Tặng sách có trở thành nét văn hóa Tết?

10:06 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Giêng, 2009

... Những ngày giáp Tết, các con phố sách như khu Đinh Lễ - Nguyễn Xí ở Hà Nội vẫn tấp nập. Tưởng như năm hết Tết đến, người ta có thêm thu nhập nên mua sách về đọc. Nhưng không phải vậy, người ta không mua sách, mà mua lịch. Doanh thu từ lịch của các cửa hàng sách tăng vọt, còn doanh thu từ sách sụt nghiêm trọng. Những nhà xuất bản nhà nước, đơn vị xuất bản sách tư nhân cứ vào cuối năm lại "than trời" vì số lượng sách bán ra giảm đáng kể so với chỉ trước đó vài tháng..

Cũng những ngày giáp Tết, các siêu thị lại tấp nập như vào mùa hội, bánh kẹo, đồ uống là những mặt hàng được mua nhiều nhất. Nhìn chung, cuối năm là dịp tiêu dùng nên các công ty sản xuất đa số đều được mùa. Tất nhiên, trừ những người sản xuất... sách.

Cuối năm, thấy trên báo đài đâu đó xuất hiện một vài nhân sĩ tâm huyết nghĩ ra ý tưởng tặng sách nhân dịp Tết để người Việt thật sự có một Tết đọc sách. Một vài công ty sách như Alphabooks cũng nghĩ ra ý tưởng làm sách thành những gói quà để người ta có thể tặng cho nhau. Nghĩ ra thì nếu làm được thì đó cũng là nét văn hóa lạ, chưa có tiền lệ ở xứ mình…

Người Việt đôi khi cũng tặng sách cho nhau. Một "nhà thơ" tặng tập thơ tự in của mình cho bạn bè. Một "nhà văn" tặng tuyển tập truyện ngắn của mình cho người mới quen. Những chuyện như thế không ít, nhưng có ai đó đi mua một cuốn sách hay để tặng người khác thì không nhiều, nếu không muốn nói rằng rất ít. Ngày thường tặng nhau sách còn chưa trở thành nét thân quen, thì tặng sách cho nhau dịp năm hết Tết đến bận rộn có lẽ là cái gì đấy còn quá xa lạ..

Tết đến, người ta hay đến chơi nhà nhau. Nhà nào cũng có tủ kính bày các loại đồ uống, ít thấy nhà nào có tủ sách. Đi khắp nhà cũng chỉ thấy ở một góc nào đó có tủ sách nhỏ của học sinh, trên đó lơ thơ những cuốn sách giáo khoa, giáo trình và vài quyển truyện tranh. ít thấy nhà nào có tủ sách quy mô, trong đó đầy đủ những cuốn sách giá trị...

Đọc sách vẫn chưa trở thành nhu cầu tự thân trong cộng đồng, văn hóa đọc còn kém phát triển thì đương nhiên văn hóa tặng sách chưa thể phát triển được ý tưởng tạo ra một văn hóa tặng sách "rằng hay thì thật là hay", nhưng có một điều chắc chắn rằng ở thời điểm này, ý tưởng ấy chưa thể định hình trong hiện thực được, chưa thể trở thành một nét văn hóa như mong muốn của những người tâm huyết.

Cái khó là làm sao để nhiều người có thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc sách. Văn hóa tặng sách sẽ phát triển khi nào văn hóa đọc phát triển, bởi không ai tặng sách cho những người không đọc sách.

Thế cho nên, ý tưởng tặng sách cho nhau nhân dịp cuối năm có lẽ còn ở một tương lai nào xa xa phía trước...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.