Mâm cỗ ngày tết

07:21 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Giêng, 2009

Tết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.

Theo phong tục thì 3 ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng. Đó là gặp gỡ các thần linh, Thổ công, và Táo quân. Thứ hai là gặp gỡ tổ tiên, ông bà về sum họp cùng con cháu. Do đó ngày Ba mươi Tết có tục lệ mọi nhà đều phải lo cúng tiễn để rước ông bà. Sau cùng là những thành viên trong gia đình dù có làm ăn, bươn chải phương nào cũng phải về nhà để gặp gỡ, sum họp gia đình.

Ba ngày Tết cả nhà cùng đoàn viên bên mái ấm. Và tấm lòng đã được thể hiện một cách thực tiễn qua những mâm cỗ cúng. Mâm cỗ cúng tổ tiên, ông bà cầu sự phù hộ cho con cháu hạnh phúc. Sau đó con cháu cùng nhau ăn cỗ Tết nhằm hưởng phước, lộc mà trời đất, tổ tiên đã chứng giám sự thỉnh cầu mọi điều tốt lành trong năm mới.

Ăn Tết vừa thiêng liêng mà cũng vừa tự nhiên theo phong tục người Việt. Ba ngày Tết, đến nhà ai cũng được chào mời vào mâm cỗ với lời chúc phúc đầu năm. Mời nhau ăn cỗ Tết thể hiện sự tôn trọng, thân thiện trong tình nghĩa làng xóm, láng giềng, bạn bè. Gia chủ với sự hiếu khách truyền thống của người Việt đều mong ước mọi người cùng hưởng phúc mà mình đã cầu xin từ trời đất ông bà… “Mâm cao, cỗ đầy" là câu nói thể hiện sự mong ước năm mới làm ăn phát đạt sung túc của mọi người.

Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng, miền trên đất nước ta có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.

Mâm cỗ Bắc Bộ thường theo đúng bài bản. Cỗ thường gồm 4 đĩa, 4 bát: hai đĩa thịt gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Đầu bữa ăn các món ở xa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ. Tùy gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào. Ngày Tết có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho. Mâm cỗ cúng gia tiên còn có đĩa trái cây gồm phật thủ, chuối già, cam, quít, bưởi và cành đào hoặc chậu quất. Tranh ảnh thường được treo là những tranh Đông Hồ, Hàng Trống để tạo thêm sự sinh động vui tươi trong nhà bè ngày Tết đất Bắc.

Những món ăn của mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Món nguội có nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; gỏi trái vả. măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sã ớt. Thịt heo, bóp bò ngâm nước mắm là những món ăn nguội lưu trữ được dài ngày thường được cuốn với bánh tráng kèm trái vả, khế và củ kiệu, hành tím ngâm chua. Món chính để ăn với cơm có món quay, rán có sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,… ăn với dưa giá, rau sống. Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, một màu hoa,.. Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuần,… những thứ bánh này đa số được bảo quản dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra Giêng. Hoa bày cho mâm cỗ miền Trung thường dùng các loại hoa cúc, đồng tiền có nơi thêm cành mai rừng. Trái cây gồm thanh trà, chuối sứ, cam, quít, mãng cầu ta.

Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ kiệu là món thường có. Các món ngâm chua như tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tùy nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà sinh thời thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình. Sau những món ăn khai vị là những món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày Ba mươi Tết, theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, chống vị ngán của những thức ăn nhiều mỡ dầu và có thể lưu trữ được lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm. Tráng miệng thường có những loại mứt trái cây như mứt dừa, me, mãng cầu, gừng dẽo, củ năng, thèo lèo, kẹo chuối, xôi vị, bánh bò, bánh ít, bánh tét ngọt. Một số vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có cơm rượu như một món tráng miệng tiêu thực rất tốt. Hoa chưng cho bàn thờ nơi dọn mâm cỗ của Nam bộ không thể thiếu cành mai vàng và bình hoa vạn thọ. Trái cây gồm thơm, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, có thể thêm vài nhánh sung.

Nhìn chung mâm cỗ ngày Tết ba miền có những nét riêng, nhưng đặc biệt bánh chưng, bánh tét có cùng một nguồn gốc và gần như không có sự khác biệt về nguyên liệu. Khi ăn cỗ Tết, lượng thịt, mỡ nhiều hơn thường ngày nên trong cách ăn của ba miền đều kèm thêm các thực phẩm trợ tiêu hoá như dưa hành, dưa giá,… Đó chính là đặc điểm chung nhất thể hiện bản sắc văn hoá ẩm thực của một quốc gia nông nghiệp như đất nước chúng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về câu đối tết

    22/01/2020Trần Phỏng DiềuSáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.
  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Đi lễ đầu xuân

    19/01/2009Minh HằngKhi những chùm pháo hoa rực rỡ màu trùm lên bầu trời chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng là lúc mọi người, mọi nhà cùng nhau hướng về bàn thờ tổ tiên, cùng nhau đi lễ cầu phúc, cầu an cho gia đình và bản thân.
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Thời gian với giao thừa

    16/02/2007Băng SơnThời gian là cái gì đó, hoàn toàn vô hình nhưng lại hết sức hữu hình. Nó như một nguyên tố không màu, không mùi, không vị, không đặc, không loãng, cứ lặng lẽ trôi nhưng bất biến...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ