Tảng băng trách nhiệm
Có thể nói người Việt Nam cũng vừa có một "cú sốc" tương tự. Những con số được công bố gần đây về khoản nợ khổng lồ của Vinashin khiến mọi người bàng hoàng: 86.000 tỷ đồng1). Người ta đã phân tích rất nhiều nguyên nhân, từ sự đầu tư dàn trải bất hợp lý đến khả năng quản lý tài chính công yếu kém, từ việc được ưu ái cấp những khoản vốn khổng lồ đến việc phớt lờ những cảnh báo về tính rủi ro cao trong những lần vay vốn. Mãi cho đến khi "con tàu" Vinashin lâm vào tình trạng bi kịch thì những số liệu về tình hình tài chánh của nó mới được hé lộ. Để giải cứu Vinashin, Chính phủ đã có biện pháp cơ cấu lại tập đoàn công nghiệp nhà nước khổng lồ này, bằng cách buộc Vinashin phải chuyển giao một số cơ sở của nó cho các tập đoàn khác. Một số chuyên gia đã lo ngại việc tái cấu trúc Vinashin sẽ khiến các cơ quan quản lý khó đánh giá hết những sai phạm, những thất thoát lãng phí, những điều bất ổn của tập đoàn này; mặt khác, buộc các tập đoàn công nghiệp nhà nước khác phải gánh nợ cho Vinashin, một điều gây tác động dây chuyền đến ngân sách, có khả năng dẫn đến lạm phát. Nhưng điều quan trọng nhất cần phải đặt ra: Ai chịu trách nhiệm tất cả những sai lầm trên? Câu trả lời vẫn là: "Không ai cả (!)". Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HDQT Vinashin, chỉ có lỗi "thiếu tinh thần trách nhiệm...". Thật ra, tảng băng trách nhiệm đã nhấn chìm Vinashin từ lâu, vì chỉ riêng năm 2008, nợ quá hạn không trả được đã lên tới 3.812 tỷ đồng, chiếm 91% tổng số nợ quá hạn của các tập đoàn kinh tế.
Chúng ta đang va vào tảng băng trách nhiệm vốn đang làm tê cứng mọi lãnh vực đời sống hôm nay. Mỗi ngày chúng ta lại tự hỏi: Những người có trách nhiệm ở đâu trên đất nước này2)? Đi qua những con đường ổ gà lầy lội, với những cái hố "nuốt" người mà không biết gọi tên ai? Nhìn những căn nhà xây bừa bãi, có người băn khoăn "Hiện tượng xây cất nhà không phép hoặc to hơn nhiều so với giấy phép có dấu hiệu tràn lan... Không thể nói rằng những người được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng không hay biết về sự tồn tại của những bất động sản không hợp lệ ấy". (TS Nguyễn Ngọc Điện, Tuổi trẻ, 17/7/2010). Còn khai thác khoáng sản, theo các trang báo mạng thì "kiểm tra đâu, sai phạm đó". Có tới gần 20.000 doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản tràn lan, triệt để, trong khi chỉ rút giấy phép có 17 đơn vị thì quá... khiêm tốn. Một vụ việc ầm ĩ suốt mấy năm nay như tình trạng gây ô nhiễm của Vedan mà cũng chẳng thấy đi đến đâu. Ta chợt nghĩ đến BP đang phải tổn thất sơ khởi đến 3,5 tỷ đôla để khắc phục sự cố dầu tràn trong khi Chính phủ Mỹ đã gửi đến 3 hóa đơn phạt lên đến hơn 160 triệu USD... và còn tiếp tục... Nhìn sang Trung Quốc, chính quyền huyện Thượng Hàng tỉnh Phúc Kiến vừa bắt giam ban lãnh đạo một nhà máy sản xuất đồng thuộc Tập đoàn Khoáng sản Từ Kim chỉ vì trong hai ngày 3 và 4/7/2010 đơn vị này đã để nước thải làm ô nhiễm sông Đinh; cùng lúc cũng chấp nhận đơn từ chức của viên Giám đốc cơ quan Bảo vệ môi trường và cách chức viên Giám đốc Phòng Kinh tế Thương mại huyện, buộc nhà máy phải đóng cửa. Còn ở nước ta, chưa thấy ông quan nào từ chức, ngay cả Ban Giám đốc Vedan cũng chưa thấy cần phải xin lỗi công luận và vẫn tiếp tục sản xuất.
SOS cho văn hóa "chịu trách nhiệm"
Trên tàu Titanic, vào lúc tàu lâm nguy, viên sĩ quan điện tín thứ hai Harold Bride đã nói với viên sĩ quan thứ nhất Jack Phillip "Dùng SOS đi, và có lẽ đây là cơ hội cuối cùng để anh dùng nó". Tín hiệu SOS đã được đánh đi lần đầu tiên từ tàu Titanic và sau đó tàu chìm, nhưng chính Jack Phillip cũng nằm trong số những người chết theo con tàu lịch sử ấy.
Trước khi quá muộn, hãy gióng lên tín hiệu SOS cho một nền văn hóa "phủi tay" khi không có ai hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề gì hiện nay. Cái sai luôn luôn thuộc về tập thể, chỉ có thành công là của cá nhân mà thôi. Chúng ta hiện nay không khẳng định "Nhân trị" hay "Pháp trị". Vì theo Pháp trị "Khi thánh nhân trị nước thì không cậy dân làm điều tốt cho người, chỉ khiến dân đừng làm bậy... Hễ công trạng không xứng đáng với việc làm và việc làm không xứng đáng với lời nói, thì phạt" (thiên Nhị Bình, Hàn Phi Tử). Có như thế, ngày xưa người ta mới buộc được quan lại phải chịu trách nhiệm thi hành bổn phận theo đúng chức trách của họ. Nếu phạm pháp thì từ thứ dân đến khanh tướng đại phu đều bị tội (mà chỉ có vua là thoát).
Còn nếu theo Nhân trị, thì chúng ta phải thấy, "Con người là trung tâm của mọi thành tựu và thất bại... tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều do con người dã man hay văn minh... Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người được điều trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy cũng rất cực lạc" (Thích Trí Quang, Tâm Ảnh lục). Con người ấy là "con người mới", nghĩa là phải vượt qua những "cái nhân" cũ - tham lam, tàn ác, bóc lột.
Giả định rằng Vinashin tiếp tục được rót thêm tiền, thì với những con người hiện nay của Vinashin, sự thất thoát có được chặn đứng chăng, hay thất thoát cứ tiếp tục, và nếu không thể chặn đứng thất thoát, thì sẽ phải rót thêm tiền đến lúc nào đó cho đủ? Có người đã ví, như thế thì chẳng khác nào chích insulin cho một người tiểu đường, vì liệu pháp ấy chỉ tức thời và không dứt bệnh. Cuối cùng, chắc chắn là hcinsh những người dân lương thiện phải còng lưng trả nợ cho những sai lầm ấy từ bây giờ cho đến tận mai sau.
Đạo Phật dạy cho con người biết tự chịu trách nhiệm với cả đau khổ và hạnh phúc của chính mình cũng như của những người xung quanh... Phải biết hổ thẹn khi làm sai, làm bậy; vì môt khi ".... đã không còn tàm quý để mà tự thân, tự giác, tự tiến bộ thì con người ấy không khác gì loài cầm thú cả. Con người ấy là nguyên động lực của mọi điên đảo ly loạn, mọi cuộc chinh chiến. Gia đình cũng như xã hội của con người ấy chỉ có một màu sắc, màu sắc thoái hóa đầy diệt vong..." (Thích Trí Quang, sđd)
Trước hết là phải xây dựng một nền văn hóa... biết xấu hổ và tự trọng.
1)86 nghìn tỷ VND là con số ban đầu về công nợ của Vinashin tới nay được công bố.
2)Ngày 24/11/2010, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận trách nhiệm cá nhân về vụ tập đoàn Vinashin bị vỡ nợ gây hậu quả nghiêm trọng, và sẽ sớm kiểm điểm và công khai trách nhiệm của chính phủ. Tảng băng trách nhiệm đã tan?
2)Ngày 24/11/2010, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận trách nhiệm cá nhân về vụ tập đoàn Vinashin bị vỡ nợ gây hậu quả nghiêm trọng, và sẽ sớm kiểm điểm và công khai trách nhiệm của chính phủ. Tảng băng trách nhiệm đã tan?
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá