Ngày Tết nói chuyện về nguồn

06:40 CH @ Chủ Nhật - 29 Tháng Giêng, 2006

Với người Việt Nam, ba ngày lễ Tết là một hành trình về nguồn. Dầu sống cách xa ngàn dặm, nỗi lòng vẫn bị thôi thúc bởi một nhu cầu tìm về Tết tổ, quê cha, thăm viếng, mộ phần những người thân thích, thắp một nén hương cắm lên bàn thờ vọng tưởng người xưa.

Có thể những chuyến trở về như thế gặp phải không ít vất vả, gian nan nhưng được đặt chân lên quê cũ, gặp lại người thân là một niềm vui khó nói thành lời. Khó nói, vì đó là sự tuân theo tiếng gọi âm u vẫn hằng thao thức ở trong muôn loài.

Loài chim hải yến, bị đem khỏi tổ cả ngàn cây số, vẫn dễ dàng tìm về lại quê xưa. Những con xí nga, sống trên băng tuyết mênh mông, phủ trắng một màu, dù bị mang đi ngàn dặm vẫn quay được về chốn cũ. Đến lòai chàng hiu, ở xứ Brazil, sống trên ngọn thông vẫn lấy nhựa của cây này đắp thành hốc nhỏvà đợi mưa xuống chứa đầy được nước mới đẻ trứng vào. Cái thói quen ấy, từ đời thuở nào ở chốn bể khơi vẫn cứ tiếp tục tồn tại như một tập quán và nỗi ám ảnh ở trong sinh hoạt.

Chúng ta được biết sự sống bắt nguồn từ biển và tế bào sống đầu tiên từ chốn biển khơi lên tới đất liền đã tùy theo các điều kiện thích nghi mà biến hóa muôn loài. Không chỉ trong các sinh vật mà trong thảo mộc vẫn còn những loài vẫn nhớ về nguồn. Người ta nói đến cây ngân hạnh tức là Ginkgo Biloba – được chế ra thuốc bồi bổ trí nhớ như Tanakan, Opcan phổ biến ở trên thị trường, là một loài cây đã có trí nhớ tuyệt vời, vì dầu rời xa quê cũ đại dương mấy trăm triệu năm vẫn còn hoài niệm quê xưa trong sự truyền giống. Khác với nhiều thứ cây tùng, bách mà nó cùng loài, ngân hạnh có cây đực, cái riêng biệt và chỉ khi nào cây cái tiết ra chất nước thì phấn cây đực rơi vào mới được thụ tinh.

Có lẽ, cây chuyện về nguồn của lòai cá voi là bài học lớn đối với con người. Các nhà khoa học cho biết cá voi tiền thân ở chốn bể khơi, đã lên đất liền từ thời nguyên đại đệ nhất, và trải qua cuộc tiến hóa đã có điều kiện biến thành động vật có vú như nhiều giống loại hiện nay còn sống trên mặt đất liền. Thế rồi, một lúc nào đó vẳng nghe tiếng gọi âm thầm từ chốn quê xưa, loài động vật này đã quay lại về bể khơi và không còn tìm được lối trở lại đất liền. Với thể tích kềnh càng của loài thú lớn, lại với buồng phổi, bộ vú của mình cá voi không sao thích ứng được với sóng nước trùng dương nên khi gặp phải sóng to, gió lớn tấp vào đất liền, tự mình đè lên buồng phổi của mình mà chịu cái chết thương tâm. Cá voi, đó là hai chàng thư sinh Lưu, Nguyễn ngày nào lạc vào chốn Thiên Thai đã không ngăn được nỗi nhớ trần gian, để khi tìm về chốn cũ thì bao thế hệ trôi qua, chỉ còn đối diện với sự cô đơn và lúc quay lại non tiên lại không tìm thấy đường vào:

Cửa động
Sườn non
Đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

(Tản Đà)

Con người cũng là sinh vật nên không thoát khỏi cái thứ định luật chi phối muôn loài. Tuy nhiên, người là sinh vật có ý thức, và ý thức được hình thành từ tổ chức xã hội, cơ sở để con người có thể vươn cao không ngừng. Vì thế, sự kiện về nguồn ở nơi con người cũng phong phú hơn và mang tính cách cao hơn muôn loài. Nếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới. Nói một cách khác, loài vật về nguồn như một tái tạo, loài người về nguồn là một sự sáng tạo. Và chỉ có sự sáng tạo, để hướng về nẻo đường tương lai, mới mang đậm được tính người.

Những năm gần đây, chúng ta có nhiều nỗ lực về nguồn với các tổ chức, phong trào đầy tính sáng tạo. Nhiều truyền thống tốt đẹp được phát huy, nhiều giá trị cổ được khôi phục, nhưng trong sinh hoạt hiện tượng cá voi về nguồn vẫn còn rõ nét. Đó là những trò mê tín dị đoan, những sự lãng phí ở trong cưới hỏi, ma chay, và nhiều thứ nữa nhân danh cổ tục, trong khi đất nước đang còn nỗ lực xóa đói, giảm nghèo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Về khẩu hiệu bảo vệ bản sắc dân tộc

    24/03/2015Nguyễn Trần BạtVấn đề bản sắc dân tộc đang được tranh cãi rất nhiều, đặc biệt là tại nhiều nước đang phát triển. Đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, người ta thấy xuất hiện những quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề bản sắc dân tộc...
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác