Mạn đàm tập tục Tết

11:09 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Giêng, 2020

Năm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc. Tất cả những tập quán và phong tục đó đã thành tự nhiên, thành lệ, nên ít người biết đến sự tích, truyền thuyết và nguyên do để tập tục Tết tồn tại đến tận bây giờ.

Truyền thuyết về cúng Táo

Cô con gái út của Ngọc Hoàng vốn hiền lành và hay thương người nghèo, chẳng thế mà người cô yêu chỉ là chàng trai giúp việc bếp núc dưới trần gian. Việc đến tai, Ngọc Hoàng bực tức và đuổi cô con gái xuống trần gian để cùng chịu tội với anh chồng nghèo. Thương con, Vương mẫu nương nương xin Ngọc Hoàng phong cho anh con rể chức "ông táo" và cô con gái đương nhiên trở thành "Bà táo".

Vốn có lòng trắc ẩn, mỗi lần về trời thăm họ hàng rồi trở lại trần gian Bà Táo đều mang theo nhiều thức ăn và đồ dùng phân phát cho người nghèo. Không ưa gì con rể nghèo túng lại thấy con gái về khuân đồ đi phân phát cho thiên hạ, Ngọc Hoàng liền hạ chiếu mỗi năm chỉ cho con về trời một lần vào đúng ngày 23 tháng Chạp.

Sang năm thứ hai, sắp Tết rồi mà mọi người vẫn đói ăn, ngay cả gia đình ông Táo cũng vậy, đến nỗi không có miếng ăn mang theo trên đường để về trời.

Gặp phụ hoàng, cô thuật lại nỗi thống khổ của trần gian, mong được trời cứu giúp. Ngọc Hoàng không những không đồng tình, còn bắt con gái phải trở về trần gian ngay đêm hôm đó.

Nếu phải đi ngay sẽ không có gì mang về để cứu khổ cứu nạn thiên hạ, cô bèn lấy cớ nấn ná thêm ít ngày, nào là phải quét nhà, nào là phải xay đậu, nào là phải chuẩn bị thịt, gà cho đến tận ngày 30 mới "vác của" trở về trần gian.

Sau một đêm thao thức và đúng vào lúc giao thừa họ vui sướng thắp hương, đốt vàng mã và pháo nghênh đón Bà Táo trở về. Tử đó cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm cỗ để tiễn đưa ông Bà Táo về trời.

Nguồn gốc câu đối đỏ

Cổng hay cửa nhà là điểm chia cắt giữa gia đình với bên ngoài và cũng là bình phong để ngăn tà, nên cứ đến 30 Tết, người ta lại dán câu đối hai bên cửa với những lời hay ý đẹp, mong cho năm mới ma tà thấy đỏ không vào, vận may gặp đỏ người người bình yên.

Chơi câu đối đỏ ngày Tết cũng có những ước lệ riêng, ví như nhà có tang dùng câu đối trắng, trong 3 năm chịu tang dùng câu đối xanh với nam và câu đối vàng với nữ, nội dung câu đối cũng lựa theo tình cảm mà thể hiện.

Bữa cơm thủ tuệ hay tất niên

"Thủ tuệ" hay "Tất niên" chỉ bữa cơm tối cuối năm vào thời khắc "Một đêm liền hai năm, năm canh chia hai tuổi". Đó là bữa cơm đoàn viên, đủ mặt toàn gia đình và cùng nhau nâng rượu chúc năm cũ bình yên qua đi, chúc năm mới người người mạnh khỏe, tài lộc đầy nhà.

Đồ ăn trong bữa cơm Tất niên mỗi nơi một khác, có nơi cúng táo để cầu bình an, có nơi cúng cơm Tất niên nhưng để mồng 1 Tết mới ăn để biểu thị sự dư thừa, có nơi ăn cơm trộn kê để có vàng có bạc, cúng hạnh nhân để được hạnh phúc... Bữa cơm Tất niên bao giờ cũng vui vì có mặt đông đủ cả nhà, vì "vận hạn" đã qua và “vận may" sẽ đến.

Thời xưa "Thủ tuệ" còn có ý "Từ biệt năm cũi” và "trân trọng gìn giữ năm tháng còn lạm, vì thế mà tập tục lành mạnh đó được cha truyền con nối, tồn tại đến tận bây giờ.

Quy ước về trình tự và hình thức chúc tết

Việc chúc tết thường bắt đầu từ trong nội bộ gia đình, sau đó đi đến đâu thì chúc Tết đến đó, gặp nhau ngoài đường dù quen dù lạ cũng chúc nhau. Thuần phong mỹ tục ấy cần được tiếp tục phát huy.

Nguyên do về tục “phá ngũ”

Cứ vào ngày mồng năm Tết, người ta lại đốt pháo, quét dọn nhà cửa từ sáng sớm để “trừ ngũ cùng (nghèo)”. Nhà phải được quét thật sạch, rác phải được vứt thật xa, như thế cái nghèo mới được xua đi và sung túc sẽ có đường trở về. Cũng theo phong tục, tử ngày 30 đến trước mồng 5 Tết, chỉ được quét trần nhà và không được đổ rác ra ngoài đường. Riêng mồng 1 Tết cấm cầm chổi vì sợ quét mất vận may. Đến ngày phá ngũ thì tha hồ quét, tha hồ moi, quét cho ma đi, moi cho hết nghèo, xong việc, mọi người quây quần thả sức đánh chén.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Cô đơn đón Tết

    02/02/2014Doãn DũngCó một góc nhìn khác về Tết. Một người trốn chạy những lễ nghĩa của Tết, một người có trạng thái tâm lý dường như mâu thuẫn, không ăn Tết với người thân, mà một mình, giữa những nơi xa lạ… Lớp người trẻ bây giờ cũng vậy đó, họ tranh thủ đi đâu đó vào dịp Tết, không nhất thiết phải quây quần với gia đình theo truyền thống.
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ