“Hội chứng ễnh ương”

08:41 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Tư, 2006

“Hội chứng ễnh ương” có ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều loại người. Nào là tiếm phong, tiếm xưng. Nào là tạo dựng mặt bằng giả, uy tín giả. Kẻ mắc bệnh “ễnh ương” giống như chiếc thùng rỗng kêu to. Lắm khi lại như quả bóng bay nếu có thêm người ngoài tiếp hơi.

Một lần, trong một cuộc họp lớn của thành phố, người giới thiệu chương trình giới thiệu một tiến sĩ thuộc viện nghiên cứu... lên nói chuyện. Đối tượng nghe là các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ. Người nói chuyện hôm ấy cũng thật hóm hỉnh khi vui vẻ nói:

- Thưa các anh, các chị... Tôi là... là... thế này... Có chuyện không thực nhưng cũng là chuyện thực là sau một đêm ngủ dậy mình được chuyển đời từ Phó tiến sĩ sang Tiến sĩ.

Cả hội trường cười thoải mái. Cái hóm hỉnh của người nói xua đi cái mặc cảm về học vị anh đang mang.

Cũng là chuyện về học hàm, học vị. Một phó giáo sư, tiến sĩ nói với bạn cùng lứa với mình, cũng là người cùng ngành nữa nhưng chưa có bằng nọ cấp kia vì anh mới chỉ có "vỡ ruột" một tấm bằng đại học rằng:

- Tôi thì ông lạ gì. So trình độ có khi ông còn hơn tôi về khoản ngoại ngữ. Tôi phải cố chạy chỗ nọ chỗ kia mới lọt đấy. Viện tôi ai cũng phải tìm cách lo cho có được cái ấy để vào diện quy hoạch. Bây giờ thì yên tâm rồi.

Người tâm sự với bạn là người chân thành không biết giấu cái đáng giấu của mình. Mà có giấu cũng chẳng giấu được bởi bây giờ những chuyện học giả bằng thật cũng đang là điều khá phổ biến...

Nước mình hôm nay nhiều người thực học, thực tài. Cũng không thiếu người học ảo, tài ảo. Người thực học, thực tài thường làm nhiều nói ít. Người học ảo, tài ảo thường làm ít nói nhiều. Kẻ đại ngôn, ngoa ngôn không bị ai đóng thuế, không phạm vào luật trật tự xã hội nên nhiều khi hành tung, hành tác ngôn ngữ như một thứ nhiễu tinh thần. Việc không nguy hiểm đến tính mạng ai nhưng lại gây khó chịu cho người được chứng kiến. Bệnh này, các nhà chuyên môn đang tìm tên gọi nhưng dân gian hiện đại thì đã chỉ danh từ lâu: Đó là “hội chứng ễnh ương”.

“Hội chứng ễnh ương” này có ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều loại người. Nào là tiếm phong, tiếm xưng. Nào là tạo dựng mặt bằng giả, uy tín giả. Kẻ mắc bệnh “ễnh ương” giống như chiếc thùng rỗng kêu to. Lắm khi lại như quả bóng bay nếu có thêm người ngoài tiếp hơi. Họ “ễnh ương” mình bằng mọi cách. Đòn bẩy tốt nhất của cách ấy là tiền. Cố đại ca tội đồ Năm Cam từng nói: "Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua bằng nhiều tiền". Và trong trường hợp này tiền cũng luôn luôn là cách thứ nhất để thực thi hiệu nghiệm nhất ý đồ của kẻ “ễnh ương”.

Một buổi biểu diễn ca nhạc vào loại nhàng nhàng vậy mà những M.C được coi là xinh gái đẹp trai, duyên dáng và hoạt ngôn nhất đã sử dụng rất nhiều, rất nhiều những từ bóng bẩy: "Thật là tuyệt vời, rất thích, khá đặc biệt, thật là xuất sắc, hát rất hay... Rồi thì quá hoàn hảo, xứng đáng cái nọ cái kia...". Quả tình không có từ nào hay hơn các từ này nữa. Chỉ tiếc là người hát mới độ thanh sắc bậc thường thường nhưng người giới thiệu đã "ễnh ương" họ lên mức siêu này siêu nọ. Trong nhóa nhòa của màu sắc đêm nhạc họ tụng ca nhau hết lời mà không một lần thấy ngượng. Chỉ có người nghe và người xem lắm lúc chỉ muốn bịt tai lại vì có quá nhiều những câu xưng tụng nhau như thế.

Một số cây bút trong một đôi năm đôn đáo in hết tập nọ, tập kia với giấy đẹp cùng bìa lụa, bìa cứng. Đầu quyển sách thường có lời giới thiệu rất chung chung của một vài tên tuổi. Cuối quyển sách thường là các lời nhận xét này nọ của cánh hẩu. Ai cũng biết, để có những cuốn sách loại này, trước đó là những cuộc gặp gỡ, những bữa nhậu, những phong bì đựng kim ngân lót tay. Từ đây “hội chứng ễnh ương” xuất hiện. Rượu vào lời ra. Nào họ sẽ là những tác giả này kia của đất nước. Nào là họ sánh với ông ấy, bà ấy của nhân loại. Cảm tưởng như quanh bàn bia hơi hội tụ toàn những vĩ nhân. Tiền nhập túi chữ lên giấy. Ngôn ngữ lúc ấy có cánh.

Lời khen nhau cứ choang choang. Nào là điệu nghệ, giàu xúc cảm. Nào là tài hoa trong tu từ. Rồi thì thành thạo trong ngôn ngữ dân tộc nhưng cũng rất hiện đại và nhiều ý vị sâu xa tầm nhân loại. Họ xung phong tình nguyện tổ chức các cuộc giao lưu, đi lại. Bạn bè quen mặt thì nhiều, quen văn chương thì ít. Rồi chễm chệ một ngày nào đó, người ấy thành một nhà… có chứng chỉ. Và sau đó nhiều người kể, đi đâu cũng vậy, anh ta hay mặc một cái áo trắng, có túi ngực, trong túi lấp ló "tấm thẻ nhà" của mình. Dạng này thuộc diện mua danh. Anh ta tự "ễnh ương" mình. Thật buồn là lại có những "ễnh ương" đồng đội hùa theo, tâng lên để thành một nhóm "ễnh ương" siêu hạng.

Xưa, ta có nơi thi nói phét, nói khoác. Có hẳn những làng cười hẳn hoi. Tục này là tục dân gian nhằm giải trí thư giãn của người nông dân sau lúc vất vả ruộng đồng. Nói phét, nói khoác cho vui mà chẳng chết ai. Làm gì có chuyện quả bí to bằng cái đình, vậy mà vẫn có người hả hê nghe. Làm gì có con cá quả chắn ngang đường làng khiến cái xe cút kít chạy qua bị đổ, vậy mà vẫn có người khúc khích cười…

Bây giờ, một số người có vẻ như hơn hẳn ông bà. Nói phét có mục đích. Nói khoác có cộng hưởng. Mọi cái đều bài bản hẳn hoi chứ không dân dã cười cho vui như các cụ ngày xưa. Đã có những tiến sĩ giấy ra tòa, về vườn. Có những siêu sao sập tiệm và lộ chân tướng. Cái thực dụng của không thực tài đã bị thực tế phơi trắng bụng như đô yếu trên sàn vật.

Trời mưa rào, trên các ao bèo, ruộng muống thường vang tiếng ễnh ương, ếch nhái. Mọi con đều kêu. Mỗi ễnh ương là kêu to nhất. Nhưng cũng chính nó là con vật xương xẩu, ít thịt và kém chất nhất.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Đọc chưởng Tàu nghĩ về bệnh dịch nguỵ quân tử ở ta

    01/11/2018Anh NguyênTriết học và văn hóa truyền thống phương Đông tách bạch rất rạch ròi hai khái niệm Chính-Tà, đặc biệt thể hiện trong Nho giáo với sự phân biệt hai loại người: Tiểu nhân và quân tử. Nhưng đối với Kim Dung, sự rạch ròi đó không còn nữa. Trong mỗi con người, cái “chính”, cái “tà” luôn luôn hiện hữu, đan xen, giằng xé, mâu thuẫn, và không ngừng biến đổi cả trong nội tâm lẫn hành động...
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Sách và chuyện làm sách!

    12/11/2014Nguyễn HòaKinh tế thị trường lên ngôi, các “đầu nậu” sách ra đời, đối với nhiều người trong số họ hai chữ “bản quyền” dường như là một quy ước của người ngoài hành tinh. Mặc cho tác giả rền rĩ kêu ca, những người tuyển chọn vẫn vượt mọi khó khăn để tra tấn máy photocopy đặng làm nên những cuốn sách do họ “chủ trì” nhưng thường quên mất vai trò “chủ chi”...
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Lại chuyện “đồ giả” trong nghệ thuật

    04/03/2006Vũ Duy ThôngGần đây những người hâm mộ văn học – nghệ thuật phải chưng hửng trước hàng loạt vụ ăn cắp tác phẩm nghệ thuật bị phanh phui...
  • Cầu lợi ở chốn cửa thiền

    12/02/2006Hiền PhươngXã hội dù phát triển đến đâu, công nghệ và phương tiện dù hùng mạnh đến mức nào thì con người vẫn luôn thấy nhỏ bé, yếu đuối trước vũ trụ vô thường. Khi cuộc sống thêm nhiều cạnh tranh, trông gai và khó nhọc thì người ta càng thấy thân phận mình mong manh, cuộc sống mình thiếu thốn, nhân tâm mình nặng nợ… khiến cửa chùa có biết bao nhiêu kiểu cầu xin với những tham vọng, ước muốn, lo sợ, ăn năn của người đời...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Nạn chờ... “cấp trên”

    13/12/2005Đ.Trung - M.CườngBạn đã bao giờ đến dự những cuộc họp, hội thảo, tổng kết, mít tinh... mà nhìn thấy Ban tổ chức đầy vẻ căng thẳng, lo âu? Không phải họ lo vì người đến dự ít mà lo vì chờ mãi mà cấp trên chưa thấy ló mặt. Hầu hết các “cuộc, cuộc” như vậy đều khiến những người tổ chức đau đầu: Nếu “Sếp” không đến thì coi như công toi...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Đạo

    28/10/2005Nguyễn HuyPhải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích”...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác