“Lì xì” Tết muôn chuyện nói
Tết đến xuân về ai cũng muốn mình và người thân được vui vẻ, hạnh phúc. Mọi việc làm, mọi lời chúc đều muốn hướng tới những điều may mắn và tốt đẹp. Cái tục mừng tuổi ở ta cũng xuất phát từ những điều tốt đẹp ấy. Con cháu chúc ông bà bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra…Nhưng ngày nay “lì xì” không đơn giản là cầu may nữa, nó cũng đang bị “thương mại hóa” và mất dần đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Thơm thảo phụ thuộc vào bao “lì xì”
Ngày Tết cùng mấy người hàng xóm đến thăm nhà anh bạn "nối khố" uống rượu chơi xuân. Vừa vào tới cửa mấy đứa nhỏ đã chạy ùa ra đón. Đứa bám quần, đứa bám áo: "Bác ơi mừng tuổi cho cháu. Bác lì xì cho cháu để lấy may”. Mặc dù lúc đi đã chuẩn bi sẵn phong bao "lì xì" nhưng việc này khiến người khách bất ngờ. Đứa nào nhận được tiền mừng tuổi cũng vui như Tết. Chúng còn xuống gọi mấy đứa em ở nhà dưới lên bác ấy mừng tuổi cho. Được lời như cởi tấm lòng, những đứa chưa được mừng tuổi lại chạy ùa lên đòi mừng tuổi
Chủ nhà chứng kiến cảnh này cũng chẳng vui gì. “Ông thông cảm! Bọn trẻ giờ hư quá. Có ai dạy chúng thế đâu. Không hiểu chúng học cách đó ở đâu nữa?(!)”, trong ngày Tết mà ông bạn cứ phải vò đầu bứt tan giải thích đến khách cũng phát ngượng. Chuyện đâu dừng lại ở đó, chỉ thoáng sau mấy đứa trẻ đã mở phong bao mừng tuổi ra xem. Đứa bảo thằng này được nhiều, nói đứa kia được ít. Có đứa còn nguýt miệng: “Cái bà mặc váy đẹp thế mà ki, ông beo béo kia lại thảo” Cách nghĩ của chúng rất đơn giản, người nào “ki bo” hay không phụ thuộc vào mệnh giá đồng tiền mừng tuổi. Mấy người khách khác đến sau tôi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Có người "dở khóc dở cười với chúng". Anh bạn tôi vốn là một sếp bự ở cơ quan, nên mỗi ngày có hàng vài chục khách đến chơi. Và ai đến cũng lần lượt 'ljàm thủ trịch như vây. Thật hết chỗ nói.
Một câu chuyện khác mà tôi được chứng kiến cũng "cười ra nước mắt”. Đã thành thông lệ, tết đến là anh em trong cơ quan anh bạn tôi thống nhất một ngày đến thăm nhà sếp. Mỗi lần đi ai cũng phải chuẩn bị bao lì xì để mừng tuổi con sếp. Vốn thật thà nên anh bạn tôi cũng chỉ để mười nghìn trong bao "lì xì”. Trước khi đến, mấy người bạn của bạn tôi có tư vấn nên để nhiều hơn vào. Chứ ngần ấy thì e là ít quá. Bạn tôi lại nghĩ đơn giản: Mình làm việc tốt cả năm rồi. Giờ ngày Tất đến thăm sếp, tinh thần là chính. Ai lạ; lấy đồng tiền ra làm trọng.
Không ngờ sau ngày Tết, vợ sếp đã kiểm từng phong bao lì xì của từng người trong cơ quan chồng đến chơi. Anh bạn tôi đội bảng xếp hạng. Bà này còn tổng kết đây là năm thứ ba, anh bạn tôi giữ “kỷ lục”. Thảo nào vốn là người làm việc chăm chỉ, lại có nhiều sáng kiến mà bạn tôi chưa bao giờ được sếp đề cử thăng tiến.
Những năm gần đây khi cơ chế thị trường rộng mở, nó cũng đã trở lại gần khắp mọi nơi. Đi chúc Tết, gặp những cháu bé người ta đưa mừng tuổi mỗi cháu một phong bì có tiền bên trong. Điều đáng nói là, trong những trường hợp, giữa các người lớn, hai bên vốn đã có hoặc đang hình thành quan hệ tiền tài và quyền thế địa vị xã hội, số tiền mừng tuổi cho trẻ con càng lớn.
Trao tiền cho trẻ con mà người ta mua được thiện cảm và có khi cả uy lực của cha mẹ các cháu để xoa dịu bớt nỗi lo âu trong quan hệ đời thường. Những đồng tiền mừng tuổi không chỉ còn mang tính ước lệ, tượng trưng hay ví dụ nữa, mà tất cả đều được cụ thể hoá ra. Có nơi tuỳ vào mối quan hệ, nhờ vả, “chút lộc nhỏ đầu xuân” ấy được thay bằng "vé” - đô la, ngoại tệ,... nhằm để đưa hối lộ, đút lót cho cha mẹ của bọn trẻ; chứ làm gì có ai mừng một đứa trẻ con cả triệu bạc hay vài ba triệu.
Đừng để mất đi ý nghĩa của tục mừng tuổi
Tục mừng tuổi đầu năm xuất phát từ Trung Hoa (người xưa gọi tiền mừng tuổi là “áp tuế tiền”), đó là những đồng tiền được xâu lại, có bằng sợi chỉ đỏ theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giương hoặc cạnh gối với mục đích chống ma quái, bảo vệ giấc ngủ yên lành cho con trẻ. Sau này, những đồng tiền được gói trong giấy đỏ và trở thành phong tục mừng tuổi đầu năm không thể thiếu với ý nghĩa mang lại sức khỏe, niềm vui, may mắn cho tất cả mọi người. Chữ lì xì chính là cách phát âm theo tiếng Quảng Đông của từ “lợi thị" nghĩa là tiền bạc, lợi lộc.
Phong tục này phổ biến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Không có tài liệu cụ thể nào nói chính xác tục mừng tuổi du nhập vào Việt Nam từ bao giờ. Một số kiến cho rằng lì xì đã theo chân những người Minh Hương tới Việt Nam với mục đích lánh nạn trong những năm cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Cũng có người nói rằng, phong tục mừng tuổi có ở nước Đại Việt từ sau thời kỳ Bắc thuộc. Thông thường, những người ngang hàng không lì xì cho nhau, mà chỉ có người lớn, người bề trên mới lì xì cho người dưới. Tết đến, đối tượng được lì xì nhiều nhất là trẻ em. Sáng mùng một Tết là thời điểm thích hợp để lì xì. Tất cả con cháu trong gia đình tụ tập lại mừng tuổi ông bà, cha mẹ... Đồng thời, ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị ít tiền mừng tuổi cho cháu con luôn chăm ngoan, học giỏi (trẻ em thường dùng những đồng tiền này để “nuôi” heo đất). Tiền lì xì được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm.
Ở các gia đình nam đại đồng đường xưa kia, việc lì xì diễn ra thành hai đợt. Đầu tiên là các cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà để được nhận lì xì. Kế đến là con cái mừng tuổi cha mẹ. Người lớn sẽ ngồi trang trọng trên một chiếc ghế, con cháu đứng sắp hàng ngang trước mặt tuần tự từng người sẽ đứng ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, việc mừng tuổi diễn ra trong không khí vui vẻ hòa thuận, trong không khí tươi vui của năm mới, ai cũng muốn bỏ qua những điều không may mắn, bất hạnh trong năm cũ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Chính vì thế, lì xì trong dịp Tết là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mừng tuổi cho trẻ đầu năm để lấy may là việc nên làm, nhưng ngày nay điều này ít nhiều bị “thương mại hoá". Vô tình người lớn đã làm hư trẻ và hình thành những đức tính không tốt của trẻ. Lợi bất cập hại, chúng tự suy nghĩ và so sánh do chính những điều mà người lớn tạo ra. Và cái phong tục tốt đẹp đó đang bị người lớn lợi dụng vào việc “đút lót", muốn thăng quan tiến chức. Nói chung trong cơ chế thị trường ngày nay ít nhiều những bao lì xì đã trở thành một động cơ không lành mạnh của nhiều người.
Chính cái sự phải lì xì đó đã làm mất đi cái ý nghĩa chơi xuân. Người lớn đến nhà nhau đôi khi cũng phải tính toán hơn thiệt. Không ít người vì không chuẩn bị được tiền lì xì đã không đến nhà nhau vào dịp Tết. Rõ ràng câu chuyện mừng tuổi, mỗi chúng ta cũng phải suy ngẫm và có trách nhiệm truy trì cái tục lệ tốt đẹp này, đừng để nó bị thương mại hoá trong mỗi người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005