Tết lại nhớ Tết
Sài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
“Tết nhất ai ơi buốn bán phát tài… khách làng chơi vui chân nhún nhảy vũ trường đông ứ hơi. Cô nhắc, la de mừng xuân ăn uống tơi bời…”. Mỗi tuổi, mỗi giới, mỗi người vui theo kiểu của mình: “Mừng xuân con nít trẻ già thêm vui, lứa tuổi hai mươi trai mơ gái đẹp, sồn sồn mơ cố nhân, con gái đương xuân chợt nghe tiếng sét ái tình…” và đa số dân chúng ai cũng: “Mừng xuân hết vèo mừng mùa xuân đến hết nghèo...”. Dân Sài Gòn hồi đó ăn Tết rất “tập trung" vì việc đi lại khó khăn ngay cả trong nước, còn mơ chi chuyện du hí nước ngoài, tua tiếc du lịch bên Thái Lan, Hồng Kông như bây giờ. Ai về quê được thì cứ về nếu may mắn có quê nhà không nằm trong vùng chiến sự Không thì chịu trận đón Tết hoành tráng ở nhà và hết cách trốn nhậu.
Muốn thăm nhau cho đàng hoàng thì phải chuẩn bị cho ngon. Nhiều gia đình không mấy khá giả, Tết vẫn được chăm chút hết mức. Siêu thị Nguyễn Du từ dầu tháng Chạp đã đông nghẹt công chức có thẻ giảm giá. Xe đẩy trong siêu thị không trang bị nhiều như bây giờ nên các bà làm cho mấy cơ quan Chính phủ tranh thu mua sắm tay xách nách mang hàng chứa trong túi lưới, áo dài toát mồ hôi dù có gán máy lạnh. Càng về cuối năm, hầu như ai cũng nôn nao và có ca quýnh quáng. Ai cúng có tham vọng làm mới từ nhà cứa, quần áo cho kịp Tết. Giáng sinh vừa xong, khi trời se lạnh là vào mùa thích nhất một năm. Đồ mua sẵn không có nhiều như bây giờ, cha mẹ phải lo may quần áo cho con cái từ tháng 11 Dương lịch vì các tiệm may sẽ ngừng nhận hàng trước Tết Tây.
Đầu tháng Chạp, má tôi đã nghĩ đến việc lo mấy hũ dưa kiệu chuẩn bị cho đồ nhậu ha ngày Xuân. Cú kiệu bà chọn phải to, phải chế biến qua nhiều công đoạn như gọt, phơi, ngâm trước khi cho vào lọ. Dù là món nhậu thứ thiệt, cu kiệu xếp lẫn tỏi tép ngâm giam là món ăn ngon của mọi người và chính nó làm nên mùi... Tết. Đàn bà con gái trong nhà, rết cũng uống bia như đàn ông, ăn kiệu cuốn bánh tráng với thịt hầm.
Sau ngày đưa ông Táo, nhất là từ ngày 25 cúng đưa ông bà thì không khí càng rộn rịp khẩn trương. Thợ quét vôi bắt đầu kiếm ăn mê tơi. Đi qua những xóm nội thành, rất nhiều nhà phơi mùng, mền, drap, chiếu hay nệm trước nhà để tổng vệ sinh cuối năm. Những sáng Chủ Nhật, con nít khắp xóm phụ người lớn sơn cưa, thay đất chậu cây, đánh lư đồng bằng khế hay chanh. Trời trong sáng nhưng nắng không gay gắt ông già vác ghế ngồi trước nhà ngồi dọc báo Xuân, nhấm nháp cà phê pha sữa Con Chim. Ông thợ chụp dạo đã bắt đầu đi rảo chụp hình con nít, đánh dấu một năm tuổi. Ảnh đen trắng rửa trên giấy lụa.
Vui nhất và mệt nhất là đi chợ Tết. Nhưng số chợ có sẵn coi vậy không thể đủ cho cái rét. Thế là các gian hàng dựng lên khắp nơi. Đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng, Phú Nhuận) bày một dãy ki-ốt dài cả con số trên lề vui chưa từng thấy và không lo kẹt xe vì dường còn ít xe. Phía chợ An Đông nhập về toàn món ngon từ Hồng Kông. Chợ Tân Định là chợ nhà giàu bán toàn đồ hao hạng. Chợ Bến thành vui rầm rộ. Người người chen chúc, rộn rịp mua sắm cứ như là muốn bưng hết đồ về nhà. ở chợ Ga Phú Nhuận, mẹ tôi có sạp hàng mỗi ngày thu mua từ hàng PX để bán ra đủ loại trái cây nhập: bom (táo) Mỹ, nho, lê và các thứ rượu… Giặt tẩy có xà bông bột Tide, bia có bia Hamm, Budweiser là các loại bia lon nhôm hảo hạng dành cho giới nhà giàu, bia con Cọp La Rue cho giới bình dân. Ba tôi tranh thu giờ trưa nghỉ sở, ra siêu thị Nguyễn Du mua một chai Martel và một bình rượu chát Ca Pri năm lít có bọc rơm chung quanh đủ để tiếp khách trong ba ngày đầu năm. Nước ngọt thì có nước chanh Lemonade, xá xị, cam vàng. Rượu làm thêm hộp Ngũ Gia Bì, thêm thức nhắm là lạp xưởng Mai Quế Lộ, vịt lạp (vịt phơi khô), trứng Bắc thảo, tôm khô đủ để nhậu.
Thời bây giờ, các bà nội trợ khỏe vì bánh mứt các loại bán sẵn không thiếu thứ nào. Hồi đó trên Tân Định có mấy tiệm bán mứt sen, táo tàu, trà ướp sen đa số là của người Bắc nhưng hồi ấy các gia đình thích tự làm mứt hơn, vì dê làm, lại không tốn kém mấy. Trong lúc các ông sồn sồn và đám thanh niên lo canh nồi bánh chưng bánh tét trước sân nhà thì các bà các cô gái mồ hôi nhễ nhại bên các chảo mứt thơm ngào ngạt. Má tôi và cô em gái khéo tay nên bày ra làm đủ thử mứt dù chưa Tết nào ăn hết trong tháng Giêng. Bà làm nhiều mứt: mứt mãng cầu, mứt gừng dẻo, mứt dừa, mứt me cho đến bánh men, bánh gai. Mỗi thứ đều công phu, thức khuya, trơ mắt trong những ngày cận Tết, mệt mỏi nhưng vui. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ không phải chỉ để ngắm như bây giờ mà là để mua ô mai về cắm bình, tiện thể thuê thợ chụp vài tấm ảnh mấy anh em với nhau. Dù sao, xem hoa Tết tận mắt vẫn sướng vì làm gì có dịp xem ảnh màu hay tivi màu để ngắm hoa tại gia như bây giờ.
Đêm 29 Tết, không ai có thể ngồi yên. Đường sá tấp nập người xe lũ lượt kéo về trung tâm thành phố. Mọi người hối ha mua sắm như trong cơn mê cuồng, càng mua càng thấy thiếu, thứ gì cũng muốn dự trữ trong nhà. Đến trưa 30, dường như nhịp điệu bắt đầu lắng lại sau khi cúng ông bà. Nắng Tết bắt đầu rang rang, dù trong bóng râm có lúc vẫn cảm thấy se lạnh. Chợ chiều ngày cuối năm lác đác người mua kẻ bán. Người nghèo đợi dịp mua rẻ mớ thịt heo, trứng vịt để chuẩn bị nồi thịt kho nước dừa. Trong nhang không gian chật hẹp, nơi bàn thờ tổ tiên, mấy bình bông Lái Thiêu xanh trắng vừa được rửa sạch lớp bụi, cắm vội mấy cành vạn thọ vàng nhỏ nhoi tội nghiệp. Vậy rồi cũng đủ cho cha mẹ con cái sum vầy vui đón một mùa xuân mới sang.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005