật.

Như thế, giá trị lợi ích mà chúng ta nhận được từ việc ý thức trách nhiệm xã hội là vô cùng to lớn. vật chất để củng cố cho nền kinh tế nhờ đó mà nhà nước có điều kiện chăm lo an sinh xã hội, các giá trị nhân văn trong cách cư xử giữa người với người….


Tuy nhiên, chưa hẳn ai sống trong xã hội cũng đã nhận thức được đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Hiện nay chưa có cuộc khảo sát cũng như không có một số liệu nào nói về ý thức trách nhiệm xã hội của người dân ở mức độ nào.Nhưng nếu nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra hàng ngày làm thước đo cho sự ý thức ấy thì câu trả lời sẽ là “chưa cao’.

Cụ thể như báo chí luôn nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc từ những việc xã rác bừa bãi, chuyện lấn chiếm vỉa hè gây cản trở gao thông, chuyện kẹt xe ở các thành phố lớn người ta giành nhau mà chạy chẳng ai chịu nhường ai,chuyện nhà máy Vedan thả trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải đã tàn phá môi trường thiên nhiên, nạn đinh tặc gây ra những tai nạn thương tâm vẫn còn tiếp diễn…Có thể nói đó là sự khủng hoảng ý thức trách nhiệm xã hội trầm trọng mà hệ quả sẽ làm băng hoại các giá trị đạo đức con người.

Nguy hiểm hơn, với những hiện trạng đó nó lại trở thành một thứ “văn hoá bình thường”, và hơn lúc nào hết xã hội chúng ta lại bị thử thách như bây giờ!

Tuy nhiên, cho dù ý thức trách nhiệm thấp, nhưng chúng ta vẫn không mất đi niềm tin, đó là nhờ trong cộng đồng vẫn duy trì những giá trị đạo đức cổ truyền như “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” hay “nghèo cho sạch rách cho thơm” . Cũng nhờ các giá trị truyền thống đó mà chúng ta vẫn thường bắt gặp các hành động xả thân vì người khác, tương thân tương ái trong lúc hoạn nạn.

Với các hành động “tự làm gương” đó đã làm cho nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ mà tự giác tiết chế những hành vi xấu của mình, mà điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.

Nguyên nhân của sự thiếu ý thức trách nhiệm xã hội và thói vô cảm là do đâu?

Thứ nhất xuất phát từ xã hội. Trong lịch sử hình thành xã hội loài người, có thể nói thời kỳ ý thức trách nhiệm xã hội của con người phát huy cao nhất là trong thời kỳ Cộng Sản Nguyên Thủy. Do ở thời điểm này trình độ phát triển thấp kém của lực lượng sản xuất nên con người phải luôn “chung tay góp sức”, nương tựa, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau để chống chọi lại với những khó khăn mà thiên nhiên mang lại. Cho nên, mọi hoạt động sản xuất mang lai thành quả trong thời kỳ này đều phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Nhưng, từ khi công cụ kim khí ra đời, con người không còn phải sống bấp bênh nữa mà tiến đến đủ sống và tạo ra sản phẩm dư thừa chung cho xã hội. Tuy nhiên, sản phẩm dư thừa này không được chia đều cho mỗi cá nhân mà bị chiếm đoạt bởi những người cơ hội.
Mọi người lao động bằng nhau nhưng không được thừa hưởng như nhau, sự chiếm dụng “của công làm của riêng” đã gây nên sự bất công trong xã hội, thế là không ai còn muốn đóng góp vào “cái chung” cho xã hội. Thế là ý thức trách nhiệm xã hội bị phá hủy từ đây.

Sau khi chế độ Cộng Sản Nguyên Thủy tan rã, chế độ Chiếm Hữu Nô Lệ hình thành. Lúc này xã hội mâu thuẫn và phân hóa thành kẻ giàu người nghèo rõ nét, người này ăn bám bóc lột người khác. Do đó Chủ Nghã Cá Nhân xuất hiện và phát triển đã đánh sụp toàn bộ tinh thần Ý thức trách nhiệm của con người đối với xã hội.

Đất nước ta tuy không trải qua hình thái xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ, nhưng lại trải qua hàng ngàn năm ở chế độ quân chủ. Thời kỳ này chăm lo cho xã hội là công việc của vua chúa quan lại, dân không có quyền cũng như không được phép bàn chuyện “trị quốc”. Con người sống trong xã hội "thần dân" đã giết chết đi Ý thức trách nhiệm xã hội của người dân (muốn cũng không được).

Sau khi xã hội phong kiến sụp đổ, đất nước lại lâm vào hoàn cảnh chiến tranh và các khó khăn do chiến tranh mang lại đã làm ý thức công dân không phát triển và nảy nở được. Khi chiến tranh kết thúc, tiếp theo là chính sách bao cấp của nhà nước đã tạo nên tâm lý “ỷ lại” vào chính quyền và khó khăn về kinh tế trước đổi mới cũng là những tác nhân khiến người dân chỉ biết lo cho bản thân (vì lo cho bản thân còn chưa xong, lấy đâu mà lo cho người khác!). Và yếu tố này như một mã gen di truyền cho đến ngày nay khiến người dân trở nên thụ động và thờ ơ vô cảm với xã hội.

Thứ hai là gia đình,gia đình là tế bào của xã hội, bộ mặt của xã hội cũng xuất phát từ trong gia đình mà ra. Ngày nay một thực trạng khá phổ biến ở các gia đình khá giả là ông bố bà mẹ đặt biệt quan tâm “tài năng” cho các con của mình khi còn rất bé. Các bé được chú trọng đào tài năng để chí ít nếu không trở thành “hiện tượng’ thì cũng phải cho bằng người ta mà quên đi giáo dục ý thức chia sẻ với cộng đồng. Trong khi đó, những đứa trẻ trong những gia đình khó khăn thì phải bương trải cho cuộc sống hàng ngày. Bản thân của mình còn không được đầy đủ thì lấy gì mà nghĩ cho người khác.Mà nếu sau này chúng thành danh đó cũng là nhờ những công lao của cha mẹ, nên chúng có chỉ “trả ơn” cho gia đình hơn là “báo đáp” xã hội cũng là điều dễ hiểu nên “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng” là câu nói thể hiện yếu tố này.

Thứ ba,một bản năng tự nhiên của con người chúng ta là luôn chăm lo cho bản thân của mình trước đã. Khi làm bất cứ việc gì thì luôn tự hỏi “tôi sẽ được gì”.”. Câu nói “hãy cho đi rồi bạn sẽ được nhận”, nhưng không hẳn ai cũng biết những giá trị mà họ nhận được là gì, cho nên các hoạt động thể hiện tinh thần cống hiến cho cộng đồng thường không được ủng hộ và phát huy rộng rãi.

Qua đó cho chúng ta thấy cá nhân chưa thể hiện được vai tròcủa người công dân trong xã hội, gia đình chưa thể hiện hết nhiệm vụ giáo dục của mình, và môi trường xã hội chưa tốt để vun bón cho ý thức xã hội


Giải pháp

Muốn mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm với xã hội thì trước tiên phải làm cho họ nhận thức được các giá trị mà mình đã cống hiến. Phải làm cho họ hiểu rằng những việc làm cống hiến cho xã hội không chỉ đơn thuần là “cho đi”, mà ngược lại họ sẽ “nhận lại” được rất nhiều. Ngoài ra muốn cá nhân chăm lo cho xã hội, đặt nhu cầu lợi ích chung của xã hội lên trên thì xã hội cũng phải có trách nhiệm đảm bảo công bằng cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân, bởi suy cho cùng cá nhân chỉ đóng góp cho xã hội khi họ được thừa hưởng nhu cầu và lợi ích từ xã hội.Chẳng hạn như tiền thuế từ cá nhân đóng góp, phải được sử dụng có hiệu quả, tức là phải phục vụ lợi ích cho cá nhân như xây dựng đường xá, mở bệnh viện trường học, chăm lo cho an sinh xã hội. Nhưng, nếu tiền thuế này bị rơi vào “túi riêng” (tham nhũng) thì chẳng ai muốn đóng thuế nữa, như vậy sẽ có tình trạng trốn thuế tràn lan. Cho nên, một xã hội minh bạch, công bình và dân chủ sẽ làm cho công dân phát huy cao độ ý thức trách nhiệm với xã hội.

Một xã hội trong quá trình vận động và đổi thay, nó sinh ra biết bao tiềm năng thời cơ và thuận lợi, như nó cũng mang lại không ít những vấn nạn và thử thách khó lường. Do đó cần phải có môi trường chuyên biệt xây đắp “bờ đê” không để những vấn nạn này rò rỉ mà phải đi theo “dòng chảy”, cuốn theo chiều hướng tự nhiên. Môi trường chuyên biệt này chính là môi trường của “xã hội dân sự”.

Xã hội dân sự ở đây được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm thăng tiến tới những lợi ích công và đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.

Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức do người dân làm chủ như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư…Các tổ chức này có đường lối hoạt động, chương trình làm việc, ngân sách và trách nhiệm rõ ràng nhằm xây dựng chăm lo và bảo vệ các lợi ích chung cho cả cộng đồng và thông qua đó các hội viên sẽ được thực hành ý thức trách nhiệm xã hội . Nhưng, như vụ nhà máy Vedan thả nước thải ra sông thị vải gây ô nhiễm môi trường gần 9 năm mới bị phát hiện thì chứng tỏ xã hội dân sự ở nước ta còn thiếu sinh động. Bởi lẽ, ngay từ những ngày đầu người dân ở gần đó đã phát hiện ra hành vi sai trái của công ty này và họ đã gởi rất nhiều lá đơn lên chính quyền địa phương để tố cáo. Như đã phân tích ở trên, xã hội phát triển thì luôn kèm theo những vấn nạn mà chính quyền không thể nào “ôm” và giải quyết ngay được, cho nên xử lý thường rất chậm trễ khi “việc cũng đã lỡ rồi”? Nhưng nếu như chúng ta có được các hội đoàn chuyên bảo vệ môi trường, chỉ cần nhận được vài nguồn tin là họ liền phản ứng đánh động dư luận và ngăn chặn được ngay lúc đầu. Hay như khi có thiên tai xảy ra, chính các hội đoàn ngay tại địa phương sẽ thực hiện cứu trợ và giúp đỡ đồng bào trước khi có sự trợ giúp của chính quyền, ngoài ra có thể tránh được tình trạng “ăn chặn” của những cán bộ biến chất như báo chí đã từng đăng.

Như vậy ta có thể thấy các hội đoàn của xã hội dân sự tuy độc lập với nhà nước nhưng là “cánh tay đắc lực” của nhà nước, tham gia và quản lý cùng nhà nước, để hình thành nên xã hội công bình, minh bạch và dân chủ.

Do đó, thiết nghĩ nên cần có một môi trường thuận lợi để làm nên xã hội dân sự sinh động, bằng các chính sách khuyến khích các hội đoàn phát triển. Chẳng hạn thông thoáng hơn cho các hội đoàn hoạt động, hay là trợ giúp ngân sách cho các hoạt động của hội đoàn bằng cách nếu cá nhân quyên góp tiền cho các hoạt động thiện nguyện sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân.Cũng hợp lý thôi, tiền thuế dùng để chăm lo cho phúc lợi và phát triển xã hội, thì các tổ chức thiện nguyện đều nhắm đến mục tiêu đó, nhưng điều quan trọng hơn sẽ làm cho người dân quan tâm đến xã hội từ đó có thể phát huy vai trò và nghĩa vụ của mình trong xã hội, để rồi người người sống trong xã hội luôn có cách cư xử trong quan hệ dựa vào sự tin cậy, lòng bao dung, bác ái và vị tha, đó là những nền móng đầu tiên của xã hội Cộng Sản Chủ Nghĩa.

Giữa cá nhân và xã hội rất khó tương tác vời nhau nếu không có vai trò của gia đình như nhà xã hội học Ba Lan Szczepan_ski đã đưa ra nhận định: “gia đình là môi trường đầu tiên và môi trường xã hội con người và là chủ thể của sự giáo dục.”

Thật vậy, giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển nhân cách trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và cho xã hội. Tuy nhiên, có thể nói giáo dục từ trong gia đình về ý thức trách nhiệm xã hội ta chưa được xây dựng đúng mức, cha mẹ lấy vật chất để làm “mồi nhử” cho con của mình, đại loại như “nếu con làm thế này thế kia thì mẹ (bố) sẽ thưởng cho con”, như thế sẽ giết chết đi tinh thần trách nhiệm khi nó lớn lên vì có lợi ích vật chất mới cuốn hút được nó. Do đó xin các ông bố bà mẹ phải rất thận trọng trong việc rèn luyện nhân cách của trẻ con, Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho trẻ trong gia đình từ những việc làm rất đơn giản như phụ giúp mẹ gom quần áo hay sách vở cũ gửi tặng cho những bạn khó khăn hơn, hay bỏ tiền ống heo để giúp đỡ đồng bào lúc gặp thiên tai, hay là dạy cho trẻ lòng thương cảm biết rung động trước những mảnh đời bất hạnh, như Kark Marx đã từng nói: "Chỉ có con vật mới có thể quay lưng lại trước khổ đau của đồng loại mà chăm lo cho bộ lông của nó."

Đức tính này chính là căn bản thực sự của hạnh phúc và của đức tính trong tương lai cần phải được in sâu vào trí óc của đứa trẻ càng sớm càng tốt, ngay khi đứa trẻ bắt đầu hiều biết; sau hết, những người trong gia đình phải có trách nhiệm quan tâm triển khai thêm tính tình này bằng mọi phương tiện có thể đuợc..

Tuy nhiên, với “đặc tính gia đình” đã quá ăn sâu vào “ý thức hệ” của mỗi người chúng ta, cho nên giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội từ trong gia đình xem ra cũng chẳng sáng sủa gì, đại khái là cha mẹ không muốn lo việc đời thì cũng chẳng muốn con cái họ “mang vác” việc đời. Cho nên bây giờ cần phải có một môi trường giáo dục khác hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn. Môi trường giáo dục đó chính là “nhà trường”.

Nhà trường là một không gian công, một môi trường hoá riêng biệt thực hiện giáo dục. Sẽ là rất hiệu quả khi nhà trường quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người công dân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như chăm lo xây dựng thành “thói quen” về nhân cách công dân sau này. Nên bắt đầu xây dựng và phát triển ý thức trách nhiệm xã hội từ trong học đường ngay bây giờ là rất cần thiết, học đường là nơi tất cả chúng ta đều phải trải qua hàng chục năm, và nơi đây là một xã hội thu nhỏ để chúng ta "học" và "hành" ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi công dân, và bên cạnh đó cần có những Viện nghiên cứu Giáo dục công dân để “theo và đuổi” thói vô cảm của con người.

Chỉ khi nào phát xuất từ ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội thì công dân mới tự nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội để xây dựng những cái tốt và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ý thức trách nhiệm xã hội cần được xây dựng, thực hành và phát huy để trở thành một thói quen của nếp sống và cần được vum bón liên tục từ khi chúng ta có được nhận thức cho đến hết một đời. Gia đình là môi trường quan trọng đầu tiên để giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi cá nhân, học đường là môi trường quan trọng thứ hai giúp cá nhân hoàn thiện đức tính này, vì thế gia đình và nhà trường cần thể hiện được vai trò đào luyện nhân cách cho mỗi cá nhân để sau này có thể trở thành người công dân tốt trong xã hội, và kế đến là cần xây dựng nên một xã hội dân sự sinh động hơn. Khi công dân ý thức được trách nhiệm và thể hiện vai trò và nghĩa vụ công dân trong sinh hoạt xã hội chắc chắn sẽ góp phần tạo nên một xã hội như tất cả chúng ta hằng mong ước. Do đó, trước tiên ngay bây giờ hãy đánh thức lương tâm của mỗi con người bằng chính lương tâm của chúng ta.

(2010)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J. -P. Sartre.

    19/03/2017Đỗ Minh Hợp“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Độc quyền, độc đoán, sợ trách nhiệm và sợ sai

    15/05/2015Tôn Thất Nguyễn ThiêmHãy khởi đầu bằng mấy sự việc: Cách đây hơn 30 năm (1973), một nhà kinh tế học người Pháp, G. Anderla, đã tính toán là tri thức của nhân loại được nhân lên gấp đôi mỗi 6 năm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Để trách nhiệm được quy kết đúng chỗ

    27/03/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnMột loạt trưởng thôn phải từ chức hoặc nghỉ việc, sau khi báo chí phanh phui vụ cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ tết dành cho người nghèo. Công luận không thể hài lòng với kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe” ấy và đòi hỏi việc chế tài phải thực sự nghiêm khắc, công bằng, thoả đáng
  • Kết hợp ba cơ chế đối với trách nhiệm thực thi Công vụ

    31/12/2008Nguyễn Tất ThịnhNhững tiêu cực trong lĩnh vực quản lí kinh tế xã hội ở mức độ khác nhau xảy ra ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy sự suy đồi về tinh thần thực thi công vụ, thoái hóa về nhân cách của nhiều Quan chức và Công chức có nguyên nhân nằm sâu trong cơ chế...
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội

    16/10/2008Nguyễn Văn ThứcBài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội, 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Khi nhân viên thiếu trách nhiệm

    30/05/2007Nguyễn Đông TriềuCấp trên than phiền cấp dưới thiếu trách nhiệm trong công việc. Dân trách Chính phủ thiếu trách nhiệm với các dự án công cộng…Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là do người này đùn đẩy việc cho người kia.
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu

    01/12/2006Điệp Văn SơnĐược biết Chính phủ sắp ban hành Nghị định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xay ra các vụ tiêu cực tham nhũng. Nghị định sắp được Chính phủ ban hành, sẽ góp phần xác định rõ ràng và công khai trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn trong cơ quan mình phụ trách, đảm bảo tính kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng đáp ứng mong đợi từ lâu của nhân dân.
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • xem toàn bộ