Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

03:06 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Giêng, 2020

Xuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…

Tết thời hội nhập

Cứ nhìn dòng người ngược xuôi hối hả trong những ngày áp Tết đủ thấy người Việt lo và thích sắm Tết như thế nào. Ngày xưa, của cải vật chất chưa dồi đào, sắm Tết cơ bản để có thực phẩm dùng trong những ngày Tết, khoảng thời gian chợ không họp, mọi người nghỉ ngơi đi chơi. “Dửng dừng dưng bánh chưng ngày Tết” là câu để nói ngày Tết người ta không mấy ăn uống. Không mấy ăn uống nhưng vẫn sắm Tết. Hơn nữa sắm Tết không chỉ cho mình, gia đình mình mà còn cho người khác. Tết anh em, bè bạn, ân nhân, sắm quần áo mới, giày dép mới, đồ dùng mới cho con cái, cháu chắt...

Những phong tục Tết tốt đẹp như sắm Tết, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi... có vẻ như để chú trọng nuôi dưỡng tình cảm và các mối quan hệ giữa con người với con người nhất là quan hệ gia đình, dòng tộc. Nhờ giữ gìn phong tục người ta trở nên gần gũi, thân thiết hơn, các giá trị trở nên thiêng liêng hơn, gắn bó sâu sắc với nhau hơn và trở thành bản sắc văn hóa, dấu ấn tinh thần của mỗi cá thể và mỗi dân tộc.

Không ít người có công việc phái xa quê hương bản quán nhưng mỗi khi Tết đến dù bận đến mấy cũng thu xếp trở về là bởi cái nỗi nhớ những phong tục đó. Lại có những người Tết đến là dịp du xuân Thông thường, tùy năm tùy tuổi người ta chọn hướng xuất hành, chọn nơi thăm viếng, thưởng ngoạn, khám phá. Hội nhập bây giờ chuyện du xuân càng thêm tấp nập. Đi đề biết đó biết đây, biết mình giống ai, ai giống mình và khác nhau như thế nào để hiểu thêm phong tục vừng đất khác, dân tộc khác…

Năm nay là năm đầu Việt Nam ở trong WTO, năm có nhiều thời cơ mới, vận hội mới không chỉ với người Việt trong nước mà có người Việt ở nước ngoài. Nhiều người từ nước ngoài về để sống trong không khí Tết có truyền với những tinh hoa còn lại của phong tục cũ cho thỏa nỗi nhớ nhung. Khi về, người già đem theo con trẻ để cho con thấy những câu chuyện hồi ức của mình không phải là huyền thoại, để con trẻ hiểu sức mạnh tinh thần của cộng đồng người Việt bắt đầu từ những văn hóa cội nguồn... Cũng nhiều người Việt, nhân dịp nghỉ ngơi ngày Tết bước ra khỏi biên giới, để xem, để kết nối với bạn bè bốn biển năm châu với hy vọng mở ra những hoạt động mới hiệu quả cho nền kinh tế...

Giá trị Việt Nam

Con gái tôi từ Mỹ gửi email về, bảo rất nhớ nhà. Nhớ những ngày Hà Nội áp Tết mưa rây, hoa đào hé nụ, chợ hoa muôn hoa, người mua tíu tít ớ phố hàng Lược, ở các chợ cửa ô. Nhớ bánh chưng, rượu mùi, nhớ đêm giao thừa nghe ngâm thơ, lời chúc. Nhớ những ngày giáp Tết các cơ quan tặng nhau tờ lịch, lương tháng 13, mọi người ở nhà xem tivi chương trình "Táo quân" mà cười đau ruột...

Mỗi năm người thêm một tuổi, đời thêm thời gian, từ xa nhìn về quê nhà thấy đất nước mỗi ngày là mỗi thay đổi có thêm nhiều cái mới, rất đáng tự hào để khoe với hàng xóm xung quanh. Y là hàng hóa Việt Nam giờ đây đã có mặt ở khắp nơi với chất lượng cao, người Việt Nam hầu hết đã hiểu quy luật thị trường. (Tất nhiên, khái niệm hàng hóa là rất rộng, nó không chỉ là dệt may, là hải sán, là thủ công mỹ nghệ mà cả sán phẩm văn học nghệ thuật như phim ảnh, sách báo...). Y là, tuy hội nhập kinh tế với toàn cầu nhưng những nét văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình Việt Nam, trong xã hội Việt Nam rất sinh động và phong phú đều được người Việt có ý thức giữ gìn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

    13/02/2019Đức ThiệnPhúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...
  • Năm mới với lời chúc “Thành công trong sự nghiệp”

    09/02/2016Như QuỳnhHàng năm, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, các đồng nghiệp thường chúc nhau: Thành công trong sự nghiệp. Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Thành công trong sự nghiệp là gì? Cần phải có thái độ như thế nào trước mỗi thành công và thất bại? Năm mới chính là lúc để mỗi doanh nhân nhìn nhận lại công việc của mình.
  • Mùa xuân mới lại về

    01/03/2007Vũ Hoàng TiếnTôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng… Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo – rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
  • Mùa xuân là cả một mùa xanh

    26/02/2007Nhà Phê bình VH Phạm Xuân NguyênĐối với Nguyễn Bính, nhà thơ yêu mến của bao người dân Việt, trong muôn lý do của con tim để yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra quan cảnh đất trời đổi sắc, người người dọn mình để thương nhớ chờ mong trong niềm vui đón chào một năm mới ai trong chúng ta mà chẳng có lần thốt lên như nhà thơ:

    Mùa xuân là cả một mùa xanh

  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Xuân Hà thành

    07/02/2007Nguyễn Mạnh CườngPhải nặng tình lắm mới nhận ra chỉ trong thời khắc ngắn ngủi xuân về lạnh giá. Hà thành mới phát lộ đủ đầy sự cổ kính và cô tịch. Phố phường trầm tư, cửa đóng then cài, những ô cửa im lặng. Hàng sấu già trên đường Trần Phú trong những chiếc lá vàng cuối mùa, thênh thang. Ô Quan Chưởng trầm tịch, bước chân bỗng ngập ngùng như chờ đợi điều gì mông lung. Lúc ấy nhận ra Hà thành vào xuân như cô gái lẳng lặng duyên thầm.
  • Hoa xuân

    07/02/2007Trần ĐìnhKhoảnh khắc khi xuân đến, đắm mình trong phiên chợ hoa xuân, giữa những khuôn mặt náo nức tràn trề hạnh phúc. Hãy chọn đi, chọn cho gia đình, cho người thân yêu một nhành hoa. Cò thể là cành đào mang hơi thở mùa xuân, một nhành mai tinh khiết, một đóa hoa hồng cho tình yêu bất diệt, hay một bình gốm vỗ về mềm vui xuân...
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ